Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi trẻ bị rôm sảy, ba mẹ có thể tắm nước lá cho con, sẽ giúp làm dịu da bé và cải thiện nhanh chóng tình trạng rôm sảy. Vậy, trẻ em bị rôm sảy tắm gì? Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ 15 công thức nước tắm cho bé.
Tắm nước lá có chữa được rôm sảy ở trẻ?
Thực chất, bệnh rôm sảy là do nóng bức quá gây nên. Thời tiết nóng bức khiến bé ra nhiều mồ hôi. Trong khi ống mồ hôi của con chưa hoàn thiện, không đẩy hết mồ hôi ra ngoài được, gây bít tắc và dẫn đến nổi rôm. Do đó, nếu được làm mát da, làm mát cơ thể từ bên trong thì tình trạng rôm sảy của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Tắm nước lá là cách được nhiều mẹ lựa chọn để chữa rôm cho bé. Cách này có hiệu quả nó giúp làm dịu da, làm mát và loại bỏ bụi bẩn để rôm sảy không có cơ hội phát triển và biến mất dần. Vì thế, khi bé bị rôm, ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn cách tắm lá cho trẻ nếu đảm bảo đúng cách, an toàn.
Trẻ em bị rôm sảy tắm gì? – 15 gợi ý cho mẹ
Có rất nhiều loại lá được các bà mẹ sử dụng để nấu nước tắm cho bé khi bị rôm. Dưới đây là 15 gợi ý cho mẹ.
Tắm nước là chè xanh
Theo Đông y, chè xanh có tính hàn, không độc, vị chát ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và làm lành vết thương. Ngoài ra, trong lá chè xanh còn có EGCG có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch cho da và tái tạo cấu trúc làn da. Vì thế, sử dụng lá chè xanh để nấu nước tắm cho bé giúp cải thiện tình trạng rôm sảy một cách rõ rệt.
Khi đun nước chè xanh, bạn nên đun sôi một lúc để là chè ngấm, nước màu nâu vàng là đạt, màu nhạt quá sẽ không đem lại tác dụng.
Tắm nước lá sài đất
Theo Đông y, lá sài đất có tính mát, có tác dụng làm mát da, giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả. Trong cây sài đất có chứa một số thành phần như tanin, flavonoid, saponin và tinh dầu hòa tan có tác dụng giảm nhiễm trùng và cải thiện nhanh tình trạng viêm ngoài da. Vì thế mà nhiều mẹ sử dụng lá sài đất để nấu nước tắm cho con khi bị rôm sảy.
Ngoài việc nấu nước tắm, mẹ có thể lấy lá sài đất, rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vùng da bị rôm sảy. Ngày đắp 1 lần sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Tắm nước lá bôm bốp
Cây bôm bốp thường mọc dại trong khu vườn của nhiều gia đình ở nông thôn. Theo các bà, các mẹ thì nấu nước cây bôm bốp giúp làm mát và làm sạch da nên có tác dụng trong việc điều trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ nhỏ.
Các mẹ tìm cây bôm bốp rồi cắt cả thân cả lá, rửa sạch nấu nước tắm cho con liên tục vài ngày thì tình trạng rôm sảy của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Tắm nước lá khế chua
Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt, viêm da, rôm sảy, mề đay do tích tụ nhiệt trong người. Còn theo Tây y, thành phần của lá khế chua chứa nhiều vitamin A, C và các thành phần khác có tác dụng kháng và diệt vi khuẩn nên được sử dụng để điều trị rôm sảy.
Tắm nước lá diếp cá
Rau diếp cá được xem là một vị thuốc quý. Với tính mát, vị cay, khả năng giải độc, thanh nhiệt và tiêu sưng nên rau diếp cá được sử dụng trong các bài thuốc trị rôm sảy, mụn nhọt.
Mẹ có thể hái rau diếp cá rồi nấu nước tắm cho bé hoặc lấy rau diếp cá giã nát và đắp lên vùng da bị nổi rôm khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch và lau khô cho bé trước khi mặc quần áo.
