Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Nấc hay nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn cảm thấy lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không và khi trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có câu trả lời cho hiện tượng này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấc nhiều và nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:

Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ

Cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị nấc và chớ. Khi cơ hoành bị ngắt quãng đột ngột, không khí mà trẻ hít vào sẽ bị ngưng trệ dẫn đến hiện tượng nấc. Đây chính là phản xạ giúp trẻ đẩy hết khi thừa trong cơ thể ra bên ngoài.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Nếu hiện tượng này chỉ xuất hiện một lần rồi chấm dứt ngay sau đó thì đây là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, nếu ngoài việc bị nấc, trẻ còn bị trớ thì bố mẹ nên xem xét thêm cả các nguyên nhân khác nữa. 

Trẻ bị trào ngược dạ dày và thực quản

Khi trẻ bị nấc đi kèm với trớ, rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề và đây là bệnh lý khá phổ biển ở trẻ. Do hệ tiêu của bé vẫn còn đang hoàn hiện và thường khi ăn xong, trẻ sơ sinh hay nằm nên thức ăn khi đi vào dễ trào ngược ra từ dạ dày, lên thực quản.

tre so sinh bi nac phai lam sao 1 1d3f
Trào ngược dạ dày cũng là một trong những lý do khiến trẻ dễ bị nấc và nôn trớ.

Bên cạnh đó, vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày giúp giữ lại thức ăn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Ở trẻ nhỏ, vòng thực quản thường chưa được hoàn thiện nên thức ăn khó được giữ lại toàn bộ. Phần thức ăn thừa này sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, khiến trẻ bị nấc cụt và nôn trớ.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ do hen suyễn

Hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nấc và nôn trớ ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh. Khi bị hen, ống phế quản ở phổi của trẻ sẽ bị viêm và hạn chế luồng không khí đi vào phổi khiến trẻ bị thiêu hơi. Lúc này, trẻ sẽ thở khò khè và có thể bị nôn trớ. 

Trẻ bị dị ứng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với đạm sữa bò có trong sữa công thức. Với những trẻ bị dị ứng, khi uống sữa, trẻ có thể bị nấc kèm theo nôn trớ và nặng hơn có thể là tiêu chảy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Chính vì thế, mẹ rất cần lưu ý khi quyết định cho con dùng sữa công thức.

>>> Xem thêm: Trẻ hít phải khói thuốc lá sẽ dễ bị dị ứng thực phẩm?

Bố mẹ có thể thử mức độ dị ứng của trẻ bằng cách nhỏ một vài giọt sữa lên tay trẻ để xem trẻ có phản ứng thế nào với sữa. Nếu phát hiện trẻ bị nỏi mẩn đỏ hoặc có các hiện tượng dị ứng, bố mẹ nên dừng và không cho trẻ uống sữa nữa. Thông thường, nếu kéo dài, trẻ có thể bị viêm thực quản.

tre so sinh bi nac phai lam sao 2 8c61
Đôi khi dị ứng cũng khiến trẻ bị nấc cụt và nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc, bố mẹ có thể thử một số hoạt động dưới đây giúp bé dễ chịu hơn:

Massage lưng cho trẻ

Cách này giúp bé hết tránh bị nấc hoặc hết nấc cụt nhanh.  Trẻ bị nấc thường là do sau khi ăn xong, mẹ để trẻ nằm hoặc lắc mạnh trẻ khi bế lên. Chính vì thế, sau khi trẻ ăn xong, bố mẹ nên để trẻ ngồi thẳng hoặc nằm trên bụng bố mẹ và nhẹ nhàng massage lưng bé theo vòng tròn.

Để trẻ ngồi thẳng khi bú mẹ xong 

Nếu trẻ bị nấc cụt ngay sau khi bú mẹ, bố mẹ nên giữ trẻ ngồi thẳng trong khoảng 15 phút. Khi được ngồi ở tư thế này, cơ hoành của trẻ sẽ được thư giãn, từ đó giảm áp lực và hạn chế tình trạng nấc của trẻ.

tre so sinh bi nac phai lam sao 4 5179
Bố mẹ nên để trẻ ngồi thẳng trong khi bú để hạn chế tình trạng nấc cụt.

Bịt lỗ tai trẻ

Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể dùng 2 ngón tay và nhẹ nhàng bịt vào 2 lỗ tai của trẻ trong vòng nửa phút. Nếu trẻ vẫn nấc, mẹ có thể lặp lại hành động này khoảng 3 lần. Tuy nhiên, mẹ không nên bịt tai trẻ quá 30 giây và làm thật nhẹ nhàng để tránh gây đau tay trẻ.

