Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có sao không?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài là hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm? Vấn đề này đang khiến nhiều cha mẹ trẻ lo lắng trong quá trình chăm sóc bé yêu. Ngoài ra, nhiều cha mẹ cũng sẽ thắc mắc, trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày, trẻ sơ sinh không ị hay trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được có sao không? Lời giải cho vấn đề này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày?

Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài thường khiến những bậc cha mẹ chưa có kinh nghiệm bối rối, lo sợ đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ có hoạt động khỏe mạnh không. Để biết tình trạng này bình thường hay bất thường, cha mẹ nên theo dõi và đếm số lần đánh hơi và biểu hiện của trẻ khi đánh hơi.

Mỗi trẻ sơ sinh có số lần đi ngoài trong một ngày không giống nhau. Số lần trẻ đi ngoài còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức, khả năng hấp thụ của trẻ tốt hay kém,…

Theo đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có tần suất đi ngoài từ 5-6 lần mỗi ngày. Tuy nhiên một số trẻ chỉ đi ngoài khoảng 2-3 lần/ngày và nếu tính chất, độ sệt, màu sắc phân vẫn bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng. Những trẻ bú sữa công thức thường có tần suất đi ngoài ít hơn, trung bình khoảng 1-3 lần/ ngày và còn tùy thuộc vào loại sữa.

Số lần đi ngoài và tính chất phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi. Nếu phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị, trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được kéo dài nhiều ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, ruột non sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được. Vi khuẩn trong ruột già tiếp tục phân hủy thức ăn thừa, giải phóng hydro và carbon dioxide và tạo ra bong bóng khí trong ruột của bé.

Ợ hơi cho phép một số khí thoát ra khỏi dạ dày ngay từ sớm, và phần khí còn lại sẽ đi từ đại tràng đến trực tràng, nơi nó được tống ra ngoài chủ yếu qua việc đánh rắm.

Đánh hơi (đánh rắm) là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu sau sinh, quy trình ăn no, ợ hơi và đánh rắm diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần trong chuỗi sinh hoạt của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài kéo dài là một triệu chứng cho thấy điều gì đó bất ổn đang xảy ra trong hệ tiêu hóa của trẻ mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ:

1. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện

Vài tháng đầu sau sinh, hệ vi khuẩn ruột đường ruột của bé cũng chưa phong phú như người lớn, cơ thể của bé mới chỉ tập tiêu hóa thức ăn nên hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng chưa cao.

Do đó, một em bé sơ sinh có thể thải ra một lượng hơi nhiều hơn một người lớn mỗi ngày là chuyện hết sức bình thường. Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị, trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được là những triệu chứng phổ biến.

2. Do giãn ruột sinh lý

Giãn ruột sinh lý là hiện tượng ruột của trẻ phát triển, tăng thể tích nhanh chóng để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong giai đoạn 2-3 tháng tuổi. Do thể tích ruột tăng nên khả năng tích lũy, trữ khí trong bụng của trẻ cũng tăng, khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị và lúc đánh hơi ra cũng nhiều khí hơn bình thường. Trẻ khi bị giãn ruột sinh lý không hề bị khó chịu, quấy phá mà bé vẫn vui chơi, ăn uống như bình thường.

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón được định nghĩa là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần. Táo bón xảy ra do thức ăn đi qua ruột già quá lâu, khiến ruột già có thêm thời gian để hấp thụ nước từ phân nhiều hơn, khiến phân khô lại, vón thành từng cục cứng hơn bình thường.

Phân cứng nên di chuyển chậm, kẹt ở ruột già lâu hơn khiến cho thức ăn ở ruột non có thêm thời gian để được tiêu hóa, lên men và giải phóng hơi (khí hư) nhiều hơn.

Hơi liên tục được tạo ra mà phân thì vẫn còn kẹt ở đại tràng chứ chưa xuống trực tràng. Do đó, khi bé bị táo bón, bạn sẽ thường xuyên thấy trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài trong suốt một thời gian dài.

Bên cạnh việc khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị, chứng táo bón còn khiến trẻ sơ sinh khó đi ngoài, bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, có thể không đi ngoài trong khoảng thời gian từ 3-10 ngày.

