Ở tuần thứ 20, bạn đang trong giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ. Bài viết này sẽ cung cấp thông về sự phát triển của bé và những thay đổi ở cơ thể mẹ.
Em bé 20 tuần tuổi có kích thước bằng một quả chuối, dài khoảng 25,6 cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 300g.
[block id=”meo-nho”]
Sự phát triển của bé
– Da: tuyến dầu hay còn gọi là tuyến bã nhờn bắt đầu hoạt động. Da được bao phủ bởi một lớp nhờn.
– Các ngón tay: phát triển vân tay.
– Tai: em bé có thể nghe được những âm thanh bị nghẹt.
– Bộ phận sinh dục: có thể phân biệt được nhờ siêu âm. Ở bé gái, tử cung được hình thành có trứng trong buồng trứng.
– Thanh quản: đang phát triển và bắt đầu cử động.
– Đầu: có tóc bao phủ
– Dây thần kinh não: tiếp tục phát triển.
– Tim: đập 120-160 nhịp/phút.
– Các cơ: tiếp tục phát triển.
– Răng: răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển bên dưới lợi.
Vị trí và những cử động của thai nhi: Tử cung có đủ không gian đẻ bào thai di chuyển tự do. Bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động và những cú đá giống như ngọ nguậy, vẫy tay, hay còn gọi là em bé đạp. Thai nhi bắt đầu mút ngón tay cái và bạn có thể nhận ra điều này nhờ siêu âm. Ngoài ra, em bé còn phát triển mô hình thức, ngủ vào tuần này.

Triệu chứng mẹ trải qua khi thai nhi 20 tuần tuổi
Những triệu chứng trong tuần này bao gồm:
– Tăng cân: cân nặng sẽ tăng dựa trên chỉ số BMI của mẹ. BMI dưới 18,5 nên tăng 4-6,8 kg, BMI từ 18,5-24,9 tăng 3,6-6,3 kg, BMI từ 25-29,9 tăng 2,2-5 kg, BMI trên 30 tăng 1,3-3,6 kg.
– Bạn cũng có thể tăng cảm giác thèm ăn, thích hoặc không thích những thực phẩm nhất định do thay đổi nội tiết.
– Tiết dịch âm đạo để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung thông qua âm đạo. Hãy nói với bác sĩ nếu dịch âm đạo có mùi hôi.
– Chuột rút chân vào ban đêm do cơ thể thiếu magie hoặc canxi.
– Hormone progesterone làm giãn đường tiêu hóa dẫn đến quá trình tiêu hóa chậm lại.
– Dạ dày bị tử cung chèn ép khiến axit thâm nhập vào thực quản gây ợ nóng.
– Cơ thể trữ nước dẫn đến phù nề tay hoặc chân. Nếu sưng phù đột ngột hoặc quá mức có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
– Màng nhày tại mũi giãn ra gây co thắt màng mũi, dẫn đến khó thở hoặc nghẹt mũi.
– Tử cung lớn lên gây áp lực lên vùng chậu và các dây thần kinh trực tràng dẫn đến phù nề hoặc trĩ.
– Máu đổ về phần dưới cơ thể tăng gây tích tụ máu ở các dây thần kinh tại chân, dẫn đến giãn tĩnh mạch.
– Lưu lượng máu xuống phần dưới cơ thể tăng đôi khi gây thiếu máu não, dẫn đến chóng mặt.
– Thức ăn ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn, tiêu hóa chậm gây táo bón.
– Những cơn co thắt Braxton Hicks bất thường và không đau, chúng chuẩn bị cho việc sinh nở sau này.
– Chuột rút chân, đi tiểu nhiều, đau người có thể khiến bạn khó ngủ.
– Thay đổi nội tiết có thể gây đau đầu trong suốt tuần này.
– Lưu lượng máu trong cơ thể tăng khiến bạn có thể cảm thấy nóng bừng.
– Bạn cũng có thể gặp hội chứng chân tay không yên (RLS) khiến chân cảm giác ngứa ngáy, muốn di chuyển không kiểm soát được. Nguyên nhân có thể do nồng độ hemoglobin thấp (dưới 11g/dl), những lần mang thai trước đã bị RLS, trước khi mang thai đã bị RLS hoặc do lượng folate thấp.
