Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Quick Summary

  • Để nhận biết chính xác, cha mẹ có thể dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, nếu vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự hết khi gan trẻ phát triển.
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nhiễm….
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn hiệu quả
tre so sinh 1 thang tuoi chua het vang da co nguy hiem khong
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh không phải dấu hiệu của bệnh lý. Đây là hiện tượng sinh lý khá thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng. Tỷ lệ mắc vàng da ở em bé sinh non là 8/10, còn ở bé sinh đủ tháng là 6/10.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ

Hiện tượng vàng da thường bắt đầu ở ngực, bụng, cánh tay, chân và mắt trẻ. Da của trẻ có thể bị “nhuộm” màu vàng trong vòng 2 – 4 ngày sau sinh. Để nhận biết chính xác, cha mẹ có thể dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, nếu vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Đa phần các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là không đáng lo. Tuy nhiên, đôi khi, đây lại là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Vàng da thể nặng có thể làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, gây nên tổn thương não vĩnh viễn.

bieu hien vang da o tre so sinh 1
Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh vàng da

Bilirubin dư thừa trong máu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da. Đây là một sắc tố màu vàng, được sản xuất trong quá trình phá hủy tế bào hồng cầu cũ. Chất này sẽ được chuyển hóa qua gan và đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu và phân.

Tuy nhiên, gan ở trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin. Khi số lượng bilirubin được tạo ra ồ ạt, trong khi gan không đủ khả năng để đào thải sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ, gân nên vàng da.

Diễn tiến thành vàng da kéo dài

Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự hết khi gan trẻ phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 tuần sau sinh. Bên cạnh đó, vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Những đứa trẻ này có mức bilirubin gián tiếp trong máu cao vượt ngưỡng sinh lý, gọi là vàng da kéo dài.

Lý do trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da?

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài được cho là do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ sinh non trước 38 tuần thai khả năng chuyển hóa bilirubin không nhanh như các em bé sinh đủ tháng. Ngoài ra, nhóm trẻ này cũng ít bú và tiểu nên quá trình đào thải bilirubin sẽ diễn ra chậm hơn.
  • Trẻ có số lượng tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn bình thường. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm sau khi trẻ được sinh ra do sang chất trong lúc chuyển dạ hoặc thậm chí là từ khi còn là bào thai.
  • Nhóm máu mẹ khác với trẻ. Lúc này, kháng thể sẽ đi qua hàng rào nhau thai gây hiện tượng thiếu máu tán huyết vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bú mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại vượt xa bất lợi mà vàng da gây ra. Do đó, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ nên cho con bú từ khi mới lọt lòng.
  • Trẻ đang bị nhiễm trùng
  • Trẻ mắc bệnh lý huyết học bẩm sinh.
  • Trẻ bị rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Trẻ bị thiếu các enzyme chuyển hóa bilirubin hoặc mắc bệnh lý tại gan. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân hiếm gặp.
du thua bilirubin la nguyen nhan khien tre bi vang da
Dư thừa bilirubin là nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài không dứt hay xuất hiện vấn đề da bất thường, có thể bị vàng nâu, vàng đậm, vàng nhạt,… thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Không nên để trẻ bị vàng da hơn 1 tháng hoặc áp dụng những mẹo dân gian, không những không khỏi mà còn gây cản trở quá trình điều trị.

Biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Bại não cấp tính: Nếu trẻ bị vàng da kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường như bỏ bú, sốt cao, quấy khóc, không tập trung, ngủ li bì,… thì cần nghĩ ngay đến tình trạng bại não cấp tính. Theo chuyên gia, bilirubin rất nguy hiểm đối với các tế bào của não bộ. Trường hợp vàng da mức độ nặng, bilirubin có thể đi vào trong não, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin vượt quá ngưỡng cho phép, gan không xử lý kịp thì có nguy cơ thấm vào não, được gọi là tình trạng vàng da nhân. Bệnh này gây tổn thương nặng nề tới não, khiến cơ quan này không thể phục hồi.

Trẻ sơ sinh bị vàng da khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Vàng da xuất hiện sớm, trong khoảng 24 giờ sau sinh.
  • Mức độ vàng da rõ rệt, có thể bị toàn thân.
  • Tốc độ vàng da nhanh.
  • Hiện tượng vàng da không hết sau từ 1 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) đến 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng)
  • Kèm theo các dấu hiệu bất thường như hôn mê, co giật, gồng cứng người, ngủ li bì, xuất huyết, xanh tái, sụt cân, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm, nhịp thở nhanh, ngưng thở, chướng bụng, bú kém, nôn,…
tre bi vang da keo dai can dua den benh vien ngay
Trẻ bị vàng da kéo dài cần đưa đến bệnh viện ngay!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài cần điều trị sớm và có cách chăm sóc phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ:

Các phương pháp điều trị để giảm mức độ bilirubin trong máu trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Liệu pháp ánh sáng: Trẻ sơ sinh sẽ được chiếu đèn phát ra ánh sáng quang phổ màu xanh lam. Liệu pháp này sẽ làm thay đổi cấu trúc và hình dáng các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết hơn. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ chỉ được mặc tã và đeo miếng bảo vệ mắt.
  • Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch: Trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da do sự bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, bác sĩ thường chỉ định truyền tĩnh mạch immunoglobulin. Đây là một loại protein trong máu, có khả năng giảm nồng độ kháng thể. Từ đó cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Truyền thay máu: Trẻ sẽ cần được truyền thay máu khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị như trên. Thủ thuật này sẽ rút nhiều lần một lượng máu nhỏ từ trẻ và thay thế đồng thể với hồng cầu của người hiến. Từ đó làm loãng các kháng thể của bilirubin từ mẹ, giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu.
chieu den phuong phap dieu tri vang da o tre so sinh pho bien nhat
Chiều đèn – Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

  • Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn uống đa dạng, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất để cung cấp dinh dưỡng thông qua sữa mẹ cho bé.
  • Nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ.
  • Nếu sữa mẹ chưa về đủ thì có thể thay thế bằng các loại sữa công thức.
  • Giữ ấm cho trẻ, không quên chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
  • Tắm nắm cho bé đúng cách, tốt nhất nên tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiếu, lúc ánh sáng dịu nhẹ, tốt cho bệnh vàng da.

