Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 5 Lý do khiến bạn đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy

Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng khiến bản thân bạn có cảm giác đang bị xoay vòng vòng hoặc có thể thế giới xung quanh bạn đang quay cuồng, khiến bạn có nguy cơ té ngã. Vậy sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?

5 Lý do khiến bạn đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy

Gối và tư thế ngủ

Gối và tư thế nằm ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngủ của bạn. Nằm gối quá cao khiến cổ bị cứng, gập, gây khó thở và đau đầu. Ngoài ra nếu bạn nằm đệm quá cứng cũng sẽ làm bạn khó có được giấc ngủ ngon, gây ra tình trạng chóng mặt và đau mỏi người khi thức dậy.

Khi ngủ bạn không nên nằm tư thế sấp vì ngực đè ép khiến hoạt động của tim và phổi bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ oxy khi ngủ và dẫn đến hiện tượng choáng váng.

Mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ nước khiến não bộ và cơ thể của bạn khó hoạt động bình thường, thể tích máu giảm đồng thời huyết áp cũng giảm theo. Hệ quả dẫn đến thiếu máu lưu thông lên não gây ra hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Vì thế bạn nên uống 1 cốc nước trước khi đi ngủ để tránh bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trước khi đi ngủ

Bạn phải thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại hoặc chơi game trên các thiết bị điện tử quá lâu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mất giấc ngủ và khó đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, thức khuya, ngủ trễ và thiếu ngủ chính là những nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu và cảm giác chóng mặt, mệt mỏi sau khi thức dậy.

Dùng đồ uống chứa chất kích thích

Trà, cà phê, … là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Caffeine chứa trong đó vừa là chất kích thích vừa có tính lợi tiểu nên khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm dẫn đến giấc ngủ của bạn không ngon. Rượu, bia có thể giúp ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại khiến bạn bị đau đầu khi ngủ dậy.

Suy tim

Suy tim là trạng thái tim không hoạt động bình thường dẫn đến việc giảm khả năng bơm máu. Khi đó, huyết áp không thể ổn định dẫn tới hiện tượng chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy. Người bị suy tim cần sử dụng rất nhiều loại thuốc. Vậy nên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy.

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều rất quan trọng. Không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, hoặc đau đầu chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, bí đỏ, trứng, sữa…
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi nhất là rau, củ có màu xanh đậm.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chăm chỉ tập thể dục, luyện tập thể thao giúp bạn nâng cao sức khỏe.
  • Lựa chọn môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ để có giấc ngủ ngon.

Bấm huyệt giảm chóng mặt đơn giản

Bấm huyệt là một trong những phương pháp an toàn để cải thiện vấn đề Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Ưu điểm của hương pháp bấm huyệt này là hoàn toàn tự nhiên, giúp kích hoạt quá trình tự phục hồi của cơ thể thông qua các thao tác xoa bóp bấm huyệt cực kỳ đơn giản.

Huyệt Nội Quan (ký hiệu P6)

Huyệt Nội Quan nằm ở vị trí cổ tay, cụ thể là khe tay, mặt trước của cổ tay, nằm giữa hai đường gân của cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.
Đây là một điểm bấm huyệt hiệu quả có tác dụng cải thiện chóng mặt và cũng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan khác như say xe, buồn nôn và đau đầu.

Huyệt Bách Hội (ký hiệu GV20)

Huyệt Bách Hội là một trong các huyệt vị nằm trên đỉnh đầu, thuộc hệ 28 huyệt của mạch Đốc. Mạch Đốc ý chỉ các mạch nằm dọc phần cột sống lưng, tác động toàn bộ dương khí trong cơ thể.

Huyệt Phòng Trì (ký hiệu GB20)

Huyệt Phong Trì nằm ở phía sau cổ, bên dưới hộp sọ, trong rãnh nơi các cơ cổ gặp hộp sọ.
Kích hoạt huyệt này đặc biệt hữu ích để cải thiện nhanh chứng hoa mắt, chóng mặt, động kinh và liệt nửa người và cũng hữu ích để giải quyết các vấn đề về đau đầu, về mắt, huyết áp cao, đau cổ vai gáy và rối loạn thần kinh.

Kết luận

Mong rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì“.

Bên cạnh đó, Trung tâm VMC cũng đã phối hợp cùng bác sĩ CKI Y học cổ truyền – Bác sĩ Lê Hải để sản xuất khóa học “Nghệ thuật thư giãn bấm huyệt để có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ“. Khóa học sẽ giúp bạn:

  • Dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Ngủ ngon hơn, không mơ nhiều hay tỉnh giấc giữa đêm nhiều, nếu tỉnh giấc sẽ dễ ngủ lại
  • Kích thích khả năng tự phục hồi mạnh mẽ của tế bào thần kinh nhờ tái tạo lại giấc ngủ sâu
  • Giúp cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung, tăng tính sáng tạo, giúp tư duy tích cực hơn và mạch lạc hơn

— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Chóng Mặt Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Tốt Nhất từ website drvitamin.vn cho từ khoá ngủ dậy bị chóng mặt.

