Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Đi tiểu nhiều có phải là biểu hiện bệnh lý hay không?

Tiểu tiện là một trong những hoạt động sinh lý của cơ thể để loại thải những chất cặn bã ra ngoài. Vì thế, nhiều người đã nghĩ rằng đi tiểu nhiều là thận đang làm việc hiệu quả, quá trình lọc nhanh. Tuy nhiên, quan điểm này có thật sự đúng hay không? Đi tiểu nhiều lần là chuyện bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn? Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giải đáp cặn kẽ về chứng tiểu nhiều để bạn có thể tham khảo.

06/03/2019 | Buồn tiểu, đi tiểu ngay có tốt không?
09/09/2015 | Đi tiểu có dấu hiệu sau cần chữa gấp kẻo nguy cơ chạy thận cả đời

1. Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường như thế nào?

Lượng nước tiểu vào và ra ở cơ thể bình thường

Với một người bình thường, một ngày khi được cung cấp đủ 2 lít nước thì sẽ đi tiểu khoảng 5 đến 10 lần và không đi tiểu vào ban đêm. Nếu cơ thể bạn bình thường, không mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, không mang thai, chế độ sinh hoạt đều đặn, không mất quá nhiều nước qua mồ hôi, chế độ dinh dưỡng cân đối và không sử dụng các chất kích thích thì một ngày, lượng nước tiểu thải ra sẽ tương ứng với lượng nước uống vào trong ngày

Khi bàng quang được dung nạp khoảng từ 250 – 350ml nước tiểu sẽ kích thích cơ thể gây nên cảm giác muốn đi tiểu, người bình thường sẽ đi tiểu chủ yếu vào ban ngày, ban đêm thường tiểu rất ít hoặc không mắc tiểu.

20200702 di tieu nhieu 1

Lượng nước tiểu thải ra còn phụ thuộc vào lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày

Quá trình tạo ra nước tiểu 

Nước tiểu được tạo ra ở thận qua 2 giai đoạn: 

Đầu tiên là quá trình lọc ở cầu thận là quá trình dịch đi từ lòng mạch để vào bọc Bowman thông qua ba lớp tế bào từ tế bào biểu mô mao mạch đến màng đáy. Nước tiểu vào được trong bọc Bowman gọi là nước tiểu đầu có chứa thành phần các chất hòa tan giống huyết tương có kích thước nhỏ. Quá trình lọc diễn ra nhờ vào sự chênh lệch áp suất giữa các lớp màng.

Tiếp theo là quá trình lọc là sự tái hấp thu nước, các chất dinh dưỡng cần thiết và bài tiết các chất diễn ra ở hệ thống ống thận. Nước và các chất dinh dưỡng sau quá trình lọc vẫn còn tồn tại rất nhiều trong nước tiểu đầu, do đó cần phải có quá trình tái hấp thu để các chất dinh dưỡng đi ngược lại vào và cô đặc nước tiểu, chỉ có những chất cặn bã mà cơ thể không dung nạp được mới được đẩy ra ngoài. Trong hệ thống ống thận, quá trình tái hấp thu và bài tiết của nước tiểu sẽ diễn ra ở ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Nhờ vậy mà các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu lại một cách tối đa.

Nước tiểu còn lại sau quá trình tái hấp thu, cô đặc và bài tiết rồi đổ vào bể thận, theo niệu quản xuống bàng quang và cuối cùng được thải ra ngoài.

2. Điều gì khiến một người đi tiểu nhiều lần trong ngày? 

Trường hợp nếu bạn đi tiểu quá 10 lần trong một ngày sẽ được gọi là tiểu nhiều. Nếu bạn dung nạp nước vào cơ thể nhiều thì có thể xem đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp nước ít, không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn bình thường nhưng vẫn đi tiểu liên tục thì cần chú ý vì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.

20200702 di tieu nhieu 2

Đi tiểu liên tục quá nhiều lần trong một ngày có thể là biểu hiện của bệnh lý

Đi tiểu nhiều do mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là cơ quan sản xuất và đào thải nước tiểu, do đó xảy ra bất thường nào đều có thể làm rối loạn quá trình tiểu tiện khiến cơ thể liên tục muốn bài trừ nước tiểu. Người đi tiểu nhiều lần trong một ngày có thể là do mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn hoặc có dị vật, sỏi ở đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư, hoặc bị hẹp niệu đạo.

Đi tiểu liên tục do các bệnh về tiền liệt tuyến

Tiền liệt tuyến là bộ phận nằm dưới bàng quang, bao quanh đầu niệu đạo. Tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới đảm nhận 2 chức năng quan trọng là tiết và dự trữ tinh dịch, co bóp đồng thời kiểm soát nước tiểu, không để nước tiểu và tinh dịch ra ngoài cùng một lúc. 