Tắm nước lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều vitamin có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị rôm. Ngoài ra, thành phần lá trầu không còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn chặn nhiễm trùng do rôm sảy gây ra.
Để trị rôm cho bé, mẹ lấy khoảng 10 lá trầu bánh tẻ, đun với 2 lít nước. Khi nước sôi đun thêm khoảng 10 phút rồi chắt nước ra chậu và pha thêm nước lạnh là có thể tắm cho bé. Một ngày, tắm nước lá trầu không một lần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rôm sảy ở trẻ.
Tắm nước lá dâu tằm
Nếu đang không biết trẻ em bị rôm sảy tắm gì thì ba mẹ có thể hái lá dâu tằm rồi nấu nước tắm cho con, vừa lành tính vừa có tác dụng trị rôm.
Để việc điều trị rôm sảy được hiệu quả hơn, mẹ có thể lấy đậu xanh còn nguyên hạt đem tán mịn rồi thoa lên vùng da bị nổi rôm của bé sau khi con tắm nước lá dâu tằm. Cách làm này rất hiệu quả. Chỉ vài ngày sau khi thực hiện, các nốt rôm đã biến mất.
Tắm nước lá ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi hăng, được sử dụng trong các bài thuốc trị rôm sảy cho trẻ và thuốc điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với nước. Sau đó dùng nước này pha thêm với nước lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì tắm cho con, đảm bảo các nốt rôm sẽ dần biến mất sau vài lần tắm.
Tắm nước lá rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn. Vì thế, mẹ có thể hái một nắm rau sam, giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Sau đó, pha thêm nước lã rồi tắm cho bé sẽ giúp trị rôm hiệu quả.
Tắm nước lá kinh giới
Rau kinh giới có vị cay, tính ấm, chứa 1% tinh dầu. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, có công dụng trị một số bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa.
Tắm nước lá kinh giới là cách trị rôm sảy cho bé được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ có thể lấy lá kinh giới tươi, vắt lấy nước rồi pha thêm nước lã và tắm cho bé. Hoặc mẹ có thể phơi khô lá kinh giới rồi cho vào túi bóng buộc kín lại để dùng dần.
Khi sử dụng, mẹ lấy một nắm lá kinh giới khô nấu sôi lên rồi pha nước tắm cho con. Chỉ sau vài lần tắm, mẹ sẽ bất ngờ với tác dụng trị rôm của loại lá này.
Tắm nước cỏ mần trầu
Theo Đông y, có mần trầu có tính mát, vị ngọt, có khả năng giải độc, sát khuẩn và làm mát. Cỏ mần trầu được tìm thấy trong nhiều bài thuốc trị sốt, tăng huyết áp, rôm sảy, hăm tã ở trẻ.
Mẹ có thể sử dụng cỏ mần trầu để nấu nước tắm cho bé. Chỉ cần tắm liên tục vài ngày tình trạng rôm sảy ở bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Tắm nước lá rau má
Rau má luôn được biết đến là một loại rau thanh mát, giúp giải nhiệt, tăng cường dưỡng ẩm và hỗ trợ làm liền vết thương lên da non hiệu quả. Vì thế, nó được nhiều mẹ lựa chọn để trị rôm sảy cho trẻ.
Mẹ có thể nấu nước rau má hoặc giã nát rau má rồi chắt lấy nước và pha thêm nước lã tắm cho bé. Hai cách làm này đều rất hiệu quả để trị rôm và dưỡng ẩm da cho bé.