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng choáng váng ngay sau khi ngủ dậy nhưng lại xem nhẹ và không tìm cách khắc phục triệt để. Tuy nhiên thực tế đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó trong cơ thể.  Vậy chóng mặt khi ngủ dậy có nguyên nhân do đâu, làm thế nào để phòng tránh, câu trả lời sẽ có chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chóng mặt khi ngủ dậy là như thế nào?

Chóng mặt là hiện tượng cơ thể cảm thấy lâng lâng, bị mất thăng bằng hoặc đầu có cảm giác quay cuồng. Chóng mặt có thể đi kèm triệu chứng hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ù tai, co giật hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Những cơn hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy hoặc sau khi ngủ dậy xuất hiện đột ngột khiến bạn bị mất thăng bằng, mắt tối sầm, không nhìn thấy đường đi. Điều này cảnh bảo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Nếu triệu chứng của bệnh chỉ thoáng qua và nhanh hết, sau một thời gian dài mới xuất hiện thì lành tính, bạn chỉ cần nghỉ ngơi.

chong mat khi ngu day 1
Chóng mặt khi ngủ dậy khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu

Tuy nhiên nếu hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy kéo dài, xuất hiện thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống thì bạn không nên xem thường vì có thể đây là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như: Rối loạn tiền đình, thiếu máu não, xuất huyết tiêu hóa, huyết áp thấp, suy nhược thần kinh hay các bệnh lý về tim mạch.

Đối  tượng thường gặp vấn đề này không riêng gì người cao tuổi mà ngay cả phụ nữ có thai, người trung niên hoặc trẻ tuổi đều có thể mắc nếu đang gặp một trong số các vấn đề kể trên.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi ngủ dậy

Hiện tượng chóng mặt khi ngủ dậy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Môi trường sống

Khi môi trường sống quá ồn ào, không khí không thoáng sạch, ô nhiễm là một trong những lý do khiến bạn bị chóng mặt khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, ánh sáng ảnh hưởng đến việc sản sinh melatonin – loại hormone điều tiết giấc ngủ có tỉ lệ nghịch với ánh sáng trong phòng. Nếu hàm lượng melatonin sản sinh ra nhiều sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Ngược lại, bạn sẽ có cảm giác choáng váng, mệt mỏi ngay sau khi thức giấc.

Gối và tư thế ngủ

Gối và tư thế nằm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu gối nằm quá cao khiến cơ cổ bị cứng, gập, gây khó thở và đau đầu. Ngoài ra đệm quá cứng cũng làm bạn khó có được giấc ngủ ngon, gây ra tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy.

Cần chú ý không nên nằm sấp vì ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi, từ đó không cung cấp đủ oxy khi ngủ và dẫn đến hiện tượng choáng váng.

chong mat khi ngu day 2
Gối và tư thế ngủ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Căng thẳng

Thường xuyên rơi vào trạng thái stress, lo âu, căng thẳng cũng chính là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ ngon giấc kể cả ban đêm hoặc buổi trưa. Điều này gây ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ và làm xuất hiện tình trạng bị chóng mặt sau mỗi giấc ngủ.

Thời gian ngủ chưa phù hợp

Nếu bạn ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm có thể gây mệt mỏi, làm việc thiếu tập trung vào ngày hôm sau, đặc biệt tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bên cạnh đó thời gian ngủ không đủ cũng khiến một số người gặp phải hiện tượng chóng mặt sau khi ngủ trưa. Giấc ngủ buổi trưa thường chỉ nên từ 20 – 30 phút. Nếu kéo dài quá 80 – 100 phút, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái ngủ sâu, lượng máu lên não giảm đi và quá trình trao đổi chất chậm lại. Đây chính là lý do khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy vào lúc này.

Dùng chất kích thích trước khi đi ngủ

Những chất kích thích như trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas là yếu tố cản trở giấc ngủ của bạn, khiến bạn khó khăn để có thể đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, caffeine chứa trong chất kích thích có tính tiểu làm bạn thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm và khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Ngoài ra nếu uống rượu có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng lại khiến giấc ngủ chập chờn, gây ra cảm giác choáng váng sau khi thức dậy. Đây cùng được xem là nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt khi ngồi.

Sử dụng thiết bị điện tử nhiều

Nếu bạn làm việc trên máy tính, laptop, chơi game trên ipad hoặc sử dụng điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ có thể khiến khó đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, thức khuya, ngủ trễ và thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau đầu và cảm giác chóng mặt, mệt mỏi sau khi thức giấc.

chong mat khi ngu day 3
Sử dụng thiết bị điện tử khiến bạn bị mất ngủ thường xuyên

Mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, gây ra cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn và thường xuyên đau đầu, chóng mặt sau khi thức dậy, Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng này, bao gồm: Mất nước, xung huyết, thay đổi nội tiết tố, lượng đường huyết trong máu thấp,….

