Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không?

Quick Summary

  • Từ 1 – 2 ngày tiếp theo, dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng là các bóng nước xuất hiện trên nền hồng ban ở miệng, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi là cả gối và mông hoặc xung quanh hậu môn ở trẻ nhũ nhi.
  • Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng như bé không sốt, không phát ban, mà chỉ có vết loét ở miệng hoặc những triệu chứng về thần kinh, hô hấp khác.
  • Bên cạnh việc quan tâm trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có ngứa không.

Một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng đó chính là trẻ bị sốt. Vậy nếu trẻ bị tay chân miệng không sốt thì có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh tay chân miệng có các triệu chứng khá giống với bệnh cúm. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ và vừa trong khoảng từ 37.5 – 39°C, kèm đau họng.

Từ 1 – 2 ngày tiếp theo, dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng là các bóng nước xuất hiện trên nền hồng ban ở miệng, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi là cả gối và mông hoặc xung quanh hậu môn ở trẻ nhũ nhi.

Những dấu hiệu này được xem là đặc trưng của bệnh tay chân miệng, do đó phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

Trẻ bị tay chân miệng không sốt hoặc không phỏng bóng nước có nguy hiểm không?

Ngoài thể cấp tính, bệnh tay chân miệng còn tồn tại dưới hai thể khác nữa là:

– Thể tối cấp: Diễn tiến nhanh, dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 – 48 giờ;

– Thể không điển hình: Không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng nói trên.

Mặc dù sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của tay chân miệng, tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng đều bị sốt. Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh mà trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng như bé không sốt, không phát ban, mà chỉ có vết loét ở miệng hoặc những triệu chứng về thần kinh, hô hấp khác.

bi tay chan mieng khong sot 2.

Nổi nốt phỏng nước là một dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có rất nhiều điểm giống viêm họng hoặc nhiệt miệng. Chính vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng thì bên cạnh việc lưu ý về tình trạng sốt, cha mẹ cần kiểm tra lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông xem có vết loét hay phát ban không.

Nhìn chung, cha mẹ không cần lo lắng trẻ bị tay chân miệng không sốt bởi đây là điều hoàn toàn bình thường. Để tránh chủ quan trong chăm sóc và điều trị trẻ mắc tay chân miệng thể nặng cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến một số triệu chứng sau đây:

– Quấy khóc dai dẳng cả ngày đêm

– Nôn ói

– Giật mình

– Tiểu ít

– Khó thở, thở nhanh

– Rối loạn ý thức

bi tay chan mieng khong sot 3

Trẻ mắc tay chân miệng có thể sốt hoặc không tùy theo thể mắc phải

Bên cạnh việc quan tâm trẻ bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm không, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có ngứa không. Về vấn đề này, có thể giải đáp như sau: Cũng với triệu chứng xuất hiện bóng nước nhưng ở bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên, nhưng bóng nước của bệnh tay chân miệng thì không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô, trên da sẽ để lại vết thâm, không loét, không có sẹo.

Việc trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc tay chân miệng thường là do các triệu chứng khác như nôn ói, đau họng, tiêu chảy, khó thở…

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng ngừa, nên bác sĩ có thể kê đơn paracetamol hoặc ibuprofen nhằm giảm đau hạ sốt cho bệnh nhi. Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bởi bệnh nhi đang có các vết loét trong miệng nên dễ biếng ăn. Cụ thể:

– Lựa chọn thực phẩm kích thích sự ngon miệng, có tính mát, chứa nhiều vitamin, chẳng hạn: rau dền đỏ, rau mồng tơi…

– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và mau lành các vết loét như: hải sản, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc…

bi tay chan mieng khong sot 4.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và mau lành các vết loét

– Cung cấp nhiều chất lỏng cho trẻ qua nước lọc, nước ép trái cây tươi…

– Cho trẻ uống thêm vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.

– Tránh thức ăn cay nóng, và cứng.