Tắm nước lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng thanh nhiệt và làm mát rất tốt. Mẹ có thể trị rôm cho bé bằng cách nấu nước lá tía tô tắm cho con hoặc lấy lá tía tô, rửa sạch, giã nát rồi lấy nước cốt thấm lên vùng da bị nổi rôm của bé. Sau 10 – 15 phút thì rửa sạch rồi thấm khô bề mặt da cho con trước khi mặc quần áo. Thực hiện theo cách này vài ngày, tình trạng rôm sảy ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Tắm nước khổ qua
Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, có lợi cho làn da của con người. Ngoài ra, thành phần trong khổ qua chứa nhiều vitamin giúp tái tạo da và dưỡng ẩm tốt. Đặc biệt, vitamin C trong khổ qua giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Ba mẹ có thể sử dụng khổ qua để nấu nước tắm cho bé. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, các nốt rôm sẽ lặn dần và da bé sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
Tắm nước lá nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn được gọi là cỏ mực, là loại cây mọc dại lành tính và có tác dụng trong việc điều trị ho, chảy máu cam, rôm sảy, mụn nhọt. Trẻ bị rôm sảy tắm nước lá nhọ nồi vài ngày sẽ cải thiện bệnh đáng kể.
Lưu ý khi tắm nước lá chữa rôm sảy cho trẻ
Có rất nhiều công thức nước tắm cho bé khi bị rôm sảy. Chúng hầu hết đều lành tính và hiệu quả với việc trị bệnh. Tuy nhiên, da trẻ con mỏng manh và nhạy cảm hơn nên ba mẹ cần lưu ý trong việc sử dụng các loại lá để tắm cho con.
Có một vài lưu ý dưới đây ba mẹ cần lưu tâm:
- Nếu vết rôm có mủ, chảy nước, sưng đau thì không được tắm nước lá mà nên đưa bé đi khám để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.
- Sơ chế lá sạch sẽ trước khi nấu nước tắm cho bé, tốt nhất nên rửa lá với nước muối loãng.
- Tắm cho trẻ bằng nước lá ấm, khoảng 35 – 38 độ là thích hợp nhất.
- Khi tắm, hãy massage nhẹ nhàng, nhất là vùng nổi rôm để không làm vỡ nốt rôm hoặc trầy xước da bé.
- Tắm cho trẻ trong khoảng 5 – 7 phút, không tắm quá lâu khiến bé có thể bị cảm lạnh.
Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ
Bệnh rôm sảy tuy dễ điều trị và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng nó lại khiến con ngứa ngáy, khó chịu, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày của bé nên cách tốt nhất là hãy phòng ngừa từ sớm để con không mắc bệnh.
Ba mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé dưới đây:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không bó sát, không mặc quần áo quá dày.
- Cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, mùa hè nên cho bé nằm điều hòa.
- Cho bé ăn đồ ăn thanh mát, uống nhiều nước.
- Không nên cho con tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời khi trời nắng gắt.
- Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, hay lau khô cho bé, không nên để mồ hôi con nhễ nhại dễ bị nhiễm khuẩn, gây rôm sảy, viêm da.
- Tắm rửa hằng ngày cho bé.
Như vậy, nếu em bé nhà bạn đang bị rôm sảy, hãy thử áp dụng 15 cách tắm nước lá được nêu ra trong bài viết này. Trường hợp bé bị rôm sảy nặng, lâu ngày không khỏi hoặc có biểu hiện sốt cao, đau nhức thì nên cho con đi khám để được điều trị bằng các biện pháp y tế hiệu quả.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì từ website spasausinh.vn cho từ khoá lá tắm trị rôm sảy.
Thời tiết hanh khô, nóng nực làm cho tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ bị tắc nghẽn là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ. Bị rôm sảy tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó khiến cho cơ thể trẻ ngứa ngáy, khó chịu, không được thoải mái. Mỗi lần bé bị như thế mẹ lại cuống cuồng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà thuốc?
Không cần phải khổ sở như thế, trong bài viết này Home Care sẽ tư vấn với mẹ những loại lá quen thuộc, đơn giản, dễ kiếm mà lại vô cùng hiệu quả trong việc trị rôm sảy cho con nhỏ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy?
Phần lớn những đứa trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè, thời tiết nóng nực. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hòan toàn. Hoặc cũng có thể là do bố mẹ cho trẻ mặc quần áo quá nóng làm cơ thể bé sản sinh ra một loại chất nhờn bít hết ống tuyến mồ hôi.