Mất nước

Mất nước là hiện tượng cơ thể không đủ nước, thể tích máu giảm, đồng thời huyết áp cũng giảm theo. Hệ quả là không đủ máu lưu thông đến não, gây chóng mặt. Tình trạng mất nước rất dễ xuất hiện sau một đêm bạn sử dụng nhiều rượu bia. Tuy nhiên cần chú ý bạn không nên uống nước trong khi ngủ, hãy uống 1 cốc nước vài giờ trước khi ngủ để tránh bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách khắc phục hiện tượng chóng mặt khi ngủ dậy

Khi bị chóng mặt, đau đầu, khó chịu sau khi ngủ dậy, bạn không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám sớm để tìm ra chính xác nguyên nhân và có được hướng điều trị phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để có thể phòng tránh và làm giảm triệu chứng của bệnh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp được gợi ý dưới đây:

Sử dụng thuốc

Khi bị chóng mặt về chiều, sau khi ăn hoặc khi ngủ dậy, rất nhiều người tìm đến thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu và tránh để xảy ra những hệ quả không mong muốn. Thông thường, đối với tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy, bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc như: Thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin,….

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc chống buồn nôn, chống lo âu như diazepam, alprazolam, thuốc đau nửa đầu nếu xuất hiện tình trạng đau đầu kèm theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bác sĩ để dùng một số bài thuốc Đông y, thực phẩm chức năng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng và phòng tránh bệnh đau đầu, chóng mặt.

chong mat khi ngu day 4
Sử dụng thuốc giúp cải thiện tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy

Thay đổi thực đơn dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là bệnh đau đầu, chóng mặt. Nếu như có dấu hiệu của bệnh chóng mặt sau khi ngủ dậy, bạn nên chú ý hơn đến các món ăn dinh dưỡng hàng ngày, nên bổ sung một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Các thực phẩm giàu vitamin C có khả năng khắc phục tình trạng chóng mặt hiệu quả. Bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những món ăn như: Trái cây họ cam, quýt, dâu tây, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, bắp cải,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Đây là dưỡng chất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein, kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 như: Cá ngừ, các loại đậu, chuối, cải bó xôi, bơ, thịt heo, thịt gà, quả óc chó.
  • Gừng: Đây là nguyên liệu có khả năng khắc phục tình trạng chóng mặt, say tàu xe, giúp bạn tránh tình trạng đau đầu, choáng váng.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa có chứa protein, canxi, axit amino cần cho não bộ để giảm thiểu cơn đau đầu, chóng mặt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chóng mặt, đau đầu có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, không điều độ. Lúc này bạn nên thay đổi các thói quen của mình để có được giấc ngủ ngon và tránh tính trạng chóng mặt sau khi thức dậy.

  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trưa chỉ khoảng 15 – 30 phút.
  • Thiết lập giờ đồng hồ sinh học cố định bằng việc cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày.
  • Loại bỏ các chất kích thích rượu, bia, cà phê, thuốc lá để có giấc ngủ chất lượng.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Sau khi ngủ dậy, bạn không nên bắt đầu công việc luôn, hãy thư giãn vài phút trước khi bắt đầu làm việc.

Chóng mặt khi ngủ dậy không nguy hiểm như một số căn bệnh mãn tính khác, tuy nhiên nếu xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ nặng, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bất thường trong cơ thể. Vậy nên bạn cần chú ý lắng nghe những cảnh bảo của cơ thể, đi thăm khám để sớm tìm ra nguyên nhân cũng như tìm được cho mình cách cải thiện phù hợp nhất.


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết 10 Lý do ngủ dậy bị chóng mặt, hoa mắt & Cách chữa hiệu quả từ website 5nhatnhat.com cho từ khoá ngủ dậy bị chóng mặt.

I – Nguyên nhân ngủ dậy bị chóng mặt hoa mắt

Chóng mặt, hoa mắt khi ngủ dậy là triệu chứng phổ biến. Nhiều người trải qua cơn chóng mặt có cảm giác cảm giác lâng lâng như vừa rời khỏi chiếc đu quay, mất phương hướng, nhìn mọi vật xung quanh mờ ảo khiến nhiều người loạng choạng té ngã.

Thông thường những cơn chóng mặt này có thể diễn ra trong thời gian ngắn. Song nếu thường xuyên xuất hiện thì cần phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp, hiệu quả lâu dài.

1. Rối loạn tiền đình

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các cơn chóng mặt hoa mắt là do thiếu máu lên não, cụ thể là thiếu máu, oxy và các dưỡng chất cần thiết đến bộ phận tiền đình. Khi hệ tiền đình hoạt động kém ổn định sẽ sinh ra chóng mặt, quay cuồng.