Đổi tư thế bú

Bú sai tư thế cũng khiến trẻ bị nuốt phải không khí và gây ra hiện tượng nấc. Trong trường hợp này, mẹ có thể đổi tư thế bú sao cho hạn chế không khí vào miệng trẻ.

Đổi núm ti bình cho trẻ

Nhiều khi do núm vú ở bình sữa quá nhỏ hoặc quá lớn, trẻ cũng có thể bị nuốt không khí vào. Chính vì thế, mẹ nên kiểm tra núm và đổi loại phù hợp theo từng độ tuổi của con.

tre so sinh bi nac phai lam sao 3 7905
Mẹ cũng cần xem xét lại núm ti bình của trẻ vì núm không phù hợp có thể khiến trẻ bị đầy hơi.

Để nấc, nấc cụt tự hết

Mặc dù nấc ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra nhưng cũng nhanh tự ngừng nấc.  Nếu trẻ không nấc quá nhiều, kéo dài, liên tục, mẹ có thể để trẻ tự hết nấc. Tuy nhiên, sau 5 phút trẻ vẫn nấc, mẹ nên thử một số cách chữa nấc khác cho trẻ.

Chơi với trẻ

 Những cơn co thắt được kích hoạt bởi các xung thần kinh gây nấc cụt. Chính vì thế, mẹ có thể làm trẻ quên đi cơn nấc bằng cách chơi cùng con một số trò như: chơi đồ chơi hay ú òa.

Cho trẻ bú mẹ

Bú mẹ cũng là một cách giảm nấc nhanh cho trẻ rất hiệu quả. Việc mút mát giúp làm giảm các cơn co thắt và khiến cơ hoành giãn ra. Chính vì thế, khi trẻ bị nấc, mẹ có thể áp dụng cách này.

Gãi môi hoặc gãi mang tai trẻ

Khi trẻ bị nấc, bố mẹ có thể dùng ngón tay, nhẹ nhàng gãi môi hoặc mang tai của trẻ khoảng 60 cái. Cách này sẽ giúp trẻ được thư giãn cũng như giảm tác động vào các dây thần kinh hô hấp, khiến trẻ hết nấc nhanh.

Để trẻ nghỉ ngơi và ợ hơi

Trong trường hợp, trẻ đang bú mẹ và bị nấc, mẹ nên cho trẻ ngừng bú để trẻ hết nấc và ợ hơi. Việc xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp con hết nấc nhanh hơn. 

Làm bé khóc

Khi trẻ khóc, các dây thần kinh ở khu vực thực quản sẽ được giãn ra và giảm được các cơn kích thích lên cơ hoành. Nhờ vậy, cơn nấc sẽ giảm nhanh ngay sau đó.

Những việc bố mẹ nên tránh làm khi trẻ sơ sinh bị nấc nhiều

Vỗ mạnh vào lưng trẻ

Khung xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm nên khi gặp tác động mạnh từ bên ngoài dễ bị tổn hại và gãy xương. Nếu áp dụng cách vỗ lưng chữa nấc cho trẻ, bố mẹ chỉ nên vỗ lưng trẻ thật nhẹ nhàng và từ tốn.

Cho bé ăn bánh kẹo chua

Một số bố mẹ cho rằng việc ăn kẹo chua có thể làm trẻ hết nấc. Tuy nhiên, axit trong các loại kẹo này không tốt cho răng và sức khỏe của trẻ cũng như không làm giảm cơn nấc.

tre so sinh bi nac phai lam sao 6 786f
Việc cho trẻ ăn bánh kẹo chua không giúp trẻ bớt nấc.

Lớn tiếng, dọa con 

Khi trẻ đang nấc, bố mẹ không nên hù dọa, quát mắt hay lớn tiếng với trẻ. Việc dọa nạt này sẽ khiến trẻ nấc nhiều và hoảng sợ hơn.

Ấn vào nhãn cầu mắt trẻ

Một số bố mẹ thường ấn vào nhãn cầu mắt trẻ này để giúp con hết nấc. Tuy nhiên cách này không hề giúp trẻ hết nấc mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức. 

Kéo lưỡi hoặc xương bé

Xương và lưỡi của trẻ nhỏ rất yếu nên bố mẹ không nên chữa nấc cho con bằng kéo lưỡi hoặc xương của trẻ. Phương pháp này rất nguy hiểm và có thể gây hại cho con. 