Thay đổi cơ thể mẹ ở tuần 20
– Bụng lớn do tử cung đang phát triển, rốn lồi ra.
– Ngực lớn hơn khi cơ thể chuẩn bị tiết sữa.
– Núm và quầng vú sẫm màu do sắc tố
– Mạch máu quanh ngực có màu xanh da trời hoặc xanh lá do lưu lượng máu tới khu vực này tăng lên.
– Tóc và móng mọc nhanh do thay đổi nội tiết
– Đường linea nigra hiện ra rõ nét. Đây là đường chạy từ rốn tới vùng xương mu.
– Da bị rạn
– Tâm trạng thay đổi do nội tiết biến đổi.
– Bạn sẽ lo lắng và sợ hãi về vấn đề sức khỏe, việc sinh nở và làm mẹ.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng dưới đây:
– Đau bụng hoặc vùng chậu
– Chảy máu âm đạo
– Sốt trên 38C
– Nước tiểu sẫm màu, tiểu ít hoặc tiểu đau.
– Nôn mửa trong hơn 24 giờ
– Cảm thấy muốn ngất xỉu hoặc sắp chết.
Những rủi ro trong tuần thứ 20 của thai kỳ
Chết yểu là một trong những rủi ro bạn có thể gặp phải trong tuần thứ 20 của thai kỳ. Một số nguyên nhân khiến thai nhi chết yểu:
– Những vấn đề về dây rốn hoặc nhau thai.
– Các bệnh khi mang thai như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, bệnh lupus, bệnh tim hoặc tuyến giáp.
– Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
– Thai phụ lớn tuổi
– Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.
– Các dị tật bẩm sinh.
Khám thai
Trong tuần này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cho bạn:
– Cân nặng
– Huyết áp
– Thử nước tiểu
– Siêu âm: bác sĩ sẽ siêu âm chi tiết để theo dõi sự phát triển của các cơ quan và em bé. Việc này giúp xác định các vấn đề về thể chất chẳng hạn như nứt đốt sống ở trẻ.
Lời khuyên cho mẹ

[block id=”meo-nho”]
– Uống nhiều nước
– Tránh đồ ăn béo, nhiều dầu mỡ bởi chúng gây ợ nóng. Ăn thêm chất xơ để giảm táo bón.
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ đều đặn.
– Cố gắng duy trì tư thế đúng để ngừa đau lưng. Sử dụng đệm thoải mái hoặc gối khi ngồi hoặc ngủ.
– Cố gắng tìm tư thế ngủ thoải mái.
– Áp dụng lối sống lành mạnh, ăn đồ nấu chín và ăn thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa, phô mai, trứng và các loại hạt.
– Tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.
– Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ.
– Cố tránh căng thẳng vì những điều nhỏ nhặt.
– Nghỉ ngơi đầy đủ.
– Không sử dụng thuốc nếu chưa được phép của bác sĩ.
– Mặc quần áo thoáng khí, rộng rãi.
– Khám răng miệng thường xuyên.
– Uống các loại vitamin trước sinh canxi, axit folic và sắt.
– Khi ngủ để đầu cao hơn để giảm nghẹt mũi.
– Dành thời gian với bạn bè và các thành viên trong gia đình.
– Tìm kiếm các lớp học sinh con trong khu vực.
– Không bỏ lỡ bất cứ lần khám thai nào.
– Đọc sách về mang thai.
– Tham gia vào các hoạt động khiến bạn vui vẻ.
Lời khuyên dành cho ông bố tương lai
– Giúp vợ làm việc nhà.
– Cùng vợ đi khám thai.
– Tạo ra một môi trường vui vẻ tại nhà.
– Lên kế hoạch đi chơi và mua sắm cho bà bầu
– Matxa cổ và chân cho cô ấy.
Trong tuần này, bạn bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của em bé một cách nhẹ nhàng. Hãy tận hưởng niềm hạnh phúc đó. Cố gắng đừng lo lắng về việc sinh con hay làm mẹ. Còn hơn 20 tuần nữa để chào đón điều đó.