Triệu chứng ban đầu của hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn và gây ngứa. Trẻ thường bị rôm sảy chủ yếu ở vùng da đầu, cổ, ngực, lưng, kẽ nách,…
Có nên cho bé tắm các loại lá để trị rôm sảy?
Theo các bác sĩ nhi khoa, việc các mẹ thường vò các loại lá như chè tươi, lá khế chua,… để tắm cho trẻ khi thấy con bị rôm sảy là một cách trị rôm sảy ở trẻ em. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này, mẹ cần hết sức cẩn thận, phải rửa sạch sẽ, ngâm qua nước muối trước khi đun nấu để loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
Có thể trị rôm sảy cho trẻ bằng những loại lá nào?
Lá khế chua
Theo Đông y, lá khế chua có vị chát, tính lạnh, có khả năng tản nhiệt, lợi tiểu. Đặc biệt có tác dụng trong việc trị các chứng lở, ngứa, mụn nhọt, mề đay do tích nhiệt trong người. Còn theo Tây y, lá khế chua chứa nhiều vitamin C, vitamin A,…cùng nhiều thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả trong trường hợp bị rôm sảy.
Lá trầu không
Trong thành phần của lá trầu không có chứa vitamin C, riboflavin, niacin và nhiều khoáng chất có tác dụng khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, tăng sức đề kháng cho da. Vì vậy, lá trầu không được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý như: mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da,…
Lá chè xanh
Theo y học cổ truyền phương Đông, lá chè xanh có tính hàn, vị chat ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, làm lành các vết thương.
Bên cạnh đó, trong lá chè xanh cong chứa EGCG cùng các tinh chất khác như: phenol, catechin có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tái sinh cấu trúc da, tăng cường hệ miễn dịch trên da. Dùng lá chè xanh để đun nước tắm sẽ giúp chấm dứt được hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy hiệu quả.
Lá kinh giới
Lá kinh giới vốn dĩ là một loại rau thơm, có vị cay, tính ấm, chứa 1% tinh dầu, được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó đây còn là một loại thảo dược chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên, được sử dụng để chữa trị một số bệnh về da liễu như rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Lá dâu tằm
Lá dâu tằm được xem là vị thuốc, là dược liệu quý có tác dụng trị bệnh, được y học đánh giá cao. Theo Đông y, lá dấu tằm có vị ngọt và hơi đắng, có tính hàn, bổ phổi, thanh lọc gan tốt. Ngoài ra, lá dâu tằm còn được dùng để giải nhiệt, trừ phong, điều hòa gan, lọc máu cầm huyết,…Chính những công dụng này mà dân gian thường dùng dâu tằm để nấu nước tắm cho trẻ bị rôm sảy.
Lá tràm
Đây là loại lá chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng rất tốt trong việc dùng làm xông hơi trị cảm và rôm sảy cho trẻ nhỏ. Dùng một ít lá tràm rửa sạch, đem đun sôi rồi pha nước tắm cho bé khi con bị rôm sảy, kết quả nhận được sẽ khiến bạn hài lòng.
Lá mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có lợi cho sức khỏe về nhiều mặt, đặc biệt là về da. Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và nước giúp bổ sung độ ẩm, tái tạo làn da tốt. Đặc biệt với lượng vitamin C có trong loại quả này sẽ có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vậy nên việc dùng mướp đắng thường xuyên sẽ giúp điều trị các bệnh ngoài da, nhất là hiện tượng rôm sảy, mụn nhọt.
Lá tía tô
Bên cạnh là một loại rau thơm, lá tía tô còn được xem là một loại thảo dược quý, có tác dụng đặc trị ho, sốt, cảm cúm. Đặc biệt, loại lá này được xem là một trong những bài thuốc điển hình trị hăm da, rôm sảy.