Một người khi hệ tiền đình bị yếu thì mỗi lần thay đổi tư thế, nhất là khi chúng ta bật dậy quá nhanh trên giường vào mỗi sáng sẽ cảm thấy quay cuồng, lâng lâng. Thậm chí sẽ bị đau đầu, mệt mỏi, buồn ói, tai ù như có tiếng ve, tiếng một động cơ ù ù bên cạnh.

Bên cạnh đó một số người khi ngủ dậy cảm thấy choáng váng, người uể oải, mệt mỏi do những nguyên nhân sau:

2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ này có thể gây ra những cơn chóng mặt vào buổi sáng. Tình trạng này xảy ra khi hơi thở của một người liên tục bị gián đoạn hoặc bị chặn trong khi ngủ và có thể ảnh hưởng đến lượng oxy trong máu khiến nhiều người bị chóng mặt, khó tập trung vào buổi sáng ngày hôm sau.

chong mat khi ngu day do chung ngung tho khi ngu

3. Kê gối quá cao

Đây có thể là thói quen của nhiều người nhưng theo nhiều nghiên cứu thì độ cao của gối sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ.

Gối quá cao trước tiên sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc, hơn nữa sẽ có nguy cơ cao khiến bạn chóng mặt khi thức giấc. Nếu nằm thường xuyên rất dễ gây nên những bệnh về thoái hóa đốt sống cổ.

4. Ngủ chưa đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến sức khỏe não bộ con người. Nhất là khi ngủ ít khiến bạn mệt mỏi, sức khỏe yếu đi. Chưa kể chức năng hoạt động của não cũng bị suy giảm, khó tập trung vào được việc gì rất dễ dẫn đến chóng mặt, đầu nặng nề, mọi suy nghĩ cũng kém tập trung.

5. Thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ

Theo nghiên cứu những bức xạ từ sóng điện thoại có thể khiến bạn bị đau đầu, giảm đi khả năng tập trung, ngủ không sâu giấc. Chưa kể khi ngồi hay nằm quá lâu để sử dụng điện thoại làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, nhất là ở vùng đầu, não gây chóng mặt.

Vì vậy mà nếu đang dùng điện thoại mà bị chóng mặt thì nên từ từ đứng dậy thư giãn làm một vài động tác đơn giản để khí huyết lưu thông tốt hơn.

chong mat khi ngu day do dung dien thoai

6. Ngủ không tắt đèn

Không gian ngủ ngập chìm trong bóng tối sẽ giúp cho lượng Melatonin tiết ra nhiều hơn giúp cơ thể ngủ ngon giấc. Khi có ánh sáng, ánh đèn soi chiếu thì hormone này không tiết ra khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ, hay bị trở mình tỉnh giấc lúc nửa đêm, thức dậy rồi thì không tài nào chợp mắt lại được nữa.

Chính vì thế một không gian ngủ tĩnh lặng, chìm trong bóng tối sẽ giúp chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái. Sáng dậy hôm sau bạn sẽ thấy bản thân luôn tỉnh táo, sảng khoái, không bị chóng mặt.

7. Tư thế ngủ không đúng

Người mệt mỏi quá ngủ gục trên bàn hay trên ghế sô pha khiến lượng máu bị giảm, khó lưu thông được lên não, quá trình vận chuyển máu từ tim đến não cũng bị gián đoạn nên khi ngủ dậy dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên nằm ngửa hoặc hơi nghiêng về bên trái khi ngủ bởi khi nằm ở tư thế này trong tai không có sự xáo trộn, khí huyết lưu thông ổn định không gây ra các cơn chóng mặt.

8. Bị hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu bị hạ xuống dưới mức bình thường sẽ gây ra sự rối loạn về nội tiết tố cũng như những chất hóa học bên trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mọi vật quay quay, chân tay bủn rủn.

Khi bị hạ đường huyết chúng ta cần nhanh chóng ăn bánh kẹo ngọt, uống nước đường/ gừng, ăn món cháo/ súp nhẹ để nhanh chóng phục hồi lại đường huyết. Sau đó người bệnh từ từ nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, có bóng râm.

9. Cơ thể mất nước

Không chỉ đơn giản là cơ thể thiếu nước mà có nghĩa là bạn còn mất cân bằng chất điện giải. Cơ thể có cảm giác rất khó chịu bởi: chóng mặt, nôn mửa, người uể oải, mệt mỏi.

Để chóng mặt không ghé thăm chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là từ 1,5 – 2 lít. Ngoài ra có thể làm thêm nước ép trái cây để uống sẽ rất tốt cho hệ tiền đình như nước ép cam, bưởi, dâu, chuối.

chong mat khi ngu day do thieu nuoc

10. Chứng suy tim

Căn bệnh này khiến cho hoạt động của tim bị yếu, không thể bơm máu cùng oxy để cung cấp năng lượng cho cơ thể nên mỗi người thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, Nhất là hay bị chóng mặt, khó thở, lo lắng, bồn chồn mỗi khi thức giấc.

11. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài những lợi ích trong việc chữa trị thì cũng gây ra những tác hại phụ khác như: chóng mặt, người nôn nao khó chịu, mất ngủ… Nếu hiện tượng này xuất hiện nhiều thì tuyệt đối không được chủ quan.

II – Ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?

Chóng mặt khi ngủ dậy xuất phát từ nhiều lý do, vì vậy chúng ta sẽ căn cứ vào những lý do cụ thể mà đưa ra phương án chữa trị phù hợp.

1. Chữa rối loạn tiền đình

Ngự y mật phương xác định, nguyên nhân chính gây nên chóng mặt có đến hơn 90% là do thiếu máu lên não, cụ thể là đến hệ tiền đình. Do vậy hướng xử lý hiệu quả nhất phải là tác động chính xác vào căn nguyên gây bệnh, giúp hoạt huyết, tiêu tan các khối huyết hư, huyết ứ giúp tiền đình hoạt động ổn định trở lại. Từ đó giúp giảm dần các cơn chóng mặt, hoa mắt.

Y học cổ truyền đi từ “gốc” bệnh với nguyên tắc bổ huyết, tán ứ giúp máu huyết lưu thông dễ dàng đến các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên những sản phẩm Đông y thông thường hiện nay vẫn có những điểm hạn chế như tác dụng chậm, hiệu quả không rõ ràng. Đa phần chỉ hỗ trợ điều trị bệnh ở thể nhẹ, mới chớm giai đoạn đầu.

Chỉ có viên chóng mặt Ngự y mật phương – Đông y thế hệ 2 được nhiều người bệnh tin dùng bởi hiệu quả vượt trội, đáp ứng tốt cho các thể chóng mặt cấp và mạn tính.

Sau khi dùng đúng, đủ liệu trình vừa trị được triệu chứng và hạn chế tối đa chóng mặt quay trở lại Khi ngủ dậy người bệnh sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng này nữa.

2. Hạn chế chứng ngưng thở khi ngủ

Có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng ngưng thở khi ngủ. Chúng ta có thể áp dụng những mẹo hữu ích theo những cách sau đây:

  • Khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên.
  • Không uống rượu cũng như dùng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh vào ban đêm.
  • Nên hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích.

chong mat khi ngu day phai lam sao

3. Không kê gối quá cao

Việc khi đi ngủ thì kê gối quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ dễ gây ra chóng mặt khi ngủ dậy.

Tốt nhất là người cao tuổi nằm gối cao rất dễ dẫn đến bị cong vẹo cổ. Vậy nên chúng ta nên lựa chọn gối có độ cao 8 – 15 cm là lý tưởng nhất giúp bạn có giấc ngủ ngon thoải mái cũng như khắc phục được nguy cơ chóng mặt khi thức dậy.

4. Khắc phục tình trạng ngủ chưa đủ giấc

Tình trạng này nếu diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể. Do đó chúng ta cần nhanh chóng tìm ra cách khắc phục.

Để có một giấc ngủ chất lượng, ngon và sâu giấc. Ngoài đảm bảo về yếu tố thời gian từ 7 – 8 tiếng/ ngày, chúng ta cũng nên làm những điều sau:

  • Giữ cho giường, đệm luôn sạch sẽ. Phòng ốc thoáng mát.
  • Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định để có nhịp sinh học tốt nhất cho cơ thể.
  • Buổi tối không nên ăn quá no, hạn chế caffein cũng như các loại chất kích thích.
  • Thường xuyên tập thể dục hay một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là những cách hay để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Hạn chế dùng điện thoại trước khi ngủ

Những ai đang có thói quen này dẫn đến khó ngủ, não bộ không được nghỉ ngơi dẫn đến chóng mặt vào ngày hôm sau.

Như vậy thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại, chúng ta hãy đọc sách trước khi đi ngủ. Điều này không chỉ giúp chúng ta biết được thêm nhiều điều mới mẻ mà còn dễ đi vào giấc ngủ say.

6. Ngủ tắt đèn

Nếu như từ xưa đến nay nếu như bạn đã quen với việc bật đèn mỗi khi ngủ thì có thể chuyển sang ánh sáng có gam màu ấm, nóng như màu vàng ngà, vàng sẫm, ánh sáng đỏ.

