Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

“Viêm Ruột Thừa” và những điều bạn cần biết !!!

Quick Summary

  •  Việc chẩn đoán viêm ruột thừa phải được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa ngoại tiêu hóa có kinh nghiệm sau khi đã thực hiện thăm khám tỷ mỹ và kiểm tra với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
  • Bệnh nhân có thể chụp X-quang, siêu âm hay chụp CT scan ổ bụng để giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cũng như phân biệt với các nguyên nhân gây đau khác không phải do viêm ruột thừa.
  • Viêm ruột thừa là một bệnh ngoại khoa cấp tính cần chẩn đoán chính xác và điều trị ngay nhằm tránh những biến chứng và tử vong.

Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp tính của cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời tránh những biến chứng nặng nề và tử vong sau mổ.

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn, cùng Bs CKI. Vũ Hồng Quang – Khoa Ngoại Tổng quát tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào “tìm hiểu” nhé !

Help%20the%20community%20pull%20through%20the%20pandemic.

1. Nguyên nhân:

  • Phì đại các nang bạch huyết.
  • Tắc nghẽn lòng ruột thừa: sỏi phân, dị vật, giun, u manh tràng, u gốc ruột thừa,…

2. Chẩn đoán:

Thể điển hình thường dễ,các thể khác khó chẩn đoán,dễ bỏ sót,chẩn đoán muộn đôi khi có biến chứng.

1

a. Triệu chứng cơ năng:

  • Đau bụng là dấu hiệu thường gặp,đau thượng vị,đau quanh rốn,trên rốn sau khu trú ở hố chậu phải,đôi khi đau ngay ở hố chậu phải.
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn hoặc buồn nôn,đầy bụng khó tiêu.
  • Rối loạn đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy.

b. Triệu chứng toàn thân:

  • Sốt nhẹ từ 38 – 38,5oC.
  • Vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn.

c. Triệu chứng thực thể:

  • Đau bụng hố chậu phải.
  • Các điểm đau đặc biệt: Mac-burney, Blumberg, Rowsing.
  • Phản ứng thành bụng.
  • Thăm trực tràng, âm đạo: ấn đau túi cùng bên phải.

3. Cận lâm sàng:

(*) Xét nghiệm thường quy:

  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu > 12.000, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính > 75%.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Định lượng Glucose máu.

(*) Siêu âm, CT Scanner bụng: Cho hình ảnh viêm ruột thừa

(*) Nội soi ổ bụng: Có lợi trong những trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ.

4. Các biến chứng của viêm ruột thừa:

– Viêm ruột thừa :

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ đưa đến các biến chứng như sau:

  • Ruột thừa vỡ: Khi ruột thừa bị vỡ, các vi khuẩn sẽ tràn ra khắp bụng và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Phẫu thuật loại bỏ ruột thừa và làm sạch bụng là bắt buộc làm ngay lập tức.
  • Ổ áp-xe trong bụng: Khi ruột thừa để lâu hoặc điều trị không đúng cách vỡ, các cơ quan trong ổ bụng như mạc nối lớn, ruột non,… đến bao bọc lại ổ mủ sẽ tạo thành ổ mủ khu trú trong ổ bụng gọi là ổ áp xe. Điều trị đối với trường hợp này là ưu tiên chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm phối hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau đó sẽ hẹn cắt ruột thừa sau 6 tháng.

– Viêm ruột thừa có nhiều biến chứng nguy hiểm: Việc chẩn đoán viêm ruột thừa phải được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa ngoại tiêu hóa có kinh nghiệm sau khi đã thực hiện thăm khám tỷ mỹ và kiểm tra với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

– Việc chẩn đoán dựa vào:

  • Thăm khám lâm sàng: bao gồm khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám bụng cẩn thận là điều kiện cần thiết cho chẩn đoán xác định.
  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá tình trạng viêm và nhiễm trùng giúp hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể chụp X-quang, siêu âm hay chụp CT scan ổ bụng để giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cũng như phân biệt với các nguyên nhân gây đau khác không phải do viêm ruột thừa.

5. Điều trị Viêm ruột thừa:

  • Viêm ruột thừa có cần điều trị không ?
  • Khi nào điều trị ?
  • Phương pháp điều trị thế nào ?
  • Sau phẫu thuật chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thế nào ?