Lưu ý: Nên xay nhuyễn thức ăn, nấu mềm và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu. Không dùng các loại thìa/muỗng cứng đút cho trẻ vì sẽ làm đau thêm các vết loét. Không kiêng khem, đề phòng suy dinh dưỡng mà cho trẻ ăn uống theo nhu cầu, sau khi ăn cho trẻ súc miệng thật sạch. Đối với trẻ còn bú mẹ, có thể tăng số lần vì mỗi cữ trẻ bú không được nhiều.

Tóm lại, trẻ bị tay chân miệng không sốt hoặc không nổi ban nước là điều bình thường, tuy nhiên nếu phát hiện trẻ giật mình, co giật, mất ý thức… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu vì đây là dấu hiệu sớm của những biến chứng nguy hiểm.

Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín trong tiếp nhận và thăm khám tay chân miệng cũng như các bệnh lý nhi khoa khác. Hồng Ngọc sở hữu đội ngũ bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, giúp cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.


— Cập nhật: 24-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không? từ website benhvienthucuc.vn cho từ khoá trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.

Có thể nói, sốt là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Vậy hiện tượng này có gì khác và có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Vài nét về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại virus khác nhau, trong đó, tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus coxsackievirus A1 thường không gây nguy hiểm và người bệnh cũng nhanh khỏi. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ được phép chủ quan bởi có không ít trường hợp trẻ bị tay chân miệng do nhiễm nhóm virus Enterovirus như virus enterovirus 71 (EV71) thì lúc này nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài hai chủng virus kể trên, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie cũng có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh.

Tay chân miệng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi lúc này hệ thống miễn dịch của các bé còn yếu.

tre bi tay chan mieng nhung khong sot 2

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau, trong đó, chủng tiêu biểu nhất có thể kể đến virus coxsackievirus A1

2. Các dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng

Tay chân miệng thường bắt đầu với những dấu hiệu điển hình như sốt, biếng ăn, đau họng và mệt mỏi. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thường bao gồm:

– Tổn thương, đau rát ở răng và ở miệng

– Chảy nước bọt nhiều

– Trẻ lười ăn, bỏ bữa mất cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn

– Tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Sau giai đoạn khởi phát bệnh khoảng từ 1 đến 2 ngày, khi bước sang giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:

– Phát ban dạng phỏng nước ở những vị trí như: Lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

– Xuât hiện các bọng nước ở niêm mạc má, lưỡi của trẻ, có đường kính từ 2 đến 3mm, chạm vào dễ vỡ, khi vỡ có thể tạo thành các vết loét khiến trẻ bị đau khi ăn.

– Với trẻ sơ sinh, trên mông của trẻ có thể xuất hiện các mụn lở, rộp da

– Dấu hiệu toàn thân như: Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật. Bố mẹ chú ý trong trường hợp này cần đưa trẻ đi nhập viện ngay lập tức, tránh để kéo dài gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, chỉ sau khoảng từ 7 đến 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể của trẻ sẽ trở nên miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, nếu như chủng virus gây bệnh khác với chủng virus trước đó thì trẻ vẫn có thể bị mắc tay chân miệng nhiều lần.

3. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt- nguy hiểm hay không?

Mặc dù sốt là biểu hiện đặc trưng nhất của tay chân miệng, tuy nhiên trên thực tế không phải bất cứ trường hợp nào bị tay chân miệng đều có dấu hiệu sốt. Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh mà bé có thể xuất hiện các biểu hiện khác nhau. Nếu như bé chỉ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng. Cụ thể, bé không sốt cũng không phát ban, thay vào đó chỉ có các vết loét ở miệng hoặc những triệu chứng về thần kinh, hô hấp khác.

Ngoài ra, tay chân miệng có rất nhiều đặc điểm tương đồng với viêm họng hoặc nhiệt miệng gây khó khăn khi phân biệt. Chính vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì thay vì chỉ chăm chăm theo dõi xem trẻ có sốt không mà bố mẹ cần kiểm tra cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông bé xem có vết loét hay phát ban hay không.