Bên cạnh đó sự co thắt sẽ làm đáy bàng quang đóng lại, ngăn không để tinh dịch chảy ngược vào bàng quang khi phóng tinh. Chính vì vậy mà các bệnh lý về tiền liệt tuyến sẽ có thể gây ra kích ứng bàng quang dẫn đến Đi tiểu nhiều lần. Các bệnh lý mà nam giới cần chú ý khi mắc chứng đi tiểu liên tục như viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến bạn đi tiểu thường xuyên trong một ngày như: 

  • Mắc bệnh đái tháo đường đi kèm với biểu hiện khô da, sụt cân,…

  • Stress quá độ cũng có thể là nguyên nhân mà ít người để ý. Tình trạng lo lắng, mệt mỏi thường xuyên có thể gây ra bệnh trầm cảm, mất ngủ khiến đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm.

  • Hệ thần kinh bị tổn thương hoặc đang mắc các bệnh lý như tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống,… cũng có thể khiến cho quá trình kiểm soát tại bàng quang gặp sự cố, khiến cơ thể liên tục kích thích, tạo cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.

  • Tiểu nhiều sinh lý.

  • Uống nhiều nước làm tăng lưu lượng máu đến thận, khiến thận làm việc nhiều hơn.

  • Uống nhiều cafe, chè, thuốc lợi tiểu.

  • Đang dùng các thuốc trợ tim như: digitalin, ubain, long não.

  • Đang trong giai đoạn ủ bệnh với các nhóm bệnh: thương hàn, viêm phổi, viêm gan virus, cúm,…

  • Do tiết trời quá lạnh, việc thoát nước qua da kém đi, đồng nghĩa với việc thận phải bài tiết nhiều hơn.

20200702 di tieu nhieu 3

Người thường xuyên bị stress hoặc gặp các vấn đề thần kinh cũng có thể dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần

3. Những lời khuyên về chế độ ăn uống nhằm hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều lần? 

Ngoài việc có thể mắc các bệnh lý nói trên thì đi tiểu nhiều lần trong một ngày khiến người bị bệnh cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Do đó, nhằm giúp người bệnh hạn chế được tình trạng đi tiểu liên tục, MEDLATEC tư vấn cho các độc giả chế độ ăn dành cho người mắc phải triệu chứng này như sau: 

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tốt nhất là 2 lít mỗi ngày ở người bình thường. Uống nước quá ít hay quá nhiều cũng đều không phải là phương pháp khoa học cho cơ thể bạn.

  • Hạn chế các thức uống có gas, cồn, nước ngọt vì nó có thể làm tăng lượng nước tiểu.

  • Cafein là một chất có tác dụng lợi tiểu do đó, hạn chế các chất chứa cafein như cafe, không hút thuốc lá sẽ giúp bạn hạn chế việc đi tiểu liên tục.

  • Các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh,… có chứa axit đều dễ dàng gây kích ứng bàng quang khiến bạn nhanh chóng buồn tiểu.

  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp cơ thể duy trì nồng độ kiềm ổn định, giảm các áp lực lên thận.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein thực vật, động vật, các chế phẩm từ đậu, ngô, thịt nạc, cá, gà,… đều có lợi với người đi tiểu nhiều.

  • Hạn chế đồ cay, nóng cũng là cách để bảo vệ bàng quang của bạn.

20200702 di tieu nhieu 4

Cung cấp vừa đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày


— Cập nhật: 31-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Đi tiểu nhiều lần có thực sự đáng lo ngại không? từ website medlatec.vn cho từ khoá tiểu ít tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều không phải là bệnh mà là triệu chứng của thường gặp của nhiều loại bệnh lý. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt hàng ngày chưa hợp lý cũng có thể gây ra tình trạng này. Vậy tiểu nhiều lần có đáng lo ngại không và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

24/09/2020 | Chỉ số protein niệu trong xét nghiệm nước tiểu thai phụ nói lên điều gì
18/09/2020 | Tiểu đường thai kỳ – Bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng dễ dàng phòng tránh
02/07/2020 | Đi tiểu nhiều có phải là biểu hiện bệnh lý hay không?

1. Khi nào được gọi là đi tiểu nhiều lần?

Một người trưởng thành có thể đi tiểu khoảng 6 đến 8 lần/ngày. Những người có xu hướng đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày được gọi là tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải phân biệt tiểu nhiều lần và tiểu rắt. Tiểu rắt là đi tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu mỗi lần thường ít và đôi khi rất khó đi. Tiểu nhiều lần thì số lần đi nhiều và lượng tiểu cũng nhiều và rất dễ tiểu. 

20201005 di tieu nhieu 1
Tiểu nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh

Tuy nhiên, mỗi người lại có một thể trạng khác nhau, nên số lần tiểu từ 6 đến 8 lần chỉ là con số ước tính trung bình và không thể đưa ra một con số chính xác tuyệt đối. 

Bên cạnh đó, rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lần đi tiểu, đặc biệt là thói quen ăn uống của mỗi người. Những người uống nhiều rượu, bia, cà phê thì số lần đi tiểu của họ sẽ nhiều hơn so với người không uống những chất kích thích này. 