Cách hạn chế nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt, bố mẹ có thể thực hiện các việc sau:

  • Cho trẻ bú đúng tư thế.
  • Chia nhỏ các cữ bú trong ngày, không ép trẻ ăn quá no. 
  • Không nên cho trẻ nghe nhạc trong lúc bú, ăn. 
  • Điều chỉnh lại núm vú để đảm bảo trẻ ngậm kín toàn bộ núm vú, giúp hạn chế tình trạng không khí đi vào dạ dày trẻ.
  • Nếu trẻ ngồi khi uống sữa, bố mẹ hãy đỡ phần lưng phía sau của trẻ. Tư thế này giúp thức ăn đi thẳng vào dạ dày và không có không khí đi vào.
  • Không để trẻ vừa bú bình vừa ngủ do điều này dễ khiến không khí đi vào miệng trẻ.
  • Vệ sinh núm vú của trẻ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ cặn sữa khô còn sót lại.

tre so sinh bi nac phai lam sao 7 3d5a
Cho trẻ bú cũng là một cách giúp trẻ đỡ nấc.

Một số câu hỏi về nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể cho trẻ bú một chút và bú nhiều lần. Bú mẹ sẽ giúp các cơn nấc giảm và tự hết sau đó

Trẻ bị nấc khi ngủ mẹ nên nhẹ nhàng vỗ lưng bé, gãi môi hoặc tai cho bé… Lưu ý, mẹ không nên gọi trẻ dậy, cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ hay ăn đường. 

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh sẽ không quá phức tạp nếu bố mẹ luôn bình tĩnh và hỗ trợ trẻ đúng cách. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? và từ đó tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết ✴️ Những hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh: biết để cha mẹ bớt lo lắng từ website bvnguyentriphuong.com.vn cho từ khoá trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ.

Nghẹt mũi sinh lý: Hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi sinh lý là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng. Nguyên nhân là do lỗ mũi của trẻ lúc này còn nhỏ nên chỉ cần một chút vảy mũi hay dịch mũi đọng lại cũng sẽ cản trở lưu thông đường thở, dẫn đến khó thở. Biểu hiện của nghẹt mũi sinh lý là tiếng thở khò khè.

nghet mui so sinh

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết khô hanh như mùa đông nếu trẻ không được giữ ấm đúng cách. Hoặc mùa hè, nhiều gia đình bật điều hòa nhiệt độ, làm giảm độ ẩm không khí trong nhà, gây khô.

Nghẹt mũi sinh lý không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ, trẻ vẫn tăng trưởng bình thường với mức tiêu chuẩn như những đứa trẻ khác. Trẻ cũng không có biểu hiện kèm theo khác như ho, sổ mũi, sốt.

Nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là hiện tượng hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bú quá no. Trẻ bú bình không đúng cách sẽ khiến bé nuốt một lượng không khí đáng kể vào dạ dày. Khi lượng không khí trong dạ dày vượt ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng nấc cụt xuất hiện có thể là do axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi nền nhiệt môi trường xung quanh thay đổi đột ngột, trẻ hít không khí lạnh vào phổi, có thể tạo ra tiếng nấc.

Để bé không bị khó chịu vì nấc cụt, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại trong 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.

nac cut o tre so sinh e1593651889690

Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé

  • Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.
  • Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé, một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được thì bé sẽ hết nấc.
  • Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đủ.
  • Nếu bé đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một ít đường vào lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
  • Tránh dùng núm vú quá lớn vì đây có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng tránh để bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.

Nôn trớ

Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng.

Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dầy. Đây là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để không bị sặc chất nôn, sau đó hút hoặc quấn khăn gạc sạch vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng giúp trẻ ho nốt chất nôn còn lại trong họng. Khi đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm hoặc cho bú mẹ, bú bình từ từ.

non tro o tre so sinh e1593651949371

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ, do dạ dày trẻ còn nằm ngang, cơ tâm vị lại đóng chưa chặt như người trưởng thành

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ, do dạ dày trẻ còn nằm ngang, cơ tâm vị lại đóng chưa chặt như người trưởng thành. Tuy nhiên, nôn trớ ở trẻ sơ sinh có 2 loại:

  • Nôn trớ cơ năng: Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách. Cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ, theo dõi tiếp tại nhà
  • Nôn trớ bệnh lý: Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Sụt cân tuần đầu sau sinh

