Bị lở lưỡi ( nhiệt miệng ) rất thường gặp, do một vài nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, gây nên một số khó khăn trong việc ăn uống. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược HCM sẻ giải đáp câu hỏi “ Bị lở lưỡi phải làm sao? Cần lưu ý những gì” Mời các bạn cùng đón xem nhé.
Lở lưỡi là một trong những dạng nhiệt miệng rất phổ biến. Đây là hiện tượng lưỡi xuất hiện một hay nhiều vết loét. Lở lưỡi do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, người hay gặp các bệnh lý về răng miệng, do tổn thương niêm mạc ( ăn thức ăn nóng), hay do thiếu Vitamin B9, B12 và các khoáng chất khác như kẽm, sắt…

Thông thường vết loét sẽ tự khỏi sau 10 – 15 ngày rồi có thể sẽ tái phát, tuy nhiên lở lưỡi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp. Do vậy một vài cách chữa lở lưỡi dưới đây sẽ giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi bệnh này.
Bài viết tham khảo:
- Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không?
- Cách giảm cân bằng ăn trứng gà luộc
Bị lở lưỡi phải làm sao?
Bị lở lưỡi phải làm sao là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, có thể thấy việc chữa lở lưỡi phải dựa trên nguyên tắc giúp cơ thể thanh nhiệt. Những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm hữu ích trong việc chữa lở lưỡi.
Chữa lở lưỡi bằng phương pháp dân gian
- Sử dụng nước muối loãng
Nên dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong cổ họng một lúc rồi nhổ ra. Được biết nước muối là có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp đào thải các vi khuẩn gây lở lưỡi đồng thời khiến vết loét nhanh chóng lành lại
- Sử dụng nước ép cà chua sống
Bạn có thể ăn cà chua sống hàng ngày hoặc ép cà chua lấy nước rồi ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày nên dùng 3 – 4 lần để mang lại hiệu quả nhanh. Trong cà chua có nhiều Vitamin C – một trong những thành phần không những giúp vết loét do lở lưỡi nhanh lành lại mà còn giúp người bệnh phòng được chứng lở lưỡi.
- Dùng nước ép khế chua chữa lở lưỡi

Với nhiều công dụng như cà chua thì khế chua cũng được sử dụng chữa lở lưỡi. Người bệnh nên dùng 2 – 3 quả khế chua rồi giã nát cho vào nồi nước đun sôi để nguội. Sau đó mỗi ngày nên ngậm và nuốt dần hỗn hợp trên vài lần để nhanh chóng khỏi.
- Sử dụng mật ong và mật ong nghệ điều trị lở miệng
Trong mật ong có rất nhiều chất kháng khuẩn tốt giúp loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời kết hợp với nghệ sẽ giúp vết thương nhanh lành, kích thích các mô phát triển khác. Tuy nhiên mật ong có tính nóng, người bệnh chỉ dùng như phương pháp hỗ trợ, không nên dùng quá nhiều khiến bệnh lở lưỡi càng nghiêm trọng hơn.
- Nước cốt dừa để chữa lở lưỡi
Lở lưỡi nói riêng và lở miệng nói chung đều sẽ được chữa trị khỏi khi bạn dùng phương pháp nước cốt dừa. Dừa được xem là một thức uống giải nhiệt rất tốt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh lở lưỡi. Sử dụng phương pháp này bằng cách nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước. Mỗi ngày súc miệng 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Những phương pháp dân gian trên rất an toàn bởi đều được làm bằng thực phẩm tự nhiên. Nên những cách đó cũng đã giải đáp cho câu hỏi “ bé bị lở lưỡi phải làm sao”?
Chữa lở lưỡi bằng thuốc
“Bị lở lưỡi phải làm sao ?”Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng như nước ngậm, thuốc bôi, các loại vitamin C …được xem là rất hiệu quả cho những trường hợp người bệnh bị lở miệng. Bạn dễ dàng mua được tại những hiệu thuốc trên cả nước.
Thuốc chữa lở lưỡi cho trẻ em cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ. Do vậy mẹ cần tham khảo thông tin sử dụng của thuốc được in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.
Những thực phẩm chữa lở lưỡi hiệu quả

Ngoài phương pháp trên thì những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bệnh lở lưỡi nhanh chóng khỏi
- Ăn các món ăn từ đậu: Bạn có thể ăn chè đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết.
- Những thực phẩm, rau củ thanh nhiệt
- Một số thực phẩm có tính mát như: Rau má, rau ngót, rau diếp cá, thịt vịt, thịt ngan…
Khi bị lở lưỡi cần lưu ý những gì?
Trong quá trình bị bệnh, cần phải lưu ý hạn chế đồ ăn cay nóng, thức uống như rượu bia, nước ngọt….Và một số đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…không chỉ khiến tình trạng lở lưỡi càng nghiêm trọng mà còn khiến bạn bị nóng gan, tích tụ độc tố gây mụn nhọt…
Triệu chứng lở lưỡi còn rất dễ nhầm tưởng với một vài bệnh khác như viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường hay thậm chí là ung thư. Do vậy người bệnh sau 2 tuần mà các dấu hiệu lở lưỡi không thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhé.
Thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi bị lở lưỡi phải làm sao? Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong cuộc sống hàng ngày.