Một yếu tố ảnh khác cũng ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu là độ nhạy cảm của bàng quang. Rất nhiều người chỉ cần uống một chút nước cũng có thể có nhu cầu đi tiểu ngay nhưng người khác uống nhiều hơn mà lại chưa có nhu cầu. 

2. Khi nào cần cảnh giác với đi tiểu nhiều lần trong ngày?

Nếu đi tiểu nhiều và số lượng tiểu có thể trên 2,5 lít trong ngày và kèm theo một số dấu hiệu sau, bạn cần phải đi khám để khắc phục sớm: 

  • Tình trạng tiểu ngắt quãng, cảm giác còn nước tiểu nhưng không tiểu được, đôi khi dòng tiểu ngưng đột ngột. 

  • Tiểu gấp: Người bệnh cảm thấy khó chịu trong bàng quang và muốn đi tiểu ngay. 

  • Tiểu không tự chủ: Một số trường hợp bị tiểu rò rỉ từng lúc hoặc liên tục, hiện tượng này còn có thể gọi là tiểu mất kiểm soát.

  • Mỗi lần đi tiểu người bệnh có cảm giác đau buốt hoặc nóng bừng. 

  • Tiểu ra máu: Khi tiểu, bạn phát hiện có nhiều máu hoặc máu cục lẫn trong nước tiểu.

  • Tiểu không tự chủ về đêm, nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dầm ở người trưởng thành. 

3. Đi tiểu nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng tiểu nhiều lần nếu kéo dài sẽ là vấn đề không nhỏ với người bệnh. Khi không được khắc phục sớm, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và họ còn luôn cảm thấy xấu hổ vì thường xuyên phải “làm bạn với nhà vệ sinh”, rất ngại khi phải đi xa. Bên cạnh đó, những trường hợp này sẽ có nguy cơ cao về các bệnh liên quan đến tiết niệu, huyết áp, tim mạch,…

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đi tiểu nhiều lần: 

Do bệnh lý: 

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Qua niệu đạo, vi khuẩn xâm nhập bàng quang gây nhiễm trùng đường tiết niệu và gây ra tiểu nhiều và một số triệu chứng khác. 

Suy thận mạn tính: Đối với những bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn đầu, tình trạng giảm chức năng cô đặc nước tiểu có thể gây ra chứng tiểu đêm và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, còn có một số hiện tượng khác như nước tiểu nhiều bọt, tiểu ít, hiện tượng phù, da xanh, người bệnh chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

20201005 di tieu nhieu 2
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu nhiều lần

Bệnh sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu: Khi sỏi hoặc một số dị vật cọ xát làm cổ bàng quang bị kích thích có thể dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần. Nhưng bạn cần biết rằng, sỏi thận có nhiều triệu chứng đa dạng như là tiểu khó, tiểu buốt kèm theo đau lưng,… Nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến Suy thận. 

Đái tháo đường type 1 và type 2 cũng có dấu hiệu sớm là tiểu nhiều. Nhưng bên cạnh đó, những bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng trên dây thần kinh kiểm soát bàng quang cũng có biểu hiện tiểu nhiều.

Đột quỵ và bệnh thần kinh: Khi dây thần kinh chi phối bàng quang bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang và gây ra hiện tượng tiểu nhiều lần và đôi khi là tiểu đột ngột. 

Ung thư bàng quang: Bệnh nhân có khối u trong bàng quan gây chèn ép bàng quang, vì thế thường xuyên phải đi tiểu trong ngày. 

Những bệnh nhân bị huyết áp cao, viêm bàng quang kẽ, phì đại tuyến tiền liệt,… cũng có triệu chứng tiểu nhiều lần. 

Nguyên nhân khác: Ngoài những bệnh lý kể trên, một số yếu tố sau cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều. 

Bàng quang tăng hoạt: Đây là tình trạng cơ bàng quang hoạt động quá mức khiến bệnh nhân thường xuyên muốn đi tiểu, dù lượng tiểu trong bàng quang chứa nhiều. Những trường hợp sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu hoặc những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố,… rất dễ mắc chứng bàng quang tăng hoạt. 

Phụ nữ mang thai: Khi thai nhi lớn lên và tử cung bắt buộc phải to dần lên sẽ chèn ép lên bàng quang nên mẹ bầu thường có xu hướng đi tiểu nhiều. 

Độ tuổi: Tuổi càng cao, chức năng thận càng bị suy yếu.

20201005 di tieu nhieu 3
Hạn chế uống rượu bia, để giảm nguy cơ tiểu nhiều lần

Chế độ ăn: Uống nhiều nước hoặc ăn nhiều canh, sử dụng chất kích thích là những lý do khiến chúng ta đi tiểu nhiều lần. 

Dùng thuốc lợi tiểu: Để điều trị một số bệnh như bệnh phù thũng, bệnh suy thận, xơ gan,… bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc lợi tiểu và đó cũng chính là lý do gây tiểu nhiều lần.

Do tâm lý: Bạn quá căng thẳng, mất ngủ,… cũng chính là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu. 