Khi bị táo bón, trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được, phải gồng mình, phân cứng, sẫm màu, nhiều trường hợp nghiêm trọng phân còn có kèm theo máu.

Ngay khi phát hiện trẻ bị táo bón nặng, bố mẹ cần đưa con ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Hạn chế tình trạng tự thụt tháo hỗ trợ đại tiện cho trẻ tại nhà khiến tổn thương niêm mạc hậu môn của bé.

4. Chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học

Nếu chế độ ăn uống của mẹ mất cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hoặc sử dụng các đồ uống chứa nhiều caffein như trà, cà phê, nước ngọt, sô cô la,… thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bú mẹ.

Trong chế độ ăn của mẹ nếu có chứa các loại thực phẩm như hành, tỏi, trứng, súp lơ,… thì thường khiến phân trẻ có mùi, từ đó làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng trên có thể khiến nhiều trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài. Do đó, mẹ nên chọn chế độ ăn lành mạnh, đủ chất để cơ thể tạo ra nguồn sữa tốt, giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng trẻ tốt hơn và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được.

5. Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Nếu uống quá nhiều sữa thì trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được, thường bị đầy hơi do đợt sữa đầu của mẹ thường có nhiều đường lactose và nước.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và dung nạp loại sữa đầu này. Mẹ nên vắt bỏ bớt sữa đầu và cho trẻ sơ sinh bú lớp sữa đậm đặc và đục màu hơn sau đó.

6. Do sữa công thức

Hành động khuấy sữa để bột tan vào nước có thể tạo nên hàng nghìn bọt bóng khí nhỏ li ti ẩn sâu trong cốc sữa. Trẻ uống sữa vào đồng nghĩa với việc nuốt thêm nhiều khí tự nhiên vào dạ dày và hệ tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị, trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được.

7. Tư thế cho bú không chính xác

Khi trẻ sơ sinh bú không chuẩn tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có lỗ thoát hơi sẽ khiến trẻ nuốt nhiều không khí. Bởi vậy trẻ thường ợ hơi, đánh hơi để thải ra lượng không khí thừa trong cơ thể này.

Khi cho trẻ sơ sinh bú, cha mẹ nên đặt trẻ ở đúng tư thế, giữ cho đầu trẻ nằm cao hơn phần thân người. Sau khi ăn (bú sữa) xong, cha mẹ nên vỗ nhẹ lưng trẻ để hỗ trợ trẻ ợ hơi, ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài được.

8. Vi khuẩn trong cơ thể trẻ sơ sinh mất cân bằng

Đường ruột của trẻ sơ sinh khi sinh ra hoàn toàn sạch sẽ, thành ruột không có men vi sinh, bởi vậy hệ tiêu hóa của trẻ mất nhiều tháng để làm quen với việc tiêu hóa sữa mẹ. Do đó, để cân bằng cơ thể và tránh tình trạng đầy hơi, trẻ sơ sinh thường liên tục ợ hơi và đánh hơi.

9. Trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi bú sữa xong trẻ thường đánh rắm, ợ hơi để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên cha mẹ không cần lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, lưu ý tránh đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh trường hợp trào ngược, nôn ọe sữa.

10. Trẻ sử dụng kháng sinh

Nếu trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Bởi thuốc kháng sinh phá hủy hệ vi sinh có trong đường ruột, kích thích trẻ đánh hơi nhiều để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Nếu tần suất đánh hơi của trẻ không quá nhiều, khi đánh hơi trẻ khóc một chút, làm mặt rặn ị và dụi mắt thì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày kèm biểu hiện đánh hơi nhiều (khoảng 10 lần/ ngày), chướng bụng và nôn trớ thì khả năng cao hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý quan sát và đưa trẻ đi khám nếu gặp một số biểu hiện khác như: trẻ sơ sinh không ị trong nhiều ngày, trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được, trẻ sơ sinh khó đi ngoài, tiếng đánh hơi to quá mức, trẻ liên tục quấy khóc, khóc ngặt nghẽo, cứng bụng, đau bụng,…

Cách hỗ trợ giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài

1. Bài tập nhu động ruột

Trẻ sơ sinh chưa thể tự đi đứng hay di chuyển có ý thức nên các bài tập cải thiện nhu động ruột cho trẻ đòi hỏi sự giúp sức của bố mẹ rất nhiều. Để tăng cường khả năng và tốc độ tiêu hóa của trẻ, bố mẹ hãy cho bé thực hành bài tập nhu động ruột giả lập động tác đạp xe đạp này:

  • Bước 1: Đặt bé nằm ngửa.
  • Bước 2: Tay bạn nắm bàn chân bé điều khiển xoay tròn từ trước ra sau, tưởng tượng giống như bé đang nằm đạp một chiếc xe đạp tại chỗ.