Những ngày đầu sau sinh, cân nặng của bé giảm không quá 10% so với lúc mới sinh, bé vẫn ăn ngủ bình thường… đó là sụt cân sinh lý. Nguyên nhân do bé bị mất nước qua đường hô hấp, bài tiết phân và nước tiểu, nôn những dịch bẩn, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Có 2 loại sụt cân:

  • Sụt cân nhanh và hồi phục nhanh: Ngay ngày đầu sau sinh, bé bắt đầu sụt cân và tiếp tục sụt cân ở ngày thứ 2 – 4, khoảng 20 – 50g/ngày. Sau đó, cân nặng của bé hồi phục như ban đầu. Loại sụt cân này chiếm khoảng 25%, thường gặp ở bé khỏe mạnh, bút tốt, mẹ có nhiều sữa.
  • Sụt cân chậm và hồi phục chậm: Ngày thứ 2 – 3 sau sinh, bé mới bắt đầu sụt cân, tiếp tục sụt đến ngày thứ 7 – 8 rồi dừng lại, sau đó tăng cân từ từ, đến ngày 12 – 13 bằng cân nặng ban đầu. Loại sụt cân này thường gặp nhiều hơn ở trẻ.

Nếu bé giảm cân mạnh trong 3 ngày đầu hơn 10% cân nặng lúc mới sinh và giảm liên tục trong các ngày tiếp theo mà không có dấu hiệu tăng cân trở lại sau 20 ngày thì cha mẹ nên lưu ý. Bên cạnh đó, bé bị giảm cân kèm sốt, ăn kém, mệt mỏi, da nhợt nhạt thì cần đưa trẻ thăm khám ngay lập tức.

Vặn mình, đỏ mặt

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Do trẻ mới sinh nên các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện, phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Trẻ vặn mình, vận động tay chân hay rướn người để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do: Môi trường ngủ không thoải mái, ồn, ánh sáng mạnh; trẻ đói; trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài; tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt…

van minh o tre so sinh e1593652019318

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể

Thông thưởng, trẻ vặn mình trong vài phút và sau 2 – 3 tháng thì kết thúc và trẻ vẫn tăng cân bình thường thì không cần quá lo ngại nhiều.

Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Đồ mồ hôi trộm

Quá trình trao đổi chất ở trẻ sơ sinh diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn. Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ khoảng 30 phút trước lúc trẻ ngủ và mất dần sau khoảng 60 phút. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng, bởi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

do mo hoi trom scaled e1593652075558

Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ khoảng 30 phút trước lúc trẻ ngủ và mất dần sau khoảng 60 phút

Tuy nhiên, khi thấy trẻ đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm những dấu hiệu như quấy khóc ban đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rụng tóc vành khăn… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra xác định nguyên nhân có phải do trẻ thiếu canxi không.

Tuyến vú sưng to 

Trẻ sơ sinh là bé trai hay bé gái có thể có bộ ngực phát triển, nhìn giống như bị sưng hoặc có khối u to, mềm; thậm chí một số bé còn bị sưng dưới núm vú. Đây phần lớn là dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân là do bé tiếp xúc với kích thích tố của mẹ từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây chính là các kích thích tố này cũng làm ngực mẹ bầu to lên, kích thích các tuyến sữa. Thông thường vài tuần hoặc tới vài tháng khi bé không tiếp xúc với các hormone từ cơ thể mẹ nữa, các mô vú bắt đầu co lại, vú không còn sưng nữa.

Một số trường hợp khi vú của trẻ sưng, đỏ, đau, tiết dịch kèm dấu hiệu sốt thì mẹ hãy đưa bé đi khám ngay.

Kinh nguyệt giả 

Khi mới chào đời, lượng estrogen trong cơ thể trẻ giảm dần khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện kinh nguyệt giả. Tình trạng này rất hiếm gặp, thường xảy ra từ 3 – 7 ngày sau khi em bé chào đời và sẽ kéo dài khoảng một tuần. Do đó cha mẹ khoog cần quá lo lắng.

Vàng da

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì bé có lượng tế bào hồng cầu cao, thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ chưa thể lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên tình trạng vàng da. Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan phát triển đầy đủ hơn và xử lý được Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi.

vang da sinh li e1593652141586

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một bệnh lý nào đó với dấu hiệu vàng da đậm xuất hiện sớm, không sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, trẻ vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đi kèm vàng da, trẻ có thêm các triệu chứng bất thường khác như: lừ đừ, bỏ bú, co giật…

Nếu không điều trị vàng da bệnh lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.