20201005 di tieu nhieu 4
Mẹ bầu cũng phải đối mặt với tình trạng tiểu nhiều lần

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Cần phải tìm ra nguyên nhân để kịp thời khắc phục. Nếu tiểu nhiều lần do bệnh lý mà không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm, vì thế bạn cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Mọi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn. 


— Cập nhật: 31-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? từ website vuongbao.vn cho từ khoá tiểu ít tiểu nhiều lần.

Chào bác sĩ,

Khoảng 3 tuần gần đây tôi xuất hiện chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, mỗi lần tiểu tiện chỉ được rất ít nước tiểu nhưng một thời gian ngắn sau đó tôi lại có cảm giác buồn đi tiểu tiếp. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp mắc tiểu nhưng tiểu ít của tôi là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

(Nguyễn Văn Toán, 50 tuổi, Lào Cai)


Trả lời:

Chào bác Toán,

Lời đầu thư, vuongbao.vn xin gửi lời cảm ơn bác đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không?” của bác Toán chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu ít là gì?

Mắc tiểu nhưng tiểu ít là căn bệnh dễ gặp. Chúng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những người ở độ tuổi khoảng trên 40 tuổi.

Bị mắc tiểu nhưng tiểu ít kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của người bệnh.

mac tieu nhung it tieu

Mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì?

Chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu như:

Bị nóng trong người: Cơ thể bị nóng trong, gan nóng là một nguyên nhân phát sinh chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít.

Viêm niệu đạo: Ống niệu đạo ở nam giới giống như “kênh thoát nước” đưa nước tiểu từ bàng quang chảy ra bên ngoài. Ngoài ra, trong quá trình xuất tinh, ống niệu đạo ở nam giới là cơ quan truyền phóng tinh dịch.

Khi niệu đạo bị viêm, vị trí viêm bị phình to làm chu vị ống niệu đạo hẹp lại gây cản trở dòng nước tiểu, từ đó làm xuất hiện hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo thường do các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập từ bên ngoài và gây bệnh.

Hẹp niệu đạo: là căn bệnh ở nam giới và thường có nguyên nhân liên quan đến chứng viêm niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: có 2 dạng thường gặp là viêm bể thận và viêm bàng quang.

Một số vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào niệu đạo, chúng không gây bệnh tại niệu đạo mà có xu hướng di chuyển gây bệnh vào các bộ phận khác như bàng quang. ống thận, thận… Điều này có thể dẫn đến rối loại hệ tiểu tiện, gây các chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, bị đau buốt khi tiểu tiện. Tiểu ngắt quãng, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.

viem bang quang 600
Bàng quang bị viêm

Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm dưới đáy bàng quang và bao quanh một phần sau ống niệu đạo. Tuyến tiền liệt bị viêm khiến kích thước và trọng lượng tuyến tiền liệt tăng lên, từ đó gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo gây chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, khó tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt: hay còn gọi là bệnh u xơ tuyến tiền liệt lành tính. Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra do các tế bào tuyến tiền liệt tăng sản kích thước khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên. Không chỉ gây bí tiểu, mắc tiểu nhưng tiểu ít, căn bệnh này còn gây một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt kèm theo cảm giác tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu són, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm…

Mắc tiểu nhưng tiểu ít chữa trị thế nào?

Để chữa trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít hiệu quả, đầu tiên người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây mắc tiểu nhưng tiểu ít để từ đó đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp.

Điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng bài thuốc dân gian

rau diep ca chua benh tri
Rau diếp cá

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:

  • Hạ liên châu, Mướp đắng, Cam thảo, Rau diếp cá: mỗi vị 16g
  • Mã đề thảo, Vỏ bí ngô,  Bạch mao căn: mỗi vị 16g
  • Thổ phục linh, Tang diệp: mỗi vị 20g
  • Mộc thông: 12g

Cách sắc thuốc:

  • Cho các vị thuốc vào ấm và sắc với 3 bát con nước sạch.
  • Ấm thuốc sôi tiến hành hạ nhỏ lửa
  • Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và sắc tiếp tục cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc thì chắt ra.
  • Tiếp tục cho 800ml nước lần 2 và lần 3. Mỗi lần sắc còn 300ml nước thuốc thì ngừng.
  • Trộn đều 3 lần nước thuốc với nhau. Sau đó chia thành 3 phần dùng uống trong ngày.
  • Uống cách 20 phút sau khi ăn no.
  • Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn.
  • Thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
  • Kiên trì dùng uống thuốc sẽ thấy chứng bí tiểu khó tiểu thuyên giam sau 3 – 10 ngày.

Bài thuốc 2:

kim ngan hoa
Cây kim ngân hoa

Nguyên liệu:

  • Hương nhu trắng, Cỏ mần trầu, mã đề: mỗi vị 16g
  • Kim ngân hoa, râu ngô: mỗi vị 10g.
  • Liên kiều, sinh địa: 12g

Cách sắc thuốc và các dùng giống bài thuốc 1.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu:

  • Cây mã đề, cây kim tiền thảo, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) : mỗi vị 50g
  • Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
  • Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
cay kim tien thao
Cây kim tiền thảo

Cách sắc thuốc và các dùng giống bài thuốc 1.