7. Tư thế ngủ đúng

Các tư thế nằm ngủ khác nhau sẽ mang lại những lợi ích khác biệt, chẳng hạn như tư thế nằm nghiêng khi ngủ, nằm ngửa hay uốn cong người kiểu thai nhi giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

tu the ngu dung tranh chong mat khi ngu day

8. Chữa hạ đường huyết

Để kiểm soát hiệu quả chóng mặt do nguyên nhân này, chúng ta nên ăn uống đầy đủ, không nên bỏ bữa tránh để cơ thể bị đói. Các đối tượng cần lưu ý là người già, người bị bệnh mạn tính, sức khỏe suy giảm.

Những người đang điều trị tiểu đường cần tuân thủ theo đúng chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong túi luôn mang sẵn bánh, kẹo, nước ngọt có đường… để đề phòng lúc hạ đường huyết có thể mang ra dùng ngay.

9. Không để cơ thể mất nước

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày từ 1 – 2 lít giúp giữ được cân bằng điện giải trong cơ thể, tốt cho hệ tuần hoàn, cho não bộ,

Ngoài nước lọc ra thì các bạn có thể tham khảo một số đồ uống quen thuộc, đơn giản dễ làm giúp cắt cơn chóng mặt hiệu quả như: trà gừng/ nước gừng, nước chanh, nước pha mật ong…

10. Đề phòng chứng suy tim

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ để giúp làm nhẹ đi các triệu chứng, trong đó có chóng mặt.

Ngoài ra người bệnh nên tăng cường rèn luyện thể chất, tập luyện những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe bản thân kết hợp với chế độ ăn uống hạn chế muối.

11. Hạn chế tác dụng phụ của thuốc

Trên thị trường hiện nay lượng thuốc được đưa ra ngày càng nhiều, không ít người bệnh đã tự dùng thuốc không theo đơn kê. Việc này cần phải điều chỉnh. Tốt nhất khi bị bệnh chúng ta nên đi thăm khám và gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn sao cho đúng, đủ về liều lượng sử dụng.

Nói chúng khi ngủ dậy bị chóng mặt chúng ta cần bình tĩnh từ từ nằm xuống cho cơn chóng mặt qua đi. Sau đó từ từ đứng dậy nhẹ nhàng, di chuyển chậm chạp, cẩn thận tránh té ngã.

III – Những lưu ý để hạn chế tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt

Chóng mặt khi ngủ dậy bạn tuyệt đối không nên coi nhẹ. Hãy chủ động tìm ra nguyên nhân chính xác để có phương án chữa trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nếu như bạn thường xuyên bị chóng mặt khi thức giấc thì hãy bổ sung những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hằng ngày nhé.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C:

Trong các trái cây có múi họ cam, quýt, bòng, bưởi, chanh, bưởi, xoài, dứa, ổi; … chính là nguồn vitamin C dồi dào trong tự nhiên. Ngoài ra còn có trong các loại rau có màu xanh thẫm như rau bina, bông cải xanh, bắp cải tím,…

Thực phẩm giàu vitamin B6:

Nhóm dưỡng chất cần thiết rất tốt cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt. Loại vitamin này thường có nhiều ở các loại cá, thịt lợn, thịt bò, chuối, bơ, các loại hạt…

luu y phong tranh chong mat khi ngu day

2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Cố gắng đi ngủ và thức giấc đúng giờ hằng ngày.

  • Ngủ đủ tiếng mỗi ngày, từ 7 – 8 tiếng. Bố trí phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ. Khi đi ngủ, đảm bảo không gian ít ánh sáng.
  • Loại bỏ/ hạn chế những thức uống không tốt cho sức khỏe như: bia rượu, cà phê, thuốc lá để có giấc ngủ chất lượng.
  • Tránh dùng nhiều điện thoại, laptop… trước khi đi ngủ.

Chóng mặt khi ngủ dậy nếu xuất hiện với tần suất dày đặc thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây chính là các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có những dấu hiệu bất thường cần lưu ý. Vì vậy bất cứ lúc nào cũng cần lắng nghe cơ thể mình để có cách khắc phục kịp thời, hiệu quả.

 

thong tin tu van


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi? từ website nhathuoclongchau.com cho từ khoá ngủ dậy bị chóng mặt.

Chóng mặt, buồn nôn không phải bệnh lý, đó là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi ngủ dậy, có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn chứ không nhất thiết là do bệnh lý. Có thể kể đến như:

ngu day bi chong mat buon non nen lam gi nhanh khoi Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn.

Do ngủ không sâu, không đủ giấc

Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu dù đủ 7 – 8 tiếng thì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được phục hồi khiến bạn gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi là buồn nôn, nôn sau khi ngủ dậy.

Kê gối quá cao khi ngủ

Nếu dùng gối đầu quá cao, quá cứng, gối lên thành ghế hoặc thành giường khi ngủ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cột sống, đốt sống cổ và gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy.

Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ

Các thiết bị điện tử ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thị lực của bạn. Nếu sử dụng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tiết melatonin gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt thường xuyên khi tỉnh dậy.

