Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ 1 tuổi bị táo bón: Cách chữa trị hiệu quả kèm thực đơn

Quick Summary

  • Nếu như con bạn đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, phân thải ra thường cứng dẫn đến việc trẻ khó đi thì rất có thể bé đã bị táo bón.
  • Táo bón là một hiện tượng bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ 1 tuổi bị táo bón trong một thời gian ngắn.
  • Táo bón ở trẻ 1 tuổi gây đau đớn mỗi khi đi tiêu nên trẻ thường la hét, khóc mỗi khi đi vệ sinh.

Trẻ 1 tuổi bị táo bón khiến các bậc phụ huynh lo lắng và đau đầu. Ở độ tuổi này, trẻ rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phát triển một cách tốt nhất. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Nutrihome sẽ mách bạn một số cách chữa trị hiệu quả cùng chế độ ăn khỏe mạnh cho bé.

Dấu hiệu nhận biết bé 1 tuổi bị táo bón

Trung bình, mỗi đứa trẻ ở giai đoạn này thường đi tiêu một lần mỗi ngày. Nếu như con bạn đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, phân thải ra thường cứng dẫn đến việc trẻ khó đi thì rất có thể bé đã bị táo bón. Bên cạnh đó, theo Học viện Nhi Khoa Mỹ, trẻ em ở các độ tuổi đi tiêu ra phân to, cứng, khô, gây đau đớn khi đi. Hoặc phân nhão, có kèm máu thì đều có khả năng đã bị táo bón (1).

cach tri tao bon cho tre 1 tuoi

Trẻ 1 tuổi bị táo bón ít đi tiêu, thời gian đi tiêu kéo dài

Táo bón là một hiện tượng bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ 1 tuổi bị táo bón trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi tiêu khó khăn ở trẻ kéo dài hơn 2 tuần thì ba mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ, tránh trẻ mắc táo bón mạn tính.

Ba mẹ nên theo dõi các lần đi tiêu và tình trạng phân của con như: tần suất đi tiêu ra phân cứng, khô, nhão, có xuất hiện máu hay không. Một số triệu chứng thường đi kèm với táo bón là:

  • Bé thường hay bị đau bụng, bụng cứng, phình to.
  • Trẻ có thể có tình trạng són phân nhiều lần trong ngày
  • Một số bé 1 tuổi bị táo bón còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn.
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon do hệ tiêu hóa yếu.
  • Táo bón ở trẻ 1 tuổi gây đau đớn mỗi khi đi tiêu nên trẻ thường la hét, khóc mỗi khi đi vệ sinh. Tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ sợ sệt, tránh né đi vệ sinh (trẻ nắm chặt mông, bắt chéo chân, ra mồ hôi, mặt đỏ, khóc lóc,…).
  • Trẻ táo bón thường đi ra phân to, vón cục, khô cứng hoặc phân lỏng.

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ 1 tuổi thường có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do chế độ dinh dưỡng. Một số trẻ khi bị bệnh phải dùng thuốc điều trị cũng có thể gây ra táo bón ở trẻ. Những nguyên nhân thường gặp làm trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón gồm:

1. Bé 1 tuổi bị táo bón do chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ bị táo bón. Nếu như chế độ ăn đa phần là các loại thực phẩm chế biến sẵn, sữa công thức hay nhiều đồ ngọt, thiếu rau củ dẫn đến thiếu chất xơ. Thì trẻ sẽ dễ bị táo bón. (2)

Thức ăn quá đặc hay khô, thiếu chất lỏng cũng có thể khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Nó khiến cho phân cứng hơn, gây khó khăn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, sự thay đổi bất kỳ trong chế độ ăn uống cũng gây ra táo bón ở trẻ 1 tuổi. Chẳng hạn như khi mẹ thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức cho bé, hay thời gian đầu tập ăn dặm. Hay khi lượng thức ăn giữa các bữa không đồng đều, bữa quá nhiều hoặc bữa lại quá ít.

2. Sữa công thức không phù hợp gây táo bón cho trẻ 1 tuổi

Đối với giai đoạn 1 tuổi, để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khác, ba mẹ thường cho trẻ sử dụng thêm các loại sữa công thức. Điều này là rất tốt và được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chưa biết cách chọn loại sữa phù hợp với cơ thể của trẻ. Hay ba mẹ chọn loại sữa chứa quá nhiều đạm, vi chất dinh dưỡng, dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng ở trẻ 1 tuổi cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thụ hết hoàn toàn. Chất dinh dưỡng không được chuyển hóa hết dẫn đến đầy bụng và khiến bé 1 tuổi bị táo bón.