Lá ngải cứu
Theo Đông y, đây là loại lá có vị đắng, cay ấm, mùi hăng, được sử dụng để làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi đun sối với nước. Sau đó pha với nước tắm cho con trẻ đảm bảo rôm sảy trên người con sẽ dần mất sau vài ba lần tắm.
Lá nhọ nồi ( lá cỏ mực)
Tùy từng vùng mà người ta có thể gọi là lá cây nhọ nồi hoặc lá cây cỏ mực. Đây vốn là môt loài cây mọc dại nhưng lành tính và có tác dụng tuyệt vời trong việc trị ho, chảy máu cam. Đặc biệt theo kinh nghiệm của dân gian, nấu nước lá nhọ nồi để tắm cho trẻ là một bài thuốc hữu hiệu giúp trị sạch rôm sảy.
Dịch vụ massage tắm bé tại nhà của Home Care
Để giúp bé luôn được thoải mái, làn da được chăm sóc, thoáng mát và không gặp phải những hiện tượng như rôm sảy, viêm da,… các mẹ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà của Home Care.
Home Care vốn là một trong những đơn vị chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho mẹ và bé uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Tin dùng dịch vụ massage tắm bé tại nhà của Home Care, những bạn nhỏ sẽ được:
- Massage toàn thân bằng tinh dầu dừa cao cấp Home care: Điều dưỡng viên tắm bé của Home care sẽ massage chân, tay, mặt, bụng cho bé với tinh dầu dừa cao cấp để giúp bé lưu thông tuần hoàn máu, tránh vàng da, táo bón, giúp hệ miễn dịch hoàn thiện. Ngoài ra, việc massage còn giúp bé thư giãn, kích thích ăn ngon ngủ sâu giấc hơn, phát triển kỹ năng phản xạ với môi trường xung quanh.
- Tắm và vệ sinh toàn diện cho bé: Điều dưỡng viên tắm bé sẽ dùng sữa tắm chuyên dành cho trẻ nhỏ với đặc tính không tạo bọt, làm sạch an toàn để nhẹ nhàng tắm rửa cho bé. Tiếp đó, điều dưỡng viên sẽ thực hiện vệ sinh mắt, mũi, miệng, rốn, bộ phận sinh dục cho bé, tránh viêm nhiễm, cho bé cảm giác khoan khoái, thoải mái suốt ngày dài.
- Đặc biệt kiểm tra và chăm sóc rốn bằng cồn 70 độ và cồn sát khuẩn Betadin. Nhằm giúp rốn bé mau khô, nhanh rụng, tránh nhiễm trùng.
- Vệ sinh vết khâu, vết mổ cho mẹ: Chăm sóc thay băng vết khâu mổ miễn phí cho mẹ để tránh bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó còn tư vấn cho mẹ cách phòng chống viêm tuyến vú, cho con bú cũng như tránh tắc tia sữa.
- Tư vấn chăm sóc bé: Chia sẻ với mẹ cách chăm sóc con, phòng những bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Luôn đồng hành cùng mẹ trong quá trình sau sinh và trưởng thành của bé.
Home Care chúc mẹ và bé vui khỏe và hạnh phúc. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ và bé thì hãy liên hệ với Home Care mẹ nhé!
— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Bị rôm sảy nên tắm lá gì? từ website thaythuocvietnam.vn cho từ khoá lá tắm trị rôm sảy.
Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng và ẩm ướt. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Để trị rôm sảy, các mẹ thường nghĩ tới cách tắm lá cho trẻ. Vậy khi bị rôm sảy nên tắm lá gì và cách tắm như thế nào?
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng và ẩm ướt. Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa. Rôm sảy là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ thường mắc bệnh này nhiều hơn.
Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực, lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh, thường mọc rải rác ở đầu, cổ, ngực, lưng… Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì vậy, trẻ khi bị rôm sảy thường gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.
Trẻ bị rôm sẩy nên tắm lá gì?
1. Lá kinh giới
Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, mẹ lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với làn da mịn màng và hết rôm sảy của con sau vài lần tắm.
2. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm không những giúp bé trị rôm sảy mà còn là bí quyết tắm lá giúp trắng da, sạch vùng kín sau sinh đối với mẹ nữa đấy.
Chắc hẳn bạn rất bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Bạn lấy một nắm lá dâu tằm, rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé. Mẹ nên nấu nhiều nước rồi để nguội bớt tắm cho bé. Không pha thêm nước lạnh. Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
3. Lá khế
Bạn có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá khế. Lấy một nắm lá khế ngâm, rửa thật sạch. Bỏ phần gân cứng, đem xay/ giã nát với một chút muối hạt. Sau đó, bạn đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Bạn hãy thực hiện liên tục từ 3-4 ngày, sẽ cải thiện đáng kể tình trạng rôm sảy của con.
4. Lá tía tô
Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Bạn có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.
5. Lá mảnh bát
Bạn có thể ra cửa hàng chuyên bán các loại lá ở chợ lớn sẽ dễ dàng tìm được loại lá này. Lá mảnh bát mua về, bạn nhớ rửa sạch rồi đem phơi. Khi nào cần dùng thì lấy ra chừng 2 nắm, rửa thật sạch một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ xăm xắp nước và đun sôi.
Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ là được. Chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho con. Bằng cách này, chỉ chừng 1 tuần là da bé sẽ láng mịn và đỡ hẳn những nốt rôm.
6. Rau sam
Thường mọc trong vườn và những nơi đất ẩm. Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Bạn dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước rồi pha tắm cho bé để trị rôm sảy rất hiệu quả.
7. Lá chè xanh
Có tác dụng trị rôm sảy rất tốt, tuy nhiên khi tắm bằng lá này, các bạn nên lưu ý: chè xanh dùng để tắm cho bé phải thật sạch, an toàn. Nên đun sôi một lúc để lá chè ngấm và pha đặc một chút (nước có màu nâu vàng), bởi nếu nước nhạt quá sẽ không có tác dụng. Bạn cũng không cần tắm chè xanh hàng ngày cho bé, vì sẽ rất mất thời gian và làm vàng khăn, vàng áo bé.
Lưu ý
– Biết chắc về nguồn gốc xuất xứ của loại lá đó để đảm bảo không sử dụng các loại lá nhiễm chất hóa học, nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho làn da của bé.
– Thử phản ứng của trẻ bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên tay của bé. Theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không.
– Chỉ tắm bằng nước lá khi da trẻ bị rôm, sẩy…
– Trước khi nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần rửa sạch sẽ các loại lá, ngâm qua nước muối.
– Sau khi tắm cho trẻ, mẹ hãy tắm qua một lần bằng nước ấm, sau đó tới nước lá. Cuối cùng tráng lại lần cuối bằng nước ấm sạch.
– Mẹ chỉ nên cho bé tắm khi bé bị rôm sảy và trong khoảng 2 – 3 ngày.
Hy vọng những cách trên sẽ giúp bé không còn khó chịu với loại bệnh này nữa!
Phương Anh (Thầy thuốc Việt Nam)
— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Top 16 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh từ website fitobimbi.vn cho từ khoá lá tắm trị rôm sảy.
Tắm nước lá có trị được rôm sảy cho trẻ sơ sinh hay không?
Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này khởi phát chủ yếu vào mùa hè khi thời tiết trở nên nóng nực khiến tuyến mồ hôi tắc nghẽn. Trẻ nhỏ khi bị rôm sảy sẽ xuất hiện mụn nước li ti dưới da, sau đó nổi mẩn, gây ngứa. Thường rôm sảy chủ yếu mọc ở vùng đầu, cổ, ngực, kẽ nách của con. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng để kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.
Vì vậy bên cạnh phương pháp điều trị y khoa, dân gian còn truyền tai nhau mẹo dùng nước tắm để trị rôm sảy. Vậy thực hư biện pháp này thế nào, có hiệu quả không?