Phòng ngủ nhiều ánh sáng

Melatonin là hormone được não bộ tiết ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Khi bạn sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc không tắt đèn, các thiết bị điện tử sẽ khiến quá trình sản xuất melatonin bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc, sáng dậy chóng mặt buồn nôn.

Tư thế ngủ không đúng

Làm việc quá khuya, ngủ gục trên bàn, ngủ trên ghế sô pha khiến lượng máu lên não giảm, gây ra hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ngủ dậy.

Do bệnh lý

Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ các bệnh lý như huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, bệnh về dạ dày…

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

 Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Có thể dựa vào biểu hiện để phán đoán tình trạng mà bạn gặp phải.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi trưởng thành. Bệnh do nhiều nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, mắc bệnh lý về tim, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, tổn thương dây thần kinh số 8, chấn thương, tuổi tác khiến cơ thể lão hóa…

ngu day bi chong mat buon non nen lam gi nhanh khoi 2Nguyên nhân có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý.

Biểu hiện thường gặp: 

  • Chóng mặt đi kèm hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng.

  • Ban đầu chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột, thoáng qua khiến người bệnh thường không chú ý.

  • Rối loạn thính giác, dễ ngã do mất cân bằng.

  • Tâm lý thay đổi, khó tập trung, giảm khả năng chú ý.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt vào buổi sáng.

Thường được gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu nuôi não. Xuất phát từ những nguyên nhân như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ cứng mạch não, suy thận mạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số yếu tố khác như nghiện rượu bia, thuốc lá, thừa cân, ít vận động, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.

Biểu hiện thường gặp:

  • Chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế

  • Không có biểu hiện đi lảo đảo

  • Thường bị các triệu chứng này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng

  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như giảm khả năng tư duy, hay quên, kém tập trung.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay chứng giảm huyết áp thường xảy ra do mất nước, chuyển tư thế ngột đột, cơ thể phản ứng ngược với các loại thuốc. Ngoài ra, tình trạng này còn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện thường gặp:

  • Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu.

  • Đau đầu nhẹ, thị lực giảm, tim đập nhanh.

  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

  • Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp.

  • Mất ý thức tạm thời.

ngu day bi chong mat buon non nen lam gi nhanh khoi 4 Bệnh lý về dạ dày, tá tràng là một trong những nguyên nhân.

Bệnh lý về dạ dày – tá tràng 

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như đau, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày:

  • Đau nóng rát vùng thượng vị, đau khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi đói hoặc lúc mới ngủ dậy.

  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn vào đỡ đau.

  • Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện tình trạng mất máu nhiều, đi ngoài phân đen.

Triệu chứng viêm đại tràng:

  • Đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn.

  • Đau dọc khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, có cảm giác mót đi ngoài.

  • Đầy bụng, khó tiêu, khi táo bón, khi tiêu chảy.

  • Đi ngoài có nhầy lẫn máu.

  • Thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn sau khi ngủ dậy do bệnh đã chuyển biến nguyên trọng. 

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý trên, tình trạng sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như suy giáp, suy thượng thận, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do nhiễm trùng hoặc rối loạn tai trong, chấn thương đầu, hệ thống tiền đình thoái hóa.

Làm gì để cải thiện tình trạng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn?

ngu day bi chong mat buon non nen lam gi nhanh khoi 1 Tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ để không bị bị buồn nôn chóng mặt.

Khi hiện tượng chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên, trên 5 – 7 ngày thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động bình thường.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt bổ máu như thịt lườn gà, thịt bò, bí đỏ, sữa, trứng, đậu nành…

  • Tăng cường ăn rau xanh, rau củ có màu xanh đậm đặc biệt là các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.

  • Lựa chọn môi trường ngủ yên tĩnh, ngủ đúng tư thế, đủ giấc đúng giờ, ít nhất 8 tiếng/ngày và phải ngủ trước 23h. Trước khi ra khỏi giường nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân nhẹ nhàng rồi mới đứng lên.

  • Tập thể dụng đều đặn, hít sâu thở chậm, có thể tập yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe để thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. 

  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Có thể thấy hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện trên mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt cùng cách điều trị hiệu quả từ website nhathuoclongchau.com cho từ khoá ngủ dậy bị chóng mặt.

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nhiều người cơn chóng mặt chỉ thoáng qua, không kéo dài nên thường sẽ bỏ qua, không để ý đến. Nhưng nếu bạn bị thường xuyên và kéo dài, có dấu hiệu tăng dần lên thì cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là tình trạng bạn cảm giác lâng lâng, quay cuồng, thậm chí có người còn bị mất thăng bằng. Nhiều trường hợp đi kèm chóng mặt là ngất xỉu hoặc co giật. Chúng ta cần hết sức chú ý nếu gặp phải triệu chứng chóng mặt vì đây có thể là biểu hiện cho tình trạng sức khỏe nào đó. Đặc biệt là những người cao tuổi, người đang có bệnh lý nào đó khi chóng mặt rất dễ bị té ngã, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

nguyen nhan khien ban ngu day bi chong mat cung cach dieu tri hieu qua 1 Chóng mặt là tình trạng bạn cảm giác lâng lâng, quay cuồng.