3. Do trẻ uống ít nước

Thiếu nước cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ 1 tuổi. Uống không đủ nước có thể khiến phân bị khô, cứng, cản trở quá trình đi vệ sinh của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần lưu ý bổ sung đủ lượng nước tiêu chuẩn mỗi ngày cho trẻ 1 tuổi.

4. Thuốc và một số chất bổ sung có thể gây táo bón

Một số loại thuốc, chất bổ sung cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Ví dụ như thuốc bổ sung chất sắt liều cao, thuốc giảm đau cho trẻ có chứa chất gây mê. Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, ba mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc hay chất bổ sung cho trẻ 1 tuổi. Hiện nay, một số loại sữa công thức cho giai đoạn 1 tuổi cũng có bổ sung chất sắt liều thấp cho trẻ mà không gây táo bón.

5. Trẻ 1 tuổi bị táo bón do nguyên nhân bệnh lý

Bé 1 tuổi bị táo bón cũng có thể là do một số bệnh lý ở trẻ. Một số bệnh lý thường gặp để dẫn đến táo bón ở trẻ như:

  • Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Trẻ gặp vấn đề về ruột, hậu môn hay trực tràng.
  • Các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ như tuyến giáp có vấn đề, phình đại tràng. Bệnh bại não và các rối loạn thần kinh khác cũng gây khó khăn cho việc chủ động đi vệ sinh ở trẻ.

6. Do bé “sợ”, không muốn đi vệ sinh

Trường hợp này, một số trẻ mê chơi nên quên mất việc đi vệ sinh. Một số trẻ cũng hình thành tâm sợ đi vệ sinh nếu môi trường sống bị thay đổi. Một số trẻ khác lại có thể cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi khi đi vệ sinh, đặc biệt là ở những nhà vệ sinh công cộng. Nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy sợ đi vệ sinh có thể là vì trong quá trình bị táo bón, việc đi vệ sinh rất khó khăn và đau đớn nên trẻ hình thành tâm lý lo sợ.

Việc ít đi đại tiện lâu dần sẽ trở thành một thói quen, khiến trẻ đi vệ sinh ít hơn mức cần thiết. Phân lâu ngày không được thải ra sẽ tích tụ ở phần dưới của ruột. Thời gian dài sẽ ngày càng to hơn, khô cứng hơn khiến cho bệnh táo bón trở nên nặng hơn.

7. Ít vận động cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị bón

Các hoạt động thể chất giúp cơ thể trẻ phát triển tốt hơn. Việc thường xuyên vận động giúp di chuyển thức ăn nhanh hơn trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ lười vận động, thường xuyên ngồi 1 chỗ thường sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ được vận động đều đặn.

Cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi

Tùy vào nguyên nhân mà cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi nào sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất. Khi bé 1 tuổi bị táo bón, bố mẹ cần:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp giảm táo bón ở trẻ 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón. Ba mẹ nên thêm nhiều rau củ vào khẩu phần ăn của bé để gia tăng chất xơ. Đồng thời tăng lượng chất lỏng (không phải sữa) để làm mềm phân và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

  • Theo dõi chất lượng sữa bé dùng: Nếu trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên theo dõi xem liệu chế độ ăn của mình có món gì khiến trẻ bị táo bón hay không. Nếu trẻ sử dụng thêm sữa công thức, ba mẹ nên theo dõi và thay đổi loại sữa phù hợp với giai đoạn 1 tuổi nhất.
  • Bổ sung rau củ, trái cây như bông cải xanh, quả lê, táo gọt vỏ, đu đủ,… vào khẩu phần ăn dặm của trẻ. Thức ăn đặc có thể khiến bé 1 tuổi bị táo bón, ba mẹ nên thêm các loại rau củ để làm giảm tình trạng này.
  • Ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn các loại ngũ cốc tốt như lúa mạch, yến mạch hay hạt quinoa.

tre 1 tuoi bi tao bon

Theo dõi chế độ dinh dưỡng và thực đơn của trẻ để chống táo bón cho trẻ 1 tuổi

Đối với trẻ 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn khá yếu ớt, ba mẹ nên xay nhuyễn thức ăn cho trẻ. Ba mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong 1 ngày, không nên dồn ép quá nhiều lượng thức ăn mỗi bữa chính cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ 1 tuổi bị táo bón sử dụng thêm sữa chua, cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bé.