Việc tắm nước lá cho trẻ sơ sinh sẽ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, thông tuyến mồ hôi từ đó giảm thiểu tình trạng rôm sảy. Không chỉ thế, một số loại lá còn có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, bảo vệ và tăng đề kháng cho da.
Đồng thời loại trừ nguy cơ sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, các phương pháp này đến nay vẫn chỉ là mẹo truyền miệng. Vì vậy mẹ cần cẩn thận, nhớ rửa thật sạch, ngâm qua nước muối để loại vi khuẩn có hại.
- Tắm lá gì cho bé ngủ ngon?
- 5 lợi ích hàng đầu của nước tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì? 18 gợi ý cho mẹ
Làn da của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm. Vì vậy việc chọn lá tắm cần phải cẩn thận. Dưới đây là những gợi ý mà mẹ có thể tham khảo bỏ túi cho con.
1. Nước chè xanh
Đứng đầu danh sách nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh không ai khác chính là chè xanh. Theo Đông y, chè xanh có tính hàn, vị chát, công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương. Không chỉ thế, các nhà khoa học còn tìm thấy lượng lớn EGCG trong lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch và tái cấu trúc làn da hiệu quả. Vì vậy với trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ có thể dùng nước lá chè xanh để tắm cho con.

Cách thực hiện:
- Chè xanh rửa sạch cho vào nồi nấu
- Đợi khoảng 5-10 phút thì tắm cho con
2. Lá sài đất
Theo Đông y, sài đất có tính mát, tác dụng giải độc, điều trị rôm sảy, mụn nhọt. Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa chất chống oxy hóa như tanin, flavonoid, saponin và tinh dầu có tác dụng giảm viêm, làm lành vết thương hiệu quả. Vì thế mà nhiều mẹ bỉm đã dùng sài đất để tắm cho con khi bị mẩn ngứa, mề đay.
Cách thực hiện:
- Lấy 150g lá sài đất tươi hoặc 70g lá sài đất khô
- Rửa sạch với nước, để ráo rồi bỏ vào nồi
- Đun sôi với 2 lít nước rồi tắm cho con
3. Nước lá bôm bốp
Bôm bốp vốn là loại cây mọc hoang được tìm thấy nhiều ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Theo như kinh nghiệm dân gian, loại cây này có tính mát, khả năng làm sạch nên thường được dùng để trị rôm sảy, hăm tã cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Cây bôm bốp rửa sạch, cắt cả thân, lá
- Rồi cho vào nồi nấu nước cho con
- Tắm liên tục vài ngày tình trạng rôm sảy của bé sẽ được cải thiện đáng kể
4. Lá trầu không
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tắm lá gì? Đáp án không thể bỏ qua là lá trầu không. Theo các chuyên gia, lá trầu chứa nhiều vitamin có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy trên da.
Không chỉ thế nó còn chứa một lượng lớn niacin, riboflavin, vitamin C và các khoáng chất giúp kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Mẹ có thể dùng lá trầu không để tắm cho con. Loại lá này sẽ giúp các vết mẩn đỏ nhanh hết, bé không ngứa ngáy, khó chịu.

Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 10 lá trầu không
- Rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi 15 phút cho các tinh chất tiết ra
- Pha nước lá trầu không với nước lã rồi tắm cho con
5. Lá khế chua
Nói đến nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh không thể không nói đến lá khế. Theo Đông y, khế có vị chua, tính lạnh, khả năng tán nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Vì vậy từ lâu người ta đã dùng loại lá này để trị các chứng lở loét, mụn nhọt, mề đay.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, để ráo
- Cho lá khế vào nồi đun sôi khoảng 10-15 phút
- Hoặc mẹ có thể giã nát lá khế, rồi chắt nước cốt, pha nước để tắm cho con
6. Lá diếp cá
Diếp cá từ lâu được xem là vị thuốc quý. Với đặc tính mát, vị cay cùng với khả năng giải độc, tiêu viêm hiệu quả nên loại lá này thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, mụn nhọt.