Nhờ vào chuyển động nhịp nhàng của chân, các xung động sẽ được truyền đến ổ bụng đều đặn, hỗ trợ ruột co bóp tốt hơn, giúp bé dễ đi ngoài vì phân mềm hơn, khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Đây cũng là cách làm cho trẻ sơ sinh dễ đi cầu hiệu quả, dễ dàng thực hành tại nhà.

2. Tắm nước ấm

Nhiệt lượng từ nước ấm giúp giúp kích thích tuần hoàn máu toàn cơ thể, khiến lưu lượng máu đi qua ruột phần nào được cải thiện, giúp ruột co bóp tốt hơn, đều đặn hơn, hỗ trợ bé đi ngoài dễ hơn.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Sữa mẹ chứa rất nhiều enzyme, điển hình như amylase và lipase nên còn được xem là một chất nhuận tràng tự nhiên cho bé. Vì thế, tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài được khi uống sữa mẹ là rất hiếm gặp.

Nếu bé đang trong thời kỳ ăn dặm, dùng sữa công thức mà vẫn khó đi ngoài thì bạn có thể thay đổi loại sữa, hãng sữa khác cho bé. Lưu ý tránh pha sữa quá đặc, hãy pha đúng tỉ lệ khuyến cáo trên vỏ hộp để có chất lượng sữa đảm bảo nhất.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần kết hợp cho bé ăn chế độ có nhiều rau củ nghiền hơn, ví dụ cà rốt nghiền, khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền hoặc các loại hạt hữu cơ như yến mạch, gạo lức, ngũ cốc,…Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, giàu chất xơ đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị tình trạng trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được.

4. Cho trẻ uống đủ nước

Táo bón có thể xảy ra do cơ thể bé thiếu nước. Có nhiều lý do khiến bé không bú đủ nước – có thể do bé đang mọc răng, có thể do bệnh (cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm tai, v.v.) khiến bé bỏ bú. Trong tình huống này, bố mẹ cần chủ động cho trẻ bổ sung nước xen kẽ vào giữa 2 cữ bú sữa để kịp bổ sung nước cho bé đúng cách mà không cần làm loãng sữa.

5. Massage bụng cho bé

Massage bụng cho bé cũng là một cách giúp trẻ sơ sinh dễ đi cầu hiệu quả. Mục đích của việc massage là giúp cho thức ăn, dòng chảy của chất lỏng và khí di chuyển về phía trực tràng tốt hơn. Lưu ý là bạn chỉ được massage bụng bé sau khi bé hoàn tất việc bú sữa ít nhất 45 phút:

  • Bước 1: Bạn đặt bé nằm ngửa.
  • Bước 2: Sử dụng một vài giọt dầu em bé (Baby Oil) để bôi trơn vùng bụng bé.
  • Bước 3: Hình dung mặt bụng bé là một chiếc đồng hồ. Bắt đầu từ vị trí kim đồng hồ 7-8 giờ (bên trái rốn – nơi bắt đầu của ruột già), tay bạn xoa vòng theo một hình bán nguyệt chạy hết ổ bụng bé và dừng lại vị trí 5 giờ chiều (bên phải rốn – nơi bắt đầu của trực tràng).

Lặp đi lặp lại nhiều lần động tác xoay tròn này trong vòng từ 10-15 phút mỗi ngày có thể khiến tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị thuyên giảm rõ rệt. Bố mẹ lưu ý, tránh massage quá lâu vì có thể khiến da bé mẫn cảm.

6. Bổ sung nước hoa quả

Ngoài vitamin và khoáng chất ra thì nước hoa quả còn chứa nhiều loại chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân, khiến bé dễ đi ngoài hơn cũng như nhiều loại enzyme tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ bổ sung nước hoa quả khi bé đã trên 6 tháng tuổi nhé.