Các bài thuốc dân gian trên có hiệu quả tích cực với trường hợp người bệnh mắc bí tiểu do nóng trong. Trong trường hợp người bệnh bị mắc tiểu nhưng tiểu ít do bệnh lý thì các bài thuốc này chỉ đạt hiệu quả thấp do chúng không có khả chữa trị từ căn nguyên bệnh.

Chữa trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng thuốc Tây y

Dùng các loại thuốc Tây y như kháng sinh, kháng viêm, lợi tiểu, cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh mắc tiểu nhưng tiểu ít. So với các bài thuốc dân gian, thuốc Tây y mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn nhưng bên cạnh đó chúng có thể gây các tác dụng phụ cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định áp dụng.

Một số nhóm thuốc, thành phần có tác dụng điều trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít như:

  • Nhóm kháng sinh Quinolon: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt bằng đường uống. Các biệt dược thường gặp: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Acid nalixilic…
  • Nhóm kháng Aminoglycoside: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu bằng đường tiêm. Biệt dược thường gặp: Kanamycin, Benzylpenicillin, Erythromycin…
  • Thuốc Allopurinol điều trị sỏi thận.
  • Thuốc bôi tại chỗ Famciclovir trị viêm âm đạo ở phụ nữ.
  • Thuốc chặn Alpha 1: làm giảm triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt lành tính với các tên biệt dược Alfuzosin (Uroxatral), Terazosin (Hytrin)…
  • Thuốc Finasteride (Proscar, Propecia): ức chế sự phát triển và làm teo nhỏ kích thước phì đại tuyến tiền liệt.
  • TPBVSK Vương Bảo : Đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhần bị phì đại tiền liệt tuyến

    anh 4 min
    Vương Bảo có dạng lọ 80 viên và dạng hộp 20 viên

Điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít thường chỉ được cân nhắc áp dụng khi các bệnh lý ở mức độ nặng, việc dùng thuốc điều trị nội khoa tại chỗ không có tác dụng hoặc là tác dụng không đáng kể. Một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể kể đến như:

hep nieu dao
Vị trí niệu đạo bị hẹp được mở rộng sẽ giúp cải thiện dòng tiểu

Mở rộng niệu đạo: vị trí hẹp niệu đạo được mở rộng giúp dòng nước tiểu di chuyển dễ dàng hơn, người bệnh thoải mái hơn,  các triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, khó tiểu, tiểu rắt… được giảm đáng kể.

Phẫu thuật: Có thể là mổ phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tuyến tiền liệt ở kích thước lớn; hoặc phẫu thuật cắt bỏ kích thước khối u tuyến tiền liệt ác tính (ung thư tuyến tiền liệt).


— Cập nhật: 31-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa từ website tamanhhospital.vn cho từ khoá tiểu ít tiểu nhiều lần.

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ. Đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần có hướng xử trí càng sớm càng tốt.

tieu dem o nu gioi

Tiểu đêm ở nữ giới là gì?

Tiểu đêm ở nữ giới là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 1 lần trong giấc ngủ đêm. Một số trường hợp có thể tiểu lên đến 5 – 7 lần. Ngoài tăng tần suất đi tiểu, một số triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện gồm: (1)

  • Tiểu rát, tiểu buốt, nóng niệu đạo.
  • Thường xuyên buồn tiểu, căng tức bàng quang. Tuy nhiên, khi tiểu, lượng nước rất ít, tiểu không hết. Một số trường hợp nặng có thể tiểu ra cả mủ và máu.

tieu dem o nu gioi la gi

Tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi, có thể do bệnh lý hay một số lý do khác. Chức năng sinh lý ở người cao tuổi đã suy giảm. Các cơ quan đã lão hóa, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh trực tiếp hay gián tiếp dẫn tới tình trạng tiểu đêm.

Mặt khác, người lớn tuổi thường có giấc ngủ ngắn, ít ngủ. Tình trạng này thường gây buồn tiểu. Ngược lại, tiểu nhiều lần lại làm họ mất ngủ. Điều này vô tình tạo thành một lặp khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới

1. Bàng quang tăng hoạt

Bệnh xảy ra khi cơ sàn chậu của nữ giới bị suy yếu. Nguyên nhân có thể là do sau sinh hay sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nếu thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng có thể kích thích bàng quang, từ đó dẫn tới tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới. (2)

hinh anh bang quang tang hoat

2. Viêm đường tiết niệu

Cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới. Vì thế, các tác nhân gây bệnh rất dễ dàng thâm nhập vào hệ tiết niệu, dẫn tới nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình là tiểu tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, nóng rát niệu đạo.

Một số người bệnh còn có thể bị tiểu máu, tiểu ra mủ, nước tiểu có mùi khó chịu. Bệnh thường gặp ở người quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc vệ sinh vùng kín kém.

3. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục đặc biệt phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh triệu chứng tăng tiết dịch, khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy tại cơ quan sinh dục, bệnh còn gây hiện tượng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong đêm.

4. Dị vật đường tiểu, sỏi thận

Sỏi thận hay dị vật đường tiểu gây kích thích bàng quang. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy mót tiểu, muốn đi tiểu liên tục, tiểu nhiều lần trong đêm.

hinh anh soi than

5. Bệnh sa tử cung

Sa tử cung là bệnh thường xuất hiện ở nữ giới có tần suất sinh con dày đặc. Điều này gây tổn thương cho tử cung, mất sự đàn hồi. Tử cung bị sa xuống gây chèn ép bàng quang. Vì thế, người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần ban đêm lẫn ban ngày.

6. Một số nguyên nhân khác

  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp: Nếu đang dùng những loại thuốc điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Những loại thuốc huyết áp chứa hydroclorothiazid, furosemid… có thể làm tăng số lần đi tiểu khi được sử dụng vào buổi tối. Do đó, các thuốc điều trị huyết áp nên được dùng vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều.
  • Phụ nữ có thai: Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng thường gặp ở thai phụ. Tình trạng này thường xuất hiện từ đầu thai kỳ, tuy nhiên rõ nhất là khi thai nhi phát triển trong tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân tiểu đêm ở thai phụ là do sự thay đổi nội tiết tố HCG khiến máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn, làm giảm dung tích chức năng bàng quang.
  • Tuổi tác: Chức năng cô đặc nước tiểu giúp chúng ta ngủ suốt đêm, không bị gián đoạn. Ở người lớn tuổi, chức năng này dần suy giảm, dẫn tới tình trạng tiểu nhiều trong đêm.
  • Căng thẳng mệt mỏi: Làm việc, học tập trong môi trường nhiều áp lực, thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ… có thể khiến não bộ luôn trong trạng thái mất cân bằng, làm thay đổi thói quen sinh hoạt. Khi tình trạng mất ngủ đi kèm với tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau bộ phận sinh dục, nữ giới nên đi khám càng sớm càng tốt, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng.
  • Các bệnh lý khác: Người bị đái tháo đường, suy thận, parkinson, xơ cứng rải rác từng đám, hội chứng chèn ép tủy sống… có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đêm.

Hay tiểu đêm nhiều lần ở nữ gây ảnh hưởng gì?

Tình trạng tiểu đêm nhiều lần gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của nữ giới, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, đồng thời làm sức khỏe suy giảm, đảo lộn giấc ngủ và tinh thần, thể chất suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, tiểu đêm làm tăng nguy cơ mắc những bệnh huyết áp, tim mạch, tăng tỷ lệ đột quỵ ở người lớn tuổi do phải thức nhiều lần trong đêm. (3)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Khó chịu hoặc đau khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hay màu sắc bất thường.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Khó tiểu dù đã rất buồn tiểu.
  • Vùng kín tiết dịch.
  • Cảm giác thèm ăn hay khát tăng.
  • Sốt hay ớn lạnh.
  • Buồn nôn hay nôn mửa.
  • Đau thắt lưng hay đau một bên.
  • Ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới, có thể do nhiều yếu tố phối hợp. Vì thế, người bệnh nên đi thăm khám để được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe. Những phương pháp chẩn đoán tiểu đêm thường được chỉ định gồm: (4)

1. Thăm khám lâm sàng

  • Người bệnh sẽ được yêu cầu trả lời những câu hỏi liên quan tới triệu chứng, thời điểm khởi phát triệu chứng, tần suất đi tiểu, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý, những thuốc đang dùng (nếu có).
  • Vì thế, trước khi tới bệnh viện, người bệnh cần thu thập đủ thông tin như các loại thức uống, số lần đi tiểu trong 3 – 5 ngày. Từ đó, bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác triệu chứng và có hướng xử trí phù hợp.

tham kham lam sang

2. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng thận (urea, creatinine), đường huyết.
  • Phân tích nước tiểu: Phương pháp này giúp phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận…

xet nghiem

Cách chữa trị hay tiểu đêm ở nữ

Tùy theo nguyên nhân tiểu đêm, người bệnh sẽ được chỉ định hướng điều trị phù hợp như:

  • Tác động từ thuốc: Người bệnh nên dùng thuốc sớm hơn vào ban ngày.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Người bệnh nên đi đến các chuyên gia giấc ngủ hoặc bác sĩ tim mạch để có hướng xử trí kịp thời.
  • Bệnh lý: Tiểu đêm có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường… Những trường hợp tiểu đêm do bệnh thường sẽ cải thiện khi bệnh được kiểm soát tốt.
  • Mang thai: Thai phụ có thể áp dụng bài tập Kegel để tăng cường các cơ vùng chậu. Bạn thực hiện thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu, giữ nguyên động tác khoảng 5 – 10 giây, sau đó thả lỏng trong 10 giây, lặp lại 10 lần. Thai phụ nên luyện tập thường xuyên, 3 lần/ngày nhằm kiểm soát tốt hoạt động bàng quang.