Mụn sữa

Mụn sữa là tình trạng da phổ biến ở trẻ sơ sinh mang tính chất tạm thời. Mụn sữa xảy ra trong vài tháng đầu đời của trẻ nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 tuổi.

Mụn sữa có thể phát triển trên mặt hoặc cơ thể trẻ dưới dạng những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng. Trong hầu hết các trường hợp, loại mụn này sẽ tự lành tự sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị.

Viêm da tiết bã (cứt trâu)

Viêm da tiết bã hay cứt trâu là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi nhưng nó có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Đây là những vảy cứng trên da đầu bé, có màu vàng hoặc xám, thường tập trung thành từng đám hoặc toàn bộ da đầu. Hầu hết tình trạng cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn.

cut trau so sinh e1593652199784

Hầu hết tình trạng cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường lành tính và không ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, khi trẻ bị cứt trâu sẽ ngứa ngáy và khó chịu, đôi khi gây mất thẩm mỹ.

Rôm sảy

Rôm sảy là những nốt mụn nước mẩn đỏ dưới da, xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi nhưng có nhiều trường hợp do trẻ gãi khiến vết thương nhiễm trùng lâu gây tổn thương đến làn da.

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, không có đường thoát ra ngoài. Hiện tượng này thường gặp khi thời tiết nắng nóng nhưng đôi khi là do chế độ chăm sóc của cha mẹ không đúng cách như vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo quá chật…

rom say e1593652250794

Rôm sảy là những nốt mụn nước mẩn đỏ dưới da, xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ

Biểu hiện của bệnh theo từng loại:

  • Rôm dạng tinh thể: Không viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi bệnh để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.
  • Rôm đỏ: Xuất hiện ở thân mình, lưng, vùng quần áo cọ xát vào da. Thương tổn là các sẩn đỏ, mật độ dày, chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Rôm đỏ gây khó chịu cho trẻ với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Đây cũng là thể hay gây biến chứng bội nhiễm hơn cả.
  • Rôm sâu: Xảy ra khi rôm đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các sẩn 1-3mm, màu nhạt, cứng thường ở trên người, không có ngứa hay cảm giác, khó chịu. Thẻ này có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Các vết bớt

  • Vết bớt sắc tố sẫm màu như đen, tím, xanh, nâu có kích thước vài cm hoặc lan rộng hết cả đùi, mông. Các vết bớt này hình thành do sự ứ đọng và tăng bất thường sắc tố melanin dưới da, có thể kèm theo tăng lông. Khi ấn tay vào các vết bớt không mất đi vì sắc tố có tính chất bẩm sinh ở trung bì và thượng bì vùng tổn thương. Những vết bớt này sẽ dần biến mất đi không cần can thiệp khi trẻ lớn lên.
  • Bớt ở mông cổ: Thường xuất hiện ở vùng hông, mông hay dưới lưng bé. Loại bớt này hoàn toàn vô hại và khi trẻ được 4 tuổi chúng sẽ mờ dần đi.
  • Các vết bớt tạo thành từ các mạch máu: Có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Nguyên nhân hình thành loại bớt loại này là do mao mạch nhỏ dưới da giãn nở quá mức làm máu dồn đọng nhiều tới vùng da đó. Loại bớt này không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và không gây biến chứng.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon  facebook.com/BVNTP

YouTube icon  youtube.com/bvntp


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc và làm thế nào khắc phục hiệu quả? từ website nhathuoclongchau.com cho từ khoá trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc là một trong những thắc mắc, cũng như nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trớ sữa sau khi ăn xong. Phải làm thế nào để giúp bé khắc phục điều này? Cùng xem ngay một số biện pháp hiệu quả thông qua bài viết sau đây nhé!

tai sao tre so sinh hay bi nac 1 Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc như vậy?

Một số nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Nấc là tình trạng co thắt diễn ra tại cơ hoành, thông thường chúng chỉ lặp đi lặp lại, nắp âm thanh đóng đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và có thể tự nhiên biến mất. Thế nhưng với trẻ sơ sinh, các phản xạ này diễn ra thường xuyên, nhất là trong thời điểm trẻ đang hoặc vừa mới bú sữa xong có thể khiến trẻ bị trớ sữa, hoặc sữa lọt vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ. Hiện tượng này thường liên quan đến một số lý do như sau:

Trẻ không được mẹ cho bú đúng cách

Những lỗi sai khi cho bé bú sữa mà cha mẹ (hay người chăm sóc) rất dễ mắc phải thường là:

