Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chảy máu mũi
Để chẩn đoán chảy máu mũi, cần khai thác tiền sử bệnh, khám thực thể và làm các xét nghiệm kiểm tra.
Tiền sử bệnh và khám lâm sàng
Khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân; tiền sử gia đình.
Xác định chảy máu mũi bên nào trước hay cả hai bên và tiến hành khám thực thể bên đó trước.
Xác định nguyên nhân gây chảy máu mũi (hắt hơi mạnh, xì mũi, ngoáy mũi,…) hoặc tiền sử dùng thuốc (thuốc chống đông, heparin, warfarin, aspirin, NSAIDs,…) bệnh lý gợi ý đặc trưng (ung thư, xơ gan, AIDS,…); viêm đường hô hấp trên, cảm giác tắc nghẽn mũi và đau mũi hoặc đau mặt.
Xác định thời gian, số lần chảy máu mũi và cách cầm máu trước đây.
Một số dấu hiệu gợi ý: Chảy máu quá nhiều, dễ bầm tím, phân có máu hoặc phân như hắc ín, ho ra máu, máu trong nước tiểu và chảy máu quá nhiều khi dùng bàn chải đánh răng, khi lấy máu tĩnh mạch hoặc khi bị chấn thương nhẹ.
Khám thực thể
Cần phải cầm máu trước khi tiến hành các thăm khám.
Nhịp tim và huyết áp thường tăng.
Thăm khám mũi bằng cách dùng các dụng cụ chuyên biệt (mỏ vịt mũi, đèn chiếu sáng hoặc gương,…).
Khám trực tiếp giúp phát hiện các vị trí bị chảy máu trong trường hợp đã cầm máu được. Tuy nhiên nếu không tìm thấy vị trí chảy máu sau 1, 2 lần khám thì không cần khám thêm mà phải dựa vào khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
Nếu chưa cầm máu được và chảy máu nhiều hơn hoặc dễ tái phát chảy máu thì cần phải nội soi.
Một số dấu hiệu gợi ý chẩn đoán đi kèm nguyên nhân
Chấn thương do tác động tại chỗ như xì mũi hoặc ngoáy mũi: Hỏi tiền sử bệnh.
Khô niêm mạc mũi như do thời tiết lạnh: Quan sát thấy niêm mạc mũi bị khô.
Dị vật: Xác định dị vật.
Nhiễm trùng (viêm mũi, viêm tiền đình): Có đóng vảy ở tiền đình mũi, đau tại chỗ, niêm mạc khô.
Bệnh suy giảm miễn dịch (như AIDS), bệnh gan: Tiền sử bệnh, có vết trợt và phì đại niêm mạc mũi.
Hội chứng Rendu-Osler-Weber: Sao mạch (giãn mao mạch) ở môi, mặt, niêm mạc miệng, đầu chi và tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
U lành tính hoặc ác tính ở mũi họng hoặc xoang cạnh mũi: Có khối u ở mũi họng, phình thành bên của mũi (chụp CT để xác định).
Thủng vách ngăn mũi: Tiền sử chấn thương, nhiễm trùng, sử dụng cocain.
Bệnh máu đông: Tiền sử chảy máu ở các vị trí khác như chân răng, lợi (xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu, PT/PTT).
Phương pháp điều trị chảy máu mũi hiệu quả
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chảy máu mũi phía trước
Kẹp cánh mũi vào nhau (dùng tay hoặc kẹp) trong 10 phút khi bệnh nhân ngồi thẳng (nếu được). Có thể dùng các biện pháp khác để chèn mũi như bọt xốp, bôi thuốc mỡ bacitracin, mupirocin.
Nếu chưa cầm máu được, dùng miếng bông tẩm thuốc co mạch (phenylephrine 0,25%) và thuốc gây tê tại chỗ (capocaine 2%) vào mũi và kẹp mũi thêm 10 phút nữa.
Tiếp theo có thể đốt vị trí chảy máu bằng phương pháp đốt điện hoặc nitrat bạc trên que chấm.
Chảy máu mũi phía sau
Chảy máu phía sau có thể khó kiểm soát. Chảy máu mũi sau không dễ định vị vị trí và có thể gợi ý do chảy máu tích cực vào họng sau mà không có xác định rõ ràng khi khám mũi. Nội soi qua đường mũi làm tăng đáng kể thành công trong việc xác định nguồn chảy máu.
Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.