thuong xuyen tap the duc

Một số lưu ý cần biết khi mắc phải chứng tiểu đêm ở nữ

Khi mắc bệnh, nữ giới nên đặc biệt lưu ý những vấn đề như:

  • Tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não nên hạn chế uống nước trước khi ngủ. Khi ngồi dậy trong đêm nên ngồi từ từ, nghỉ khoảng 2 – 5 phút rồi mới bước xuống giường, không nên đứng dậy luôn vì rất dễ gây đột quỵ.
  • Nếu nơi đi tiểu ở ngoài trời thì nên chuẩn bị một chiếc bô, hạn chế tiếp xúc với không khí ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Nếu bị khó tiểu cần đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu.
  • Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, sinh hoạt khoa học, tránh dùng các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Vì các loại thực phẩm này không chỉ gây thừa cân mà còn ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Đặc biệt cần kiêng ăn đêm vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đầy bụng, khó ngủ…

Cách phòng ngừa tiểu đêm ở nữ

Để phòng ngừa tiểu đêm ở nữ giới, bạn nên lưu ý:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn mỗi ngày.
  • Tránh ăn quá nhiều thịt và muối.
  • Buổi tối trước khi ngủ cần hận chế ăn những loại trái cây mọng nước, uống nhiều nước hoặc thức uống lợi tiểu (trà, bia, rượu…)
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hoặc stress trước khi ngủ để dễ vào giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thói quen đi tiểu vào giờ cố định, đặc biệt là trước giờ ngủ.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 67890287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có thể là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu mỗi đêm đều đi tiểu nhiều hơn 1 lần, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định sớm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nặng.


— Cập nhật: 31-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu từ website tamanhhospital.vn cho từ khoá tiểu ít tiểu nhiều lần.

Tiểu đêm là triệu chứng thường gặp của các bệnh đường tiết niệu. Tiểu đêm không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, những người tiểu đêm nhiều lần cần được thăm khám càng sớm càng tốt. Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, chẩn đoán và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên

tieu dem nhieu lan la benh gi

Tổng quan về tiểu đêm

Tiểu đêm là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng một người phải thức giấc nhiều lần để đi tiểu vào ban đêm. (1)

Hầu hết mọi người thường thức dậy không quá 1 lần trong đêm để đi tiểu. Trong thời gian ngủ, cơ thể tạo ra ít nước tiểu hơn, nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu phải thức giấc từ 2 lần trở lên để đi tiểu, có thể bạn đã bị tiểu đêm.

Tiểu đêm đơn thuần hoặc phối hợp với các triệu chứng khác của đường tiểu dưới như: tiểu nhiều lần ban ngày, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu rỉ cuối dòng… Tiểu đêm làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ, gây thiếu ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung, thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng đến chất lượng sống… Tình trạng mất ngủ do tiểu đêm nhiều lần cũng là một trong những yếu tố làm cho các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường khó kiểm soát, tăng nguy cơ đột quỵ và té ngã, nhất là ở người cao tuổi.

Tiểu đêm có thể do nhiều nguyên nhân, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn khác. Tiểu đêm nhiều lần là vấn đề sức khỏe cần phải được thăm khám và điều trị phù hợp.

Tiểu đêm nhiều lần do bệnh gì?  

Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu thận học, BVĐK Tâm Anh, nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều rất đa dạng, bao gồm cả lối sống và bệnh lý . Tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.

Trước khi tìm hiểu tiểu đêm nhiều lần do bệnh gì, chúng ta cần biết các nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đêm như sau:

1. Thói quen, sinh hoạt

Nguyên nhân rất phổ biến do uống quá nhiều nước, nhất là trước khi đi ngủ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia và thức uống chứa caffeine làm tăng lưu lượng nước tiểu do các thức uống này có gây lợi tiểu. Caffeine còn gây mất ngủ, khiến cho người bệnh phải thức giấc thường xuyên, lượng nước tiểu được sản xuất nhiều, do đó người bệnh đi tiểu tiểu đêm nhiều lần.

Các nguyên nhân gây tăng lưu lượng nước tiểu

  • Mất cân bằng thể dịch

Đây là tình trạng lượng nước trong cơ thể tăng nhanh vượt mức 40 ml trên mỗi kg trong 24 giờ.

Mất cân bằng thể dịch do nhiều nguyên nhân như suy thận, đái tháo đường, suy tĩnh mạch, suy tim…

Một số trường hợp mất cân bằng thể dịch có thể do các nguyên nhân đơn giản như uống quá nhiều nước, rượu bia.

  • Đa niệu về đêm

Tình trạng tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ.

  • Đa niệu (đái tháo nhạt)

Đa niệu là tình trạng thể tích nước tiểu hơn 3 lít/ngày. Đa niệu khác với tình trạng đi tiểu nhiều lần và đây cũng là nguyên nhân gây tiểu đêm.