7. Thụt tháo đại trực tràng

Là cách làm cho trẻ sơ sinh dễ đi cầu nhờ can thiệp trực tiếp vào trực tràng. Đây là kỹ thuật mà bố mẹ cần dùng các ống bơm nhỏ để bơm vào hậu môn của trẻ các chất như nước, dịch nhuận tràng, chất làm mềm phân hoặc các chất bôi trơn để trẻ dễ đi ngoài hơn.

Thụt tháo đại trực tràng thường chỉ áp dụng cho bé trên 2 tuổi bị táo bón nặng. Phương pháp này đòi hỏi bố mẹ phải thật cẩn thận và vệ sinh để không làm xước niêm mạc hậu môn hay làm nhiễm trùng đường ruột của trẻ.

8. Dùng thuốc

Thuốc trị táo bón bổ sung trực tiếp một cách nhanh chóng nhiều men vi sinh, các lợi khuẩn (Probiotic), các chất xơ hòa tan…giúp tiến trình tiêu hóa thức ăn của bé tốt hơn, cân bằng hệ khuẩn đường ruột, làm mềm phân, dễ đi ngoài.

Bố mẹ nên lưu ý chỉ áp dụng thuốc trị táo bón trong trường hợp bé có dấu hiệu táo bón nặng. Tránh lạm dụng thuốc, dùng sai liều lượng chỉ định của nhà sản xuất hoặc tự ý dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.

9. Áp dụng một số mẹo dân gian

Dưới đây là một số mẹo vặt và cách chữa mẹo dân gian giúp bé trên 6 tháng dễ đi cầu hơn được lưu truyền qua nhiều đời mà các bà các mẹ thường áp dụng. Bố mẹ lưu ý chỉ cân nhắc các mẹo dưới đây khi đã được sự cho phép của chuyên gia dinh dưỡng và chỉ định của bác sĩ nhé.

cách giúp trẻ sơ sinh dễ đi cầu, mẹo dân gian

Đọt mồng tơi

Ăn mồng tơi là một trong những cách làm cho trẻ sơ sinh dễ đi cầu tự nhiên nhất, cho hiệu quả nhanh chóng thấy ngay. Theo Đông y, mồng tơi có tác dụng hoạt tràng nhờ chất dịch nhầy Pectin – tiết ra khi nấu chín – có tác dụng bôi trơn thành ruột, khóa màng bấm ở thành ruột, khiến bé đi cầu dễ hơn, đồng thời, các chất béo có hại như cholesterol cũng sẽ được đào thải ra ngoài dễ dàng.

Mật ong

Mật ong chứa một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như enzyme, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… có tác dụng nhuận tràng nhẹ, hỗ trợ cải thiện chứng táo bón và đầy hơi.

Mật ong cũng rất giàu các vi khuẩn thân thiện với đường ruột, giữ cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bố mẹ lưu ý chỉ sử dụng mật ong khi bé trên 12 tháng tuổi nhé.

Lá diếp cá

Cứ 100 gam lá diếp cá chứa đến 1.8 gam chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao giúp làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột, giúp bé dễ đi ngoài hơn.

Khoai lang

Mỗi 100 gam khoai lang chứa 3.8 gam chất xơ, trong đó có 15-23% là chất xơ hòa tan. Hàm lượng chất xơ dồi dào khiến phân của bé mềm hơn, sệt hơn, dễ hình thành khuôn và di chuyển trong đường ruột của bé nhẹ nhàng.

Trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đã thực hiện đủ các biện pháp bên trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị, trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được,… vẫn tiếp diễn kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng khác như biếng ăn (bú sữa), sốt, nôn,..thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Với đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Việt Nam, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome có thể giúp cha mẹ thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả các trường hợp trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, giải đáp cặn kẽ cho bố mẹ các câu hỏi phổ biến như “trẻ sơ sinh không ị, trẻ sơ sinh khó đi ngoài, trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được có sao không?” cũng như hướng dẫn bố mẹ cách làm cho trẻ sơ sinh dễ đi cầu hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài được. Nutrihome hy vọng bạn cũng đã chọn được cho riêng mình một cách giúp trẻ sơ sinh dễ đi cầu hiệu quả. Nutrihome chúc bé thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp bố mẹ tại cơ sở Nutrihome gần nhất!

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×