Nhìn chung, bố mẹ không cần lo lắng bởi việc trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, hãy quan sát thật kỹ những biểu hiện khác của con. Cách tốt nhất, để chắc chắn hơn bố mẹ có thể đưa con đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, con sẽ được xác định cụ thể nguyên nhân mắc bệnh cũng như phương hướng điều trị phù hợp.

tre bi tay chan mieng nhung khong sot 3

Nếu như trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, bố mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông có vết loét hoặc phát ban không

4. Nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào?

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa. Do đó, trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm giảm các triệu chứng cho bệnh nhi như Paracetamol hay Ibuprofen. Trong quá trình điều trị, phụ huynh lưu ý cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo trẻ có thể hồi phục tốt. Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ, phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều như:

– Có thể kích thích sự ngon miệng của trẻ bằng việc lựa chọn những thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin

– Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch như: Hải sản, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc, các loại đậu… để trẻ mau lành vết loét trong miệng

– Bổ sung thêm nước hoặc nước trái cây, rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước

– Cho trẻ uống thêm vitamin hoặc khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

– Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng và cứng, tốt nhất là nên xay nhuyễn thức ăn, nấu thức ăn mềm và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu

– Không sử dụng các loại dụng cụ ăn uống cứng, sắt bởi khi đưa vào miệng sẽ chạm vào các vết loét khiến trẻ đau đớn

– Cho trẻ bú như bình thường, hoặc mẹ cũng có thể tăng số lần vì mỗi cữ bú trẻ bú không được nhiều

Như vậy có thể thấy, trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng không sốt không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan bởi có không ít trường hợp, tay chân miệng do virus enterovirus 71 gây ra có thể dẫn tới biến chứng khôn lường. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cũng như điều trị từ sớm ngay thời điểm trẻ mới xuất hiện các dấu hiệu khởi phát là vô cùng quan trọng.

tre bi tay chan mieng nhung khong sot

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi quy tụ những bác sĩ Nhi đầu ngành có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và tiếp nhận các bệnh lý về Tay-Chân-Miệng cũng như các bệnh lý nhi khoa khác được rất nhiều khách hàng tin tưởng, ủng hộ. Tại đây, đích thân các bác sĩ có chuyên môn cao và hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho trẻ. Ngoài ra, bệnh viện luôn chú trọng đầu tư trang bị các thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Với phương châm: “Thăm khám tận tình – Hạn chế kháng sinh”, khoa Nhi Thu Cúc xứng đáng là địa chỉ khám và điều trị tin cậy của các bậc phụ huynh để “gửi gắm” chăm sóc sức khỏe con yêu.


— Cập nhật: 24-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là gì? từ website fitobimbi.vn cho từ khoá trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.

Sốt là dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị tay chân miệng. Vậy nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có sao không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

tre bi tay chan mieng nhung khong sot

Vét nét về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm, do virus coxsackievirus gây ra. Bệnh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp, do không phát hiện và điều trị sớm trẻ nhỏ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vọng. 

Theo chuyên gia, ngoài coxsackievirus A16 và enterovirus 71 thì tay chân miệng còn bị khởi phát bởi một số loại virus nhóm A như  Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie…

Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5. Lý do là bởi lúc này miễn dịch của con còn yếu nên dễ tấn công. Tại Việt Nam, tay chân miệng có thể bùng phát quanh năm nhưng chủ yếu nhất là vào thời điểm giao mùa nhất là trong khoảng tháng 3-tháng 5 và từ tháng 8-tháng 12.

Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh thông qua hệ thống tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Vì vậy mẹ cần chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm.

nguyen nhan gay tay chan mieng o tre

Triệu chứng điển hình của tay chân miệng

Dấu hiệu điển hình đầu tiên của tay chân miệng là sốt, biếng ăn, đau họng, mệt mỏi. Ngoài ra bé còn xuất hiện triệu chứng như sau:

  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng
  • Tiết nhiều nước bọt
  • Trẻ lười ăn, bỏ bữa do mất cảm giác và bị đau mỗi khi ăn
  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Sau giai đoạn khởi phát khoảng 1-2 ngày, bệnh sẽ chuyển sang toàn phát với những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Phát ban dạng nước ở những vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông
  • Xuất hiện bọng nước ở niêm mạc má, lưỡi đường kính khoảng 2-3mm, chạm vào dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ bị đau
  • Với trẻ sơ sinh, trên mông có thể xuất hiện các mụn lở loét hoặc phồng rộp da
  • Ngoài ra, bé còn xuất hiện một vài dấu hiệu toàn thân như: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật. Với trường hợp này bố mẹ cần đưa bé nhập viện sớm để tránh nguy hiểm tới sức khỏe sau

Theo chuyên gia, phần lớn trường hợp trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Sau khi hết bệnh cơ thể sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Nhưng nếu lần sau là chủng virus khác với lần trước thì bé vẫn có thể mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là gì?

Mặc dù sốt là dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng. Nhưng trên thực tế, không phải trường hợp nào trẻ cũng  bị sốt. Theo chuyên gia, tùy vào chủng loại virus gây bệnh mà bé có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau. Với thể tối cấp các dấu hiệu xuất hiện rõ ràng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các biến chứng nặng như suy hô hấp, tuần hoàn, hôn mê cũng có tỉ lệ rất cao.

Nhưng nếu bé chỉ mắc bệnh thể không điển hình thì các dấu hiệu có thể không được rõ ràng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt hoặc phát ban mà chỉ có vết lở loét ở miệng hoặc các dấu hiệu thần kinh, hô hấp, tim mạch mà không bị loét miệng hoặc là phát ban.

Theo chuyên gia, bệnh chân tay miệng có nhiều đặc điểm tương đồng với viêm họng, nhiệt miệng nên gây khó khăn trong việc phân biệt. Vì vậy, nếu như nghi ngờ trẻ đã bị bệnh thay vì theo dõi nhiệt độ sát sao mẹ hãy quan sát kỹ lưỡng những biểu hiện khác của con. Cách tốt nhất, để chắc chắn bé có bị tay chân miệng hay không bố mẹ nên đưa bé đi khám. Thông qua phương thức xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân cũng như có hướng điều trị kịp thời.

be bi tay chan ming nhung khong sot la hien tuong binh thuong
Bị tay chân miệng nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt khi nào nguy hiểm?

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là chuyện bình thường, cha mẹ cần phải quan sát thật kỹ các dấu hiệu khác của con. Nếu bé xuất hiện một trong những biểu hiện sau, thì cần đi gặp bác sĩ để có cách trị kịp thời.

tre bi tay chan mieng khong sot khi nao nguy hiem
tre bi tay chan mieng khong sot khi nao nguy hiem
  • Quấy khóc cả đêm

Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí kéo dài liên tục. Tuy nhiên với những trường hợp bé chỉ ngủ khoảng 15-20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc, thậm chí là thức cả đêm thì mẹ cần phải đưa đi bệnh viện. Bởi theo chuyên gia nhiều trường hợp bé khóc là do khó chịu ở các vết thương ngoài da. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

  • Nôn ói

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt mà nôn ói nhiều mẹ cần để ý. Bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến biến chứng.

  • Giật mình

Là một trong những dấu hiệu thường gặp của biến chứng thần kinh do tay chân miệng gây ra. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đang thức hoặc ngủ. Do đó mẹ phải chú ý quan sát tần suất giật mình của bé, kịp thời thông báo với bác sĩ khi cần.

  • Tiểu ít

Nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt mà tiểu ít thì có thể là dấu hiệu sớm của thể bệnh nặng. Bởi theo chuyên gia, tình trạng rối loạn huyết động hoặc tụt huyết áp có thể  khiến hệ bài tiết hoạt động kém hơn. Do đó, mẹ hãy thu thập nước tiểu của bé vào ly để có đánh giá, đo lường.