Trên đây là giải đáp “trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?”. Nếu cha mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu vàng da, hãy đưa tới bệnh viện khám càng sớm, càng tốt để được bác sĩ điều trị, tránh để kéo dài gây nguy hiểm tới sức khỏe.


— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? 1 tuần hay 1 tháng? từ website tamanhhospital.vn cho từ khoá trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da.

vang da o tre so sinh bao lau thi het

Vàng da trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp, chiếm 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng da bé bị vàng ở các phần của cơ thể như vùng mặt, ngực, mắt (bao gồm cả kết mạc và củng mạc-lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân,…

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường khỏe mạnh nhưng đôi khi đi kèm một số bệnh lý… Thông thường, các biểu hiện vàng da của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày sau sinh và có thể nhận thấy bằng mắt thường. (1)

vang da o tre so sinh la mot tinh trang pho bien

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến

Nguyên nhân vì sao bé sơ sinh bị vàng da? 

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu. Đây là một chất có màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan là cơ quan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách di chuyển chúng vào ruột rồi tống ra ngoài. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể loại bỏ bilirubin một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin gây vàng da. (2)

Trong một số trường hợp, trẻ bị có thể bị vàng da do bệnh lý bao gồm:

  • Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
  • Tế bào hồng cầu bất thường: có quá nhiều hồng cầu, hồng cầu hình lưỡi liềm,…
  • Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ nang,…
  • Thiếu men G6PD.
  • Xuất huyết bất thường bên trong cơ thể, xuất hiện các vết bầm tím trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
  • Nhóm máu không tương thích với mẹ như bất đồng nhóm máu ABO, Rh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  • Trẻ bú kém, không cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
  • Trẻ có nguồn gốc từ các dân tộc Đông Á hoặc Địa Trung Hải…

Các loại vàng da ở bé sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm hai loại chính: 

1. Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau 2 tuần. Trẻ chỉ bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần bụng phía trên rốn và không có các triệu chứng nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú,…

Trẻ bị vàng da sinh lý có chỉ số bilirubin không quá ngưỡng phải can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không quá 3mg%/24 giờ.

2. Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan ra nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, bỏ bú, phân bạc màu,…

cac loai vang da o be so sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Thông thường, trẻ sinh đủ tháng bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 7 ngày; trẻ sinh non bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bilirubin và khả năng hoạt động của gan trẻ.

Nếu tình trạng vàng da của trẻ đã kéo dài 2 tuần nhưng không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm vì rất có thể trẻ bị vàng da bệnh lý. 

Điều trị trẻ bị vàng da sơ sinh

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ biện pháp y tế hỗ trợ nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da ở trẻ không có dấu hiệu giảm nhẹ trong 2-3 tuần và có các biểu hiện bất thường hay trẻ bị nghi ngờ vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng: (3)

  • Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả và an toàn nhất. Ánh sáng từ đèn chiếu sẽ chuyển các bilirubin tự do thành các bilirubin tan trong nước và đào thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu và đường phân. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được đặt dưới ánh đèn trong tình trạng chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Trẻ có thể được đặt trên một chiếc chăn đèn sợi quang thay thế đèn chiếu hoặc phối hợp trong quá trình trị liệu với đèn chiếu phía trên nếu vàng da nhiều cần chiếu đèn tích cực.
  • Thay-truyền máu: Đối với các trường hợp trẻ bị vàng da nghiêm trọng, lan nhanh sang lòng bàn tay, bàn chân dưới 1 tuần tuổi và có các biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc chỉ số bilirubin trong máu tăng cao, trên 20mg% kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, bỏ bú. Phương pháp này sẽ giúp trẻ loại bỏ bilirubin bằng cách thay thế máu của bé bằng một lượng nhỏ máu tươi khác (máu truyền đổi).
  • Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg): Phương pháp này được thực hiện khi trẻ có tình trạng tán huyết miễn dịch do bất đồng nhóm máu với mẹ gây vàng da nặng. Bằng cách tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch, cơ thể bé có thể ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu, từ đó điều trị chứng vàng da cho trẻ, giảm nguy cơ phải truyền máu cho bé.

dieu tri vang da so sinh bang phuong phap chieu den

Điều trị vàng da sơ sinh bằng phương pháp chiếu đèn

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da mau khỏi bệnh

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tính trạng vàng da cho bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh:

  • Đảm bảo nguồn sữa chứa đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nên cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ bú trong tuần đầu tiên và không cần cho trẻ dùng thêm sữa công thức hay nước lọc.
  • Nên cho trẻ bú khi trẻ đói và nếu trẻ đang ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú đúng cữ.
  • Nếu mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe nên không thể cho con bú sữa mẹ hay mẹ chưa có sữa, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn loại sữa và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm vào cung cấp đủ chất cho trẻ.
  • Giữ ấm và vệ sinh cho trẻ cẩn thận, nhất là vùng rốn.
  • Tránh cho trẻ nằm trong phòng tối liên tục.
  • Theo dõi màu da và cho bé đến bệnh viện để được điều trị nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng…

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Qua những chia sẻ về vấn đề “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ kiêm tra các dấu hiệu vàng da sau sinh, trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất hiện để có thể phát hiện sớm các nguy cơ, biểu hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho trẻ.  

Giản Đơn

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×