– Viêm ruột thừa là một bệnh ngoại khoa cấp tính cần chẩn đoán chính xác và điều trị ngay nhằm tránh những biến chứng và tử vong

  • Cho đến nay điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lý viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Đây là phương pháp điều trị kinh điển và được đồng thuận bởi tất cả các bác sỹ lâm sàng trên toàn thế giới.
  • Từ năm 2004 đến nay đã có một số nghiên cứu về điều trị không mổ đối với trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh.
  • Kết quả từ những nghiên cứu này về tỷ lệ thành công của điều trị kháng sinh đối với viêm ruột thừa không biến chứng là 90%, 10% không đáp ứng và có biến chứng phải can thiệp phẫu thuật. Theo dõi những bệnh nhân điều trị thành công viêm ruột thừa không biến chứng trong vòng 1 năm có 30% viêm ruột thừa tái phát.
  • Vậy điều trị viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh không thể điều trị dứt điểm được viêm ruột thừa và bệnh sẽ có nguy cơ tái phát lại rất cao trong thời gian ngắn. Do đó tiêu chuẩn vàng của điều trị viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Đây là phương pháp hiệu qủa giúp điều trị dứt điểm viêm ruột thừa.
  • Hiện nay, điều trị không mổ cấp cứu được cân nhắc trong trường hợp đặc biệt khi ruột thừa vỡ tạo áp xe. Điều trị đối với trường hợp này là ưu tiên chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm phối hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau đó sẽ hẹn cắt ruột thừa sau 6 tháng.
  • Phẫu thuật cắt ruột thừa viêm có thể thực hiện bằng 2 cách: mổ mổ nội soi hoặc mổ mở. Tuy nhiên mổ nội soi là phương pháp được lựa chọn đầu tiên cho phẫu thuật cắt ruột thừa trong mọi trường hợp trừ khi có chống chỉ định mổ nội soi như bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng không thể chịu đựng được phẫu thuật nội soi, hoặc bệnh nhân có tiền sử mổ mở ổ bụng trước đó,… Phương pháp mổ nội soi được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm ruột thừa vì nhiều ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến như thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn, vết mổ rất nhỏ và không để lại sẹo, đặc biệt tốt cho những người bị béo phì và cao tuổi. Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng bên trong ổ bụng hoặc bệnh nhân bị vỡ gây áp xe không thể thực hiện tốt và an toàn với phẫu thuật nội soi sẽ được chuyển sang mổ mở. Đó không phải là thất bại với phẫu thuật nội soi mà là vì lý do an toàn.

2

– Phương pháp điều trị viêm ruột thừa duy nhất đó là phẫu thuật.

– Thời gian hồi phục sau mổ tùy thuộc vào phương pháp mổ nội soi hay mổ hở, viêm ruột thừa có biến chứng hay chưa.

Đối với các trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng thời gian hối phục có thể lâu hơn. Để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn:


1. Tránh hoạt động mạnh: Nếu bệnh nhân được mổ nội soi, thời gian kiêng sẽ từ 3 đến 5 ngày. Nếu bệnh nhân được mổ hở, thời gian kiêng sẽ từ 10 đến 14 ngày. Luôn hỏi bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn và khi nào có thể hoạt động bình thường.

2. Cần hỗ trợ cho bụng khi bị ho: Đặt 1 cái gối lên trên bụng, và ấn xuống khi ho, cười, hoặc di chuyển để làm giảm cơn đau.

3. Liên hệ với bác sĩ nếu thuốc giảm đau không có tác dụng: Các cơn đau sẽ làm tăng sức ì lên cơ thể và làm chậm quá trình hồi phục. Nếu bạn vẫn đau khi dùng các thuốc giảm đau, hãy gọi cho bác sĩ.

4. Dậy và luyện tập khi bạn đã sẵn sàng: Bắt đầu chậm và tăng dần khối lượng hoạt động. Hãy bắt đầu bằng việc đi bộ quãng ngắn.

5. Ngủ khi mệt mỏi: Trong quá trình hồi phục, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường. Đây là hiện tượng bình thường, hãy nghỉ ngơi nếu bạn thấy cần thiết.

6. Ăn uống bình thường.

7. Trở lại lao động khi bạn thấy sức khỏe đảm bảo, vết mổ lành tốt, không đau.


Nguồn: Bs CKI. Vũ Hồng Quang – Khoa Ngoại Tổng quát tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bs%20V%C5%A9%20H%E1%BB%93ng%20Quang 1

BẰNG CẤP & CHỨNG CHỈ:

  • 2005 : Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế.
  • 2006 : Phẫu thuật nội soi ổ bụng tại TP.HCM.
  • 2013 : Tốt nghiệp bác sĩ CKI Đại học Y Dược Huế.
  • 2013 : Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ tại Huế.

KINH NGHIỆM:

15 năm kinh nghiệm :

  • Phẫu thuật Nội soi Ổ Bụng.
  • Phẫu thuật Ổ Bụng.
  • Phẫu thuật Thoái Vị Bẹn. 
  • Phẫu thuật cắt Trĩ không đau. 
  • Phẫu thuật cắt hẹp Bao Qui Đầu. 
  • Thủ thuật tán sõi Lazer.

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Phẫu thuật Móng chọc thịt – Móng cuộn – Móng quặp và Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa

▶ Phẫu thuật “U phần mềm dưới 5cm” – CẦN LƯU Ý !!!

▶ Tổng quan về “BỆNH TRĨ” và những điều bạn cần biết !!!

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×