  • Sai tư thế: Mẹ để bé đầu thấp hơn hoặc bằng với thân mình, tay mẹ không ôm hết thân bé, cảm giác khó chịu, gò bó,… khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, dễ gây nấc, cắn ngực mẹ, hoặc có có thể quấy khóc khi phải bú mẹ,…
  • Sai cách nắm bắt vú: Mẹ có thể dựa vào cảm nhận và quan sát để biết trẻ chưa nắm bắt vú tốt để điều chỉnh, ví dụ như miệng trẻ không ngậm sâu vào núm vú, hai má không phồng, mẹ bị đau vì bé ngậm sai tư thế,…
  • Sai cách cầm bình sữa: Bình bú chừa quá nhiều khoảng trống phía dưới, khiến trẻ bị nuốt phải một lượng không khí lớn.

tai sao tre so sinh hay bi nac 3 Tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc có thể liên quan đến cách trẻ được cho bú

Trẻ bú sữa quá nhanh, quá no

Lượng sữa quá nhiều, hoặc bị nuốt quá nhanh sẽ vô tình kích thích niêm mạc vùng họng, đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị nôn trớ, ói sữa, sợ ti mẹ,…

Cho bú khi trẻ quấy khóc, buồn ngủ

Nếu đang quấy khóc hoặc buồn ngủ, trẻ sẽ không hứng thú hay tập trung vào việc bú sữa. Trong khi đó, phản xạ nuốt vẫn chưa hoàn toàn thuần thục nên đây cũng là một trong lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt. 

Ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường

Thời tiết lạnh, nhiều gió, bé nằm phòng kín có sử dụng thiết bị làm lạnh trong thời gian dài, bé không được ủ ấm kỹ càng,… không khí lạnh đi vào phổi nhiều sẽ làm khô họng, dễ dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ.

Yếu tố bệnh lý/ bẩm sinh

Một số trẻ khi sinh ra gặp phải tình trạng hở van dạ dày, khiến lượng sữa sau khi được bú bị trào ngược và ói ra ngoài. Đồng thời, khi mắc phải tình trạng này, trẻ cũng có thể thường xuyên bị ợ hơi, nấc cụt, quấy khóc, suy dinh dưỡng,…

tai sao tre so sinh hay bi nac 2 Nhiều phụ huynh lo lắng lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể liên quan đến bệnh lý

Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng nấc của trẻ

Sau khi xác định được lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc bằng cách đối chiếu với những thông tin trên. Bạn có thể giúp trẻ khắc phục cơn nấc với một số phương pháp sau đây:

Chú ý tư thế của trẻ

Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý một vài điểm như sau:

  • Mẹ ôm giữ toàn thân trẻ, giữ đầu cao hơn thân trẻ một chút, không để phần giữa người trẻ tự do thõng xuống.
  • Chạm núm vú vào môi trẻ.
  • Sau khi trẻ há miệng đủ rộng thì nhanh chóng đưa vú vào.
  • Quan sát trẻ đã ngậm vú đúng chưa: Cằm chạm vào vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, quầng vú ít bị lộ hoặc phía trên miệng trẻ hở nhiều hơn phía dưới. Trẻ mút sâu, chậm, thỉnh thoảng dừng lại để nuốt sữa.

Với trẻ được cho bú sữa bình, quá trình cho ăn cần ghi nhớ một số điều cần tránh sau đây:

Tránh để trẻ nuốt nhiều khí dư: Dốc bình cúi xuống sao cho lượng sữa lấp đầy khoảng trống miệng bình.

  • Chú ý lượng sữa chảy ra và tốc độ nuốt của trẻ, không nên cho trẻ bú quá nhanh.
  • Khi bế ôm lấy toàn thân trẻ, hướng đầu hơi cao so với thân, giữ cho trẻ nằm sát thân người bế một cách thoải mái.

tai sao tre so sinh hay bi nac 4 Trẻ được cho bú đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng nấc cụt

Phân tán sự chú ý của trẻ

Mẹ có thể dùng những món đồ chơi, làm các hành động khiến trẻ ngạc nhiên, hứng thú, hoặc xoa lưng, dỗ dành,…. Từ đó khiến trẻ phân tán sự chú ý và quên luôn cơn nấc, nhờ vậy có thể khiến nó nhanh chóng biến mất.

Đưa trẻ đi thăm khám

Nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài, hay thường xuyên lặp lại, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu các phụ huynh thường xuyên chú ý, quan tâm và chăm sóc trẻ cẩn thận, cơn nấc sẽ không còn là mối lo ngại đối với trẻ nữa.

Hằng Lê

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×