Trẻ 1 tuổi bị vàng da nếu không kèm theo những triệu chứng gì thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ bị vàng da kéo dài và chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và chính xác.

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị vàng da
- Trẻ 12 tháng bị vàng da cho thấy tình trạng bilirubin tăng trong máu, dễ gặp nhất là ở trẻ sau sinh. Vàng da sinh lý ở trẻ là hiện tượng bình thường và sẽ tự biến mất sau 1 đến 2 tuần.
- Tuy nhiên không ít những trường hợp vàng da ở trẻ gây ra hiện tượng bất thường và tiềm ẩn trong đó là những căn bệnh nguy hiểm có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Dưới đây là những nguyên nhân bất thường gây vàng da ở trẻ 1 tuổi
- Vàng da ở trẻ là một bệnh lý do lượng bilirubin trong máu tăng bởi gan chưa trưởng thành kết hợp với việc tế bào hồng cầu bị hủy. Ngoài ra có thể do trẻ bú mẹ nhưng một chất nào trong sữa mẹ không được dung nạp khiến trẻ bị vàng da. Tụ máu trong não cũng khiến trẻ bị vàng da.
- Vàng da trước gan, tức là việc hủy hồng cầu tăng đột biết khiến cho khả năng chuyển hóa của gan không thực hiện kịp, từ đó dẫn đến lượng bilirubin trong máu tăng. Thường nguyên nhân này hay gặp khi trẻ bị ngộ độc thuốc, mắc bệnh sốt rét, bệnh tan huyết, bệnh tự miễn,…
Trẻ bị vàng da tại gan
- Do sự chuyển hóa và đào thải bilirubin trong gan vượt quá khả năng. Trường hợp này hay gặp khi trẻ bị xơ gan, viêm gan hay ngộ độc thuốc,..
- Vàng da sau gan: theo đó mật từ gàn không tiết theo đường mật vào ruột. Trường hợp này thường gặp khi trẻ bị viêm đường mật, dị dạng mật bẩm sinh, viêm tụy, nhiễm trùng, uy thư, chit hẹp đường mật,…
- Theo đó nếu trẻ 1 tuổi bị vàng da cha mẹ càn đưa con đi khám để xác định nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị vàng da ở trẻ 1 tuổi như thế nào?
- Với những trẻ 1 tuổi bị vàng da nhẹ cha mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ tắm nắng. Thời gian tắm nắng thích hợp là từ 8-8h30 vào buổi sáng. Nên cho trẻ ở gần vị trí cửa sổ để đón nhận lượng ánh nắng dịu nhẹ. Đồng thời kết hợp với việc cho trẻ bú nhiều hơn bởi sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ đào thải Bilirubin trong máu qua đường tiêu hóa một cách nhanh chóng. Theo dõi diễn biến vàng da hàng ngày để xác định tình trạng và mức độ.
- Trường hợp mức độ vàng da ở trẻ là nặng thì cần nhập viện để được điều trị hợp lý. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện này là:
- Thực hiện chiếu đèn: theo đó thông qua ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất không độc. Từ đó chất này sẽ được cơ thể đào thải qua đường tiêu hóa, đường tiểu.
- Tiến hành thay máu: phương pháp này sẽ nhanh chóng lấy bớt lượng bilirubin trong cơ thể.
- Bổ sung sắt và các thực phẩm giàu sắt nhằm giảm tình trạng thiếu máu, giúp việc điều trị vàng da hiệu quả.
- Trong trường hợp vàng da do tổn thương gan các bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường chức năng gan, phòng ngừa suy giảm chức năng gan.
- Nếu trường hợp tắc nghẽn ống mật các bác sĩ có thể chỉ định việc phẫu thuật.
Chăm sóc trẻ bị vàng da
- Trẻ 1 tuổi bị vàng da cha mẹ cần có chế độ chăm sóc hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi. Theo đó cha mẹ cần áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp đào thải biliburin tốt nhất. Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để tăng sức đề kháng và thải độc.
- Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ.
- Hạn chế dung nạp protein. Thay vào đó nên tăng cường những thực phẩm có ích cho việc điều trị vàng da như cà chua, củ nghệ, nước mía, lúa mạch, hạnh nhân, rau mùi, chanh,…
- Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn,…
Phòng ngừa vàng da ở trẻ
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ.
- Tiến hành giữ vệ sinh cơ thể, nhà ở thoáng đãng, sạch sẽ.
- Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ.
- Tiêm phòng định kỳ ở trẻ.
- Trong quá trình mang thai các mẹ cần thăm khám định kỳ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Trẻ 1 tuổi bị vàng da cần được điều trị kịp thời, đúng cách. Có như vậy mới giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt nhất.