Các nguyên nhân gây đa niệu như do uống quá nhiều nước, đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt có nguồn gốc thận, lợi tiểu thẩm thấu…

2. Bệnh lý đường tiểu dưới

duong tieu duoi

  • Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Liên quan đến câu hỏi “tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì”, một trong những bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Sự phát triển quá mức của tuyến tiền liệt gây chèn ép vào niệu đạo hoặc biến dạng cổ bàng quang là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiểu tiện, biểu hiện bởi các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm)  và triệu chứng tắc nghẽn (tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết…) (2)

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ một bộ phận nào của đường tiết niệu do các vi khuẩn, chủ yếu là E.Coli. Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đường tiểu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo. (3)

Người bệnh sẽ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, cảm thấy nóng buốt, đau rát, khó chịu vùng bụng dưới.

  • Bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.

  • Tắc nghẽn lối ra bàng quang

Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn lối ra bàng quang như: bướu tuyến tiền liệt, xơ hóa cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, sa bàng quang, sa tử cung… Ở nữ giới, tắc tình trạng này thường do suy yếu các cơ sàn chậu, sau thủ thuật hoặc sinh đẻ nhiều. Ở nam giới, tắc nghẽn lối ra bàng quang thường do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.

Khi có tắc nghẽn lối ra bàng quang, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi bật với tiểu khó, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết.

Các nguyên nhân khác

  • Mang thai

Tiểu đêm nhiều lần cũng có thể được xem là một triệu chứng điển hình của phụ nữ mang thai. Tình trạng này xuất hiện từ đầu thai kỳ, nhưng thể hiện rõ nét nhất là khi thai nhi phát triển ở tam cá nguyệt thứ 3.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tiểu đêm nhiều là do sự thay đổi nội tiết tố HCG khiến cho máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn, giảm dung tích chức năng bàng quang.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Trong nhiều trường hợp, thuốc cũng có thể gây tiểu đêm. Một số loại thuốc điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trợ tim, Demeclocycline, Methoxyflurane…

Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm

Nguyên nhân gây tiểu đêm rất đa dạng, có thể do nhiều yếu tố phối hợp. Do đó, người bệnh cần phải được thăm khám và đánh giá. Các phương pháp chẩn đoán tiểu đêm bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh nhiều câu hỏi có liên quan đến triệu chứng, thời điểm khởi phát triệu chứng, tần suất đi tiểu, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang uống (nếu có)

Trước khi đến bệnh viện, người bệnh nên làm nhật ký bàng quang, ghi lại các loại thức uống, số lần đi tiểu trong khoảng 3-5 ngày để giúp bác sĩ có thông tin đánh giá chính xác triệu chứng và điều chỉnh phù hợp…

  • Xét nghiệm

Xét nghiệm máu: Kiểm tra đường huyết, chức năng thận (Urea, creatinine)…

Phân tích nước tiểu: phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận…

phan tich nuoc tieu

Cấy nước tiểu: Nuôi cấy và định danh vi khuẩn trong nước tiểu dùng để xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • Chẩn đoán hình ảnh: Để xác định nguyên nhân tiểu đêm, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm hệ tiết niệu, chụp cắt lớp vi tính (CT), nội soi bàng quang…

Tiểu đêm có chữa được không? 

Tùy theo nguyên nhân, tình trạng tiểu đêm có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp sau:

  • Điều chỉnh lối sống: thay đổi thói quen sinh hoạt liên quan tiểu đêm như hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, giảm rượu bia, cà phê…
  • Nếu tiểu đêm do tác dụng phụ của thuốc, việc điều chỉnh thuốc sẽ giúp tình trạng được cải thiện.
  • Tiểu đêm cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt… Điều trị nguyên nhân để giảm bớt tình trạng tiểu đêm.
  • Các loại thuốc điều trị tiểu đêm: thuốc kháng cholinergic giúp giảm các tình trạng hoạt động quá mức của bàng quang, desmopressin giúp thận giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm…

Lời khuyên của bác sĩ

Các chuyên gia tiết niệu Trung tâm Tiết niệu thận học khuyên người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây để hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều:

  • Hạn chế rượu bia từ 2-4 giờ trước khi đi ngủ
  • Tránh dùng sản phẩm có caffeine như trà, cà phê, socola, nước có gas… vào buổi tối
  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như thực ăn cay, có tính axit và chất làm ngọt nhân tạo…
  • Tập Kegel và các bài vật lý trị liệu sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ vùng chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Nếu tình trạng tiểu đêm không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn sau khi đã thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

loi khuyen tu bac si

Trung tâm Tiết niệu Thận học, hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Giám đốc Trung tâm – Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Phó giám đốc – Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Tiết niệu – TS.BS Nguyễn Hoàng Đức… là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu…

Để đặt lịch khám với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để biết tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

+ Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.

+ Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/

 + Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh

+ Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Qua bài viết hẳn các bạn đã hiểu thêm về căn bệnh tiểu đêm cũng như câu hỏi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Bên cạnh những thông tin kiến thức có thể giúp các bạn một phần nào, nếu gặp những vấn đề khó giải quyết hơn thì hãy mau chóng liên lạc đến chúng tôi để được bác sĩ thăm khám trực tiếp nhằm đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×