  • Khó thở, thở gấp

Khó thở, thở nhanh là dấu hiệu của tình trạng suy tuần hoàn hoặc biến chứng hô hấp. Triệu chứng khó thở của trẻ bị tay chân miệng thường được biểu hiện thông qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, nhịp nhanh,…

  • Rối loạn ý thức

Cũng là dấu hiệu cần phải lưu ý ở trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Vì chúng cảnh báo biến chứng viêm não, huyết áp thấp. Bên cạnh đó, nếu như phát hiện trẻ có biểu hiện ngủ gà, ngủ gật bứt rứt, loạng choạng thì cần nhập viện sớm hơn để điều trị đúng.

dau hieu canh bao be gap nguy hiem
Dấu hiệu cảnh báo bé gặp nguy hiểm

Chăm sóc và điều trị trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Do đó, quá trình thăm khám, bác có thể chỉ định một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như Paracetamol, Ibuprofen. Quá trình điều trị mẹ cần tuân thủ chỉ định để bé có thể phục hồi tốt hơn. Đồng thời lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bổ sung thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin để kích thích quá trình ăn uống của bé
  • Tăng cường thực phẩm giàu kẽm như hải sản, lòng đỏ trứng, thịt nạc để bé tăng cường đề kháng và mau làm lành vết thương
  • Cho bé uống thêm nước hoặc điện giải, tránh tình trạng mất nước, nguy hiểm tính mạng
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, chứa nhiều gia vị hoặc có độ cứng cao. Tốt nhất là nên chia nhỏ bữa ăn, xay nhuyễn hoặc là nấu mềm

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu giật mình, co giật, mất ý thức,… thì cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.


— Cập nhật: 24-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt điều trị thế nào? từ website benhvienphuongdong.vn cho từ khoá trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi Coxsackie A 16 và Enterovirus 71 (EV71), trong đó Coxsackie A 16 có độ phổ biến lớn hơn EV 71, đều gây ra các biểu hiện lâm sàng tương tự nhau.  Tuy nhiên EV71 có khả năng dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn. 

Mùa dịch tay chân miệng chủ yếu từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12

Những loại virus này tồn tại trong đường tiêu hoá của người bệnh và có thể lây lan từ người này sang người khác. Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tuy nhiên người trưởng thành vẫn hoàn toàn có khả năng bị bệnh. Thực tế, bệnh tay chân miệng nói chung và các trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nói riêng không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng 14 ngày.

Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ không được chăm sóc khoa học có khả năng gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, thậm chí có thể tử vong do bệnh.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé đang được chăm sóc và học tập tại trường mầm non. Bệnh tuy không được xếp vào loại nguy hiểm nhưng trong trường hợp hội tụ đủ các yếu tố nguy cơ cao như nhiễm virus Enterovirus 71, không được chăm sóc và hỗ trợ y tế tốt, trẻ có sức khỏe yếu đang mắc các bệnh khác,… sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến chứng về não bộ: Như bị viêm màng não, viêm não, viêm não tủy, viêm thân não,… với các biểu hiện như rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê, run chi, yếu liệt chi, ngủ gà, mắt nhìn ngước,…
  • Biến chứng hô hấp, tim mạch: Phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, truỵ mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi trong khoảng 2 tuần và ít để lại biến chứng nặng nề

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus có những biểu hiện tăng dần qua từng giai đoạn. Cụ thể 4 giai đoạn của bệnh đó là:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-7 ngày. Khi này, bệnh có các triệu chứng không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác. Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ ở giai đoạn đầu đó là:

  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt thoáng qua, một số trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.
  • Đau họng.
  • Chán ăn.
  • Miệng tiết nước bọt liên tục.
  • Tiêu chảy nhẹ.
  • Nổi hạch ở hàm dưới hoặc cổ (nếu có).

Giai đoạn bệnh khởi phát

Ở giai đoạn này, 1-2 ngày đầu bề mặt da của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ li ti tại bất cứ vị trí nào nhưng chủ yếu ở xung quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Tiếp theo đó, các nốt ban này sẽ dần tiến triển thành các nốt đỏ phỏng nước, có thể vỡ ra gây nên các vết loét ở miệng gây nên cảm giác đau đớn, không thể ăn uống do trẻ quấy khóc, đau vùng khoang miệng. Khi này được nhận định là trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.

Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ quấy khóc mệt mỏi và bắt đầu xuất hiện các nốt ban

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài 3-10 ngày với các dấu hiệu là nổi ban phỏng nước toàn thân, loét miệng, sốt cao, nôn trớ… Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, diễn biến nhanh và có thể dẫn đến biến chứng nhiều nhất.

Ngoài các biểu hiện đặc trưng theo từng giai đoạn, trẻ bị tay chân miệng còn có các dấu hiệu như:

  • Trẻ quấy khóc liên tục.
  • Thở khò khè, ngủ li bì hoặc không chịu ngủ, vật vã khó chịu.
  • Sốt cao nhiều giờ không hạ được bằng thuốc.
  • Hay giật mình do hệ thần kinh đang bị ảnh hưởng. Nếu kèm theo các dấu hiệu như đi loạng choạng, run tay chân, người run từng cơn,… cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện.

Hình ảnh nốt chân tay miệng, nốt ban nổi khắp toàn thân và dần chuyển thành các nốt phỏng nước

Chẩn đoán bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên phải mất 2-3 tuần mới có kết quả nên thông thường các bệnh viện sẽ không thực hiện do khi này bệnh đã tự khỏi. Do đó đa phần, các bệnh nhân sẽ được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu điển hình, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh chân tay miệng được chẩn đoán chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng

Cách điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà

Đa phần các trẻ nhỏ bị bệnh tay chân miệng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi và cơ thể sẽ phục hồi sau 7-10 ngày, tuy nhiên không tránh khỏi một số trường hợp có thể gặp biến chứng nặng hơn.

Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó mà việc chăm sóc trẻ đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảm triệu chứng bệnh và là cách nhanh hết tay chân miệng hiệu quả. Trong thời gian chăm sóc trẻ bị bị tay chân miệng nhưng không sốt hoặc sốt kèm triệu chứng, cha mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

Cho trẻ cách ly

Trẻ ngay khi được phát hiện bệnh cần nhanh chóng được cách ly với người nhà, không đến nơi đông người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi công cộng,… Trẻ nên được nghỉ ngơi trong không gian riêng 10-14 ngày kể từ khi phát bệnh. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ngủ riêng, không ăn chung với trẻ để tránh bị lây bệnh.

Cho trẻ bị bệnh cách ly và chăm sóc tại nhà

Chăm sóc dinh dưỡng

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nói riêng và khi bị bệnh nói chung thường mệt mỏi, khó chịu trong người nên việc bỏ ăn rất thường gặp. Nhất là khi bị bệnh này, khoang miệng của trẻ nổi phỏng nước, gây loét nên cảm giác đau đớn, khó chịu, miệng tiết nước bọt liên tục sẽ càng khiến trẻ sợ hãi khi ăn.

Dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng giúp trẻ đủ sức chống chọi với bệnh tật, do đó cha mẹ hãy động viên trẻ ăn và chế biến các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều, chọn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho con.

Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống nhiều nước, có thể uống nước lạnh vừa hoặc hơi ấm, không nên cho trẻ uống nước quá nóng vì có thể khiến các vết loét trong khoang miệng trầm trọng hơn. Không nên cho trẻ ngậm ti giả hay ăn bằng các loại thìa quá chứng tránh làm tổn thương các vết ban phỏng nước.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

Trẻ bị tay chân miệng có nên tắm không? Bệnh tay chân miệng gây nên các vết ban, loét trên da nên vùng da loét rất dễ bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác. Cha mẹ hãy vệ sinh cho trẻ và cả người chăm sóc bé, không cần kiêng việc tắm nhưng cần thực hiện ở phòng kín gió và dùng các loại xà phòng chuyên dụng cho da bé.