2. Đổi sữa, nên chọn sữa công thức có chất xơ hòa tan FOS cho trẻ

Lựa chọn đúng loại sữa công thức dành cho bé cũng là cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi hiệu quả. Ở giai đoạn này, trẻ nên được ưu tiên bú sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất nhiều nhất, giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển tốt. Bú sữa mẹ cũng hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi.

Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ không đủ cho khẩu phần ăn của trẻ, ba mẹ nên chọn sữa công thức chứa chất xơ FOS để cung cấp đủ chất xơ, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ba mẹ nên tránh lựa chọn các loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn lượng dinh dưỡng mà trẻ 1 tuổi cần để con không bị táo bón. Tỷ lệ pha sữa cũng rất quan trọng, sữa quá đặc hay quá loãng cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

3. Cho bé 1 tuổi uống đủ nước giúp chống táo bón hiệu quả

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần một lượng nước khác nhau. Bổ sung đủ lượng nước yêu cầu giúp trẻ đi tiểu tiện, đại tiện thuận lợi hơn. Thông thường, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu uống nước của trẻ 1 tuổi rơi vào khoảng từ 200 đến 500 ml nước mỗi ngày tùy thuộc vào các chất lỏng khác. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các loại nước ép rau xanh, trái cây để thay đổi khẩu vị. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng, chất xơ dưới dạng chất lỏng cho đường ruột non nớt của bé. (3)

tao bon o tre 1 tuoi

Cho trẻ uống đủ lượng nước hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh và chống táo bón

4. Trị táo bón cho trẻ 1 tuổi bằng cách khuyến khích trẻ hoạt động

Ba mẹ nên tạo thói quen vận động cho trẻ. Phụ huynh có thể tạo động lực bằng cách cùng con tập những bài thể dụng cơ bản, vui nhộn. Việc khuyến khích trẻ vận động giúp thúc đẩy nhu động ruột. Trẻ thường xuyên vận động sẽ ít bị táo bón hơn.

5. Cải thiện thói quen đi tiêu giúp phòng chống táo bón

Ba mẹ có thể tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đặc biệt là vào buổi sáng, sau bữa ăn hay bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu đi vệ sinh (4). Mỗi lần nên để trẻ ngồi ít nhất 10 phút. Ba mẹ nên đặt một chiếc ghế đẩu xinh xắn dưới chân của trẻ để giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Thời gian đầu, phụ huynh có thể thưởng cho trẻ mỗi lần biết đi vệ sinh đúng lịch bằng một món quà hay khen ngợi con. Việc được ba mẹ khen thưởng sẽ tạo niềm thích thú, động lực để trẻ chăm đi vệ sinh hơn.

tri tao bon cho tre 1 tuoi

Đặt một chiếc ghế đẩu dưới chân trẻ để giúp trẻ đi vệ sinh thuận tiện và dễ dàng hơn

6. Tắm nước ấm kết hợp massage bụng cho trẻ

Tắm nước ấm rất tốt cho trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể kết hợp ngâm hậu môn của trẻ với nước muối ấm để giúp làm mềm niêm mạc, thư giãn các cơ hậu môn. Việc này giúp trẻ thoải mái, dễ dàng đi đại tiện.

Các bậc phụ huynh có thể kết hợp massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách dùng ngón cái xoa nhẹ xung quanh vùng rốn của trẻ. Chuyển động theo chiều kim đồng hồ từ 5 đến 10 phút. Massage giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, góp phần gia tăng nhu động rộng, kích thích khả năng tiêu hóa của dạ dày. Nó còn giúp giảm hiện tượng đau bụng, đầy bụng, giúp giảm táo bón ở trẻ 1 tuổi.

Bên cạnh massage bụng, ba mẹ có thể giúp bé vận động bằng cách đặt bé nằm xuống. Dùng tay nắm 2 chân bé và chuyển động như động tác đạp xe đạp. Động tác này giúp kích thích nhu động ruột rất hiệu quả.

7. Dùng thuốc trị táo bón cho trẻ 1 tuổi tại nhà

Phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc trị trị táo bón cho trẻ như: thuốc mềm phân, thuốc nhuận tràng, men vi sinh,… Các loại thuốc đặc trị này giúp cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón hiệu quả.

Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc sau khi đã có chỉ định của bác sĩ hoặc đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước đó. Hạn chế tự mình mua thuốc cho trẻ sử dụng tại nhà. Việc tự ý sử dụng thuốc tại nhà cũng như lạm dụng thuốc trị táo bón cho bé có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ 1 tuổi bị táo bón nên ăn gì?

Bé 1 tuổi ăn gì để không bị táo bón có lẽ là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Ba mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ. Các loại thực phẩm này là: rau mồng tơi, rau dền, súp lơ, đậu bắp, khoai lang. Cùng các loại trái cây như: quả bơ, lê, chuối chín, táo gọt vỏ. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc tốt, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…

be 1 tuoi bi tao bon

Bổ sung chất xơ để tránh tình trạng bé 1 tuổi bị táo bón

Gợi ý thực đơn cho trẻ 1 tuổi bị táo bón:

  • Bột rau củ: Mẹ chuẩn bị 50 đến 100 gram rau củ (bông cải, bí xanh, cà rốt,…) rồi thái vụn. Đun sôi rau củ với nửa bát nước trong vòng 7 phút. Sau đó xay nhuyễn, lược bỏ cặn rồi nêm nếm với một ít muối, đường là có thể cho bé ăn được rồi.
  • Súp cà rốt kết hợp với củ cải và khoai tây: Mẹ chuẩn bị cà rốt, củ cải, khoai tây với khối lượng đều nhau là 40 gram. Me cũng đun sôi các thành phần trên với nửa bát nước. Sau đó tiếp tục xay nhuyễn, lược bỏ cặn rồi nêm nếm vừa ăn.
  • Bột chuối tiêu: Bột ăn dặm này rất đơn giản và dễ thực hiện. Phụ huynh chỉ cần chuẩn bị 1 quả chuối tiêu đã chín kỹ, sau đó lột vỏ, thái thành từng lát mỏng. Tiếp đến cho vào máy xay nhuyễn, rây thêm 1 lượt nếu cần. Bột chuối tiêu này phù hợp cho những bữa ăn phụ, giúp cung cấp chất xơ bổ dưỡng cho trẻ.

Bé 1 tuổi bị táo bón: Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Trẻ 1 tuổi bị táo bón kéo dài, thời gian bị táo bón trên 2 tuần. Bé đi đại tiện khó khăn, phân có kèm máu, nôn mửa hoặc sốt cao kèm theo táo bón là những dấu hiệu đã đến lúc ba mẹ nên cho trẻ đi khám. Ba mẹ nên cho trẻ đi khám kịp thời để được các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và hỗ trợ. Nếu đã thử hết những cách trị táo bón cho trẻ tại nhà mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên cho bé đến nhi khoa. (5)

Hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón. Sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt nhất cho trẻ.

Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng phổ biến không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đừng vì vậy mà chủ quan khi con bị táo bón nhé. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của trẻ để có những cách chữa trị tốt nhất. Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học theo từng giai đoạn phát triển của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong trường hợp dù đã thay đổi chế độ ăn uống và thử qua các phương pháp điều trị khác mà tình trạng bé 1 tuổi bị táo bón không thuyên giảm, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Nutrihome để được các bác sĩ, các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!


— Cập nhật: 30-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Trẻ 1 tuổi bị táo bón vì những nguyên nhân gì? Cách xử lý ra sao? từ website benhvienthucuc.vn cho từ khoá trẻ 1 tuổi bị táo bón.

Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng thường gặp khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Bởi đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nếu cha mẹ chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ tìm ra được nguyên gây ra bệnh táo bón ở trẻ để từ đó có cách xử lý sao cho an toàn, hiệu quả nhất.

1. Trẻ nhỏ 1 tuổi bị táo bón có những dấu hiệu, triệu chứng gì?

Táo bón là bệnh dễ dàng nhận biết với nhiều dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng. Do đó, bố mẹ chỉ cần lưu ý một số các biểu hiện sau đây để có thể phân biệt rõ ràng với những bệnh lý khác:

– Nếu trẻ đang bú bình nhưng không đi vệ sinh trong khoảng 3 ngày.

– Nếu trẻ đang bú mẹ nhưng không đi vệ sinh trong khoảng 1 tuần.

– Nếu chú ý quan sát, bạn có thể sẽ nghe bé rên nhẹ và mặt ửng đỏ khi đi vệ sinh.