Vậy sáng ngủ dậy bị chóng mặt là do đâu? Tình trạng bị chóng mặt sau khi ngủ dậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý tiềm ẩn nào đó hoặc cũng có thể do việc sử dụng thuốc hoặc cảm xúc gây ra. Hiện tượng chóng mặt ai cũng sẽ trải qua trong đời ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên nếu sức khỏe bạn đang bình thường thì chóng mặt thoáng qua không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.

Việc bạn sáng ngủ dậy bị chóng mặt có thể xuất phát từ sự thay đổi tư thế đột ngột , cụ thể là từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng dậy. Nhiều người bị cảm lạnh hoặc bị viêm xoang cũng có thể bị chóng mặt ở mức độ nghiêm trọng hơn do dịch dư thừa trong xoang khiến xoang bị sưng, hoặc ở tai trong.

Dưới đây là một số vấn đề phổ biến khác có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt sau khi ngủ dậy:

Nguyên nhân chóng mặt sau khi ngủ dậy

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy nhiều hơn khi ngủ là những lý do khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi thở bị tắc nghẽn, tức là bạn có thể tạm thời ngừng thở khi ngủ. Nhịp thở bị gián đoạn sẽ kéo theo mức oxy thấp hơn, gây nên tình trạng chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy.

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn khó có được một giấc ngủ ngon, từ đó người dễ mệt mỏi, run rẩy hoặc mất đi sự thăng bằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách làm cải thiện tình trạng trên.

Thuốc

nguyen nhan khien ban ngu day bi chong mat cung cach dieu tri hieu qua 5 Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến ngủ dậy bị chóng mặt.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc là có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt hoặc thậm chí có thể chóng mặt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điển hình như các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc tuyến tiền liệt và thuốc an thần….

Trường hợp nghi ngờ ngủ dậy bị chóng mặt là do tác dụng phụ của loại thuốc mình đang dùng, bạn hãy nhanh chóng báo lại bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi bạn không uống đủ nước, không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Việc thiếu nước sẽ khiến não và cơ thể bạn khó hoạt động bình thường, mà ngủ dậy bị chóng mặt là một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể mất nước, thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, hãy cố gắng tập thói quen uống nước trong ngày, tối thiểu là phải bổ sung đủ nước trong vài giờ trước khi đi ngủ để tránh bị mắt nước, nhất là vào buổi sáng.

Suy tim

Những người bị suy tim, tức là tim không thể hoạt động bình thường để bơm máu đi nuôi cơ thể, huyết áp cũng sẽ không được kiểm soát, dễ xảy ra hiện tượng giảm huyết áp khi bạn đứng dậy khiến bạn bị chóng mặt.

nguyen nhan khien ban ngu day bi chong mat cung cach dieu tri hieu qua Thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu cũng có thể gây chóng mặt bởi tác dụng phụ của nó.

Ngoài ra, như có đề cập ở trên, thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu nếu bệnh nhân suy tim có sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây chóng mặt bởi tác dụng phụ của nó.

Lượng đường trong máu thấp

Hạ đường huyết khiến nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể bị thay đổi, hậu quả là bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt. Những người bị tiểu đường, việc dùng thuốc insulin hoặc sulfonylurea có nguy cơ cao lượng đường trong máu thấp. 

Để cải thiện tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết, hãy nhanh chóng ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa đường, chẳng hạn như nước cam hay kẹo ngọt.

Hạ đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt.

Biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị chóng mặt có nhiều nguyên nhân gây ra.

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải uống đủ nước, ngay cả khi không cảm thấy khát để có thể giúp làm giảm tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy. Những người làm công việc di chuyển nhiều, công việc ngoài trời hoặc tham gia tập thể dục với cường độ cao càng cần chú ý vấn đề này.

trong rang Hãy bổ sung ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. 

Hãy bổ sung ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu bạn phải hoạt động nhiều, mang thai hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, tránh uống rượu, nhất là trước khi đi ngủ.

Xây dựng thực đơn mỗi ngày đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,…; đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây tươi, nhất là rau, củ quả có màu xanh đậm. 

Điều quan trọng không kém là bạn cần phải tập thể dục thường xuyên, có lối sống lành mạnh, khoa học.

Khi thấy cơ thể thường xuyên bị chóng mặt, sáng ngủ dậy bị chóng mặt hoặc tình trạng chóng mặt xuất hiện đều đặn suốt cả ngày, bạn cần gặp bác sĩ để xác định được nguyên nhân chính xác gây nên chóng mặt và có hướng xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×