Không cần kiêng tắm với trẻ bị tay chân miệng

Ngoài ra các vật dụng mà trẻ sử dụng như đồ chơi, quần áo, tã lót, khăn lau, khăn tắm, bình sữa, thìa bát ăn,… nên dùng riêng biệt và vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng. Bệnh có thể khỏi trong vài tuần nhưng virus có thể tồn tại trong hệ tiêu hoá và thải đường phân trong vài tháng. Do đó với trẻ đã từng bị bệnh  cần được xử lý chất thải an toàn.

Cho trẻ dùng thuốc đúng cách

Cha mẹ không tự ý dùng thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là việc dùng thuốc kháng sinh tự mua là điều cấm kỵ bởi kháng sinh không thể diệt được virus mà chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Do đó nếu trẻ bị tay chân miệng uống kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả mà ngược lại còn gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.

Với trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt chỉ cần thực hiện chăm sóc phù hợp, tuy nhiên khi tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ kèm theo sốt cao liên tục. Cha mẹ khi này nên đưa trẻ đi khám, khi này bác sĩ có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt cho trẻ và một số thuốc kê đơn khác để làm giảm phản ứng viêm và giảm đau tại các nốt phỏng ở miệng. Có thể bôi thuốc Xanh methylen lên các vết phỏng loét trên da để tránh viêm nhiễm.

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trong thời điểm bùng dịch và sinh sống tại vùng dịch, cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp để bảo vệ con trẻ bằng cách:

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, phòng ngủ, đồ chơi, dụng cụ ăn uống, bề mặt trẻ thường tiếp xúc.
  • Rửa tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh hay thay bỉm, tã cho trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các bệnh nhi khác.
  • Vệ sinh tay chân miệng sạch sẽ cho trẻ, thay quần áo sau khi đến trường.

Trẻ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay xà phòng thường xuyên

Câu hỏi liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp mà cha mẹ trẻ vẫn còn băn khoăn khi trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Bạn hãy cùng chuyên gia giải đáp chi tiết:

Khi nào trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa đi khám?

Nếu trẻ bị bệnh với các biểu hiện thông thường thì cha mẹ chỉ cần thực hiện chăm sóc là có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao liên tục có dấu hiệu i vì, suy nhược cơ thể, tiểu ít hoặc không tiểu trong 6 giờ, da khô mất nước,… thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Cụ thể hơn, các trường hợp sau nên được đi khám để theo dõi:

  • Nếu trẻ dưới 3 tháng và nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38 °C.
  •  Nếu trẻ 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38,5°C
  • Nếu trẻ 6 tháng tuổi và đo nhiệt độ trên 39,5°C.

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần không?

Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có khả năng tái nhiễm nhiều lần, thậm chí có trẻ mắc tới 4 lần. Lý do là bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể tuy có sản sinh ra kháng thể nhưng không đủ và không bền vững theo thời gian để chống lại đợt tấn công khác của virus. Bên cạnh đó, một số ca bệnh còn ghi nhận nguyên nhân gây ra bởi các chủng virus khác thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) nên trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tái nhiễm nhiều lần

Phân biệt tay chân miệng với các bệnh về miệng khác

Triệu chứng nổi phỏng nước trong miệng gây đau của bệnh tay chân miệng có thể khiến nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn với tình trạng viêm họng mụn nước hay viêm miệng, lợi. Hai bệnh lý này vẫn có những điểm khác biệt mà bạn cần phân biệt đó là tình trạng sốt, phát ban hay các vết loét có xuất hiện tại các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, hậu môn,… hay không. Bởi các bệnh về miệng thường chỉ ảnh hưởng tới phía sau cổ họng amidan, vòm miệng, niêm mạc môi trong, lợi, má, lưỡi nhưng không ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân.

Bệnh tay chân miệng rất dễ gặp ở trẻ với các biểu hiện lâm sàng nhận biết được khá dễ dàng. Một số trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt tuy nhiên đa số sẽ có tình trạng sốt cao trong giai đoạn toàn phát cần hết sức lưu tâm. Cha mẹ hãy cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông khi trẻ có dấu hiệu bệnh để được tư vấn chăm sóc và hỗ trợ y tế kịp thời.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×