– Phân bé khi thải ra sẽ bị khô cứng và vón cục với kích thước lớn hơn bình thường.

– Bé thường tỏ ra khó chịu, căng thẳng, quấy khóc khi đi vệ sinh.

Hiện nay, có nhiều cha mẹ vẫn chủ quan và vẫn lầm tưởng rằng trẻ bị táo bón sẽ tự hết khoảng từ vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng táo bón ở bé em được phân biệt thành 2 loại đó là:

– Trẻ táo bón chức năng: Nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh gây ra.

– Trẻ bị táo bón do bệnh lý: Trẻ thường xuất hiện những triệu chứng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, tuyến giáp, hệ thần kinh hoặc những vấn đề quanh khu vực hậu môn,… Tuy nhiên, những nguyên nhân này chiếm tỉ lệ rất nhỏ thế nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan.

Do đó, nếu bé bị táo bón mà không được thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như: sụt cân, suy dinh dưỡng, tâm lý bất ổn,…

2. Trẻ 1 tuổi bị táo bón nguyên nhân do đâu?

– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó trẻ không thể tiếp thu được loại sữa đang uống và phản ứng mạnh mẽ với các loại sữa đó.

– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, bởi bên trong sữa mẹ có chứa hormone motilin có vai trò hỗ trợ cho hoạt động ruột của bé. Do đó, nếu không được bổ sung hormone này sẽ khiến bé bị táo bón.

– Trẻ không được bổ sung đầy đủ lượng nước và chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chất xơ có vai trò và nhiệm vụ giữ nước tại ruột già và hỗ trợ thức ăn tiêu hóa nhanh chóng.

– Bé ham chơi thường lười và nhịn đi vệ sinh, khi nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài khiến phân khi thai ra khô cứng.

– Bé thường ít vận động, đặc biệt sau bữa ăn.

– Bé cũng có thể bị táo bón do việc lạm dụng thuốc quá nhiều. Trẻ nhỏ thường mắc các vấn đề như: suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh về hệ hô hấp… nên cha mẹ hay cần đến sự hỗ trợ của thuốc để cải thiện tình trạng. Thế nhưng việc uống nhiều thuốc khác nhau với hàm lượng cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây táo bón.

– Trẻ chuyển đột ngột từ sữa mẹ, sữa bột sang dùng thức ăn khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi.

– Bên cạnh đó, việc trẻ mắc các bệnh cần đến phẫu thuật như tắc nghẽn ruột, phình đại tràng bẩm sinh, bị suy giáp… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón.

3. Trẻ bị táo bón cha mẹ cần xử lý như thế nào cho an toàn, hiệu quả?

3.1 Cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón bằng dinh dưỡng

– Cha mẹ cần cân đối thực đơn của bé trong đó quan trọng là chất xơ, dầu ăn,…

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, thực phẩm giàu chất béo để hệ tiêu hóa thực hiện tốt vai trò của mình.

– Cho bé ăn vừa đủ tinh bột có thể thay thế bằng hạt ngũ cốc, yến mạch,…

– Có thể cho trẻ uống các loại sinh tố cho cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin cần thiết, nước và chất xơ giúp bé nhanh hồi phục.

– Bé cũng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột. Tuy nhiên khi sử dụng cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé sử dụng khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Để được tư vấn và theo dõi, điều trị hiệu quả, tốt nhất là nên đưa bé đi bệnh viện nếu táo bón kéo dài.

3.2 Cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón bằng thay đổi cách chăm sóc

– Bố mẹ cần theo dõi sát sao và hướng dẫn cho con tư thế đi vệ sinh, đại tiện đúng cách.

– Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào giờ cố định trong ngày.

– Thường xuyên nhắc nhở bé không được nhịn đi vệ sinh mỗi ngày.

– Tăng cường cho trẻ ăn thật nhiều rau xanh và uống nhiều nước mỗi ngày.

– Có thể cho trẻ ra ngoài và tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. –

– Nếu cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường của trẻ như: trẻ bị đau quanh hậu môn khi đi đại tiện, nứt hậu môn, đi ngoài ra máu,sụt cân, khóc lóc, đau đớn… Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh để lâu gây hại cho sức khỏe của bé.

Bé 1 tuổi bị táo bón là vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý và phòng bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh cho con luôn mạnh khỏe.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×