Cách thực hiện:
- Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá rau diếp cá
- Sau đó rửa sạch rồi cho vào nồi nấu thành nước tắm
- Ngoài ra mẹ cũng có thể giã rau diếp cá rồi đắp lên những vùng da bị nổi rôm sảy. Để khoảng 10-15 phút thì rửa sạch, lau khô trước khi cho bé mặc quần áo
7. Tắm lá sài đất
Sài đất thường có vị chua, tính mát vì thế thường dùng để thanh nhiệt, giải độc cũng như điều trị mụn nhọt, rôm sảy. Nhờ tính an toàn, lành tính nên loại lá này được nhiều mẹ bỉm yêu thích sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- 150g lá sài đất tươi hoặc 70g khô
- Rửa sạch, để ráo, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước lọc
- Đợi nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và tắm cho con

8. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm cũng nằm trong danh sách những loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Sách y ghi lại, lá dâu tằm có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn giúp bổ phổi, thanh lọc gan tốt. Ngoài ra, loại lá này còn được dùng để giải nhiệt, trừ phong, cầm máu hiệu quả. Chính nhờ những công dụng này mà trong dân gian lưu truyền bài thuốc dùng lá dâu tằm trị rôm sảy cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy khoảng 10-15 lá dâu tằm
- Rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem nấu cùng 1.5 lít nước
- Đun sôi 5 phút sau đó tắt bếp, đợi nguội rồi tắm cho con tuần 2-3 lần
9. Nước lá ngải cứu
Giống như chè xanh, ngải cứu cũng được coi là “cứu tính” của trẻ rôm sảy. Theo Đông y, thảo dược này có vị đắng, mùi hăng, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, điều hòa kinh nguyệt.
Cách thực hiện:
- Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun với nước
- Sau đó pha thêm nước lạnh đến khi đạt được nhiệt độ phù hợp thì tắm cho con
- Duy trì thực hiện ngày 2-3 lần các nốt rôm sảy sẽ biến mất

10. Nước rau sam
Không chỉ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, rau sam còn được mệnh danh là “thuốc trường thọ”. Loại cây này có vị chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc rất tốt. Vì vậy, mẹ hãy thử hái một nắm rau sam, giã lấy nước cốt rồi tắm cho con. Chắc chắn các nốt rôm sảy sẽ tự biến mất sau vài ba lần áp dụng mà không cần đến các thuốc điều trị.
Cách thực hiện:
- Rau sam chọn loại vừa phải, không già, không non
- Rửa rau thật sạch sau đó giã lấy nước cốt
- Pha thêm nước lã rồi tắm cho con
11. Nước lá kinh giới
Nằm trong danh sách các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh không thể không kể đến lá kinh giới. Theo chuyên gia, loại cây này chứa rất nhiều kháng sinh, có công dụng điều trị các bệnh da liễu như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Không chỉ thế, người ta còn tìm thấy lượng lớn tinh dầu trong lá kinh giới. Vì thế nếu như chưa biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì mẹ có thể thử loại lá này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, giã lấy nước cốt
- Pha thêm nước lã và tắm cho con
- Ngoài ra mẹ cũng có thể phơi khô kinh giới rồi cho vào túi buộc kín, sau đó thả vào nước sôi, đợi cho tinh dầu tiết ra thì dùng để tắm cho bé
12. Nước cỏ mần trầu
Nếu như chưa biết trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tắm lá gì? Mẹ hãy sử dụng nước cỏ mần trầu. Theo như sách của Đông y, cỏ mần trầu có tính mát, vị ngọt đem đến khả năng giải độc, sát khuẩn rất cao. Vì thế loại lá này thường được tìm thấy trong các bài thuốc điều trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít cỏ mần trầu sau đó rửa sạch
- Nấu nước và tắm cho con
- Duy trì liên tục vài ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện
13. Nước lá rau má
Được ví như “nhân sâm xanh” rau má có công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Thực phẩm này có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tăng cường độ ẩm, làm lành vết thương. Vì thế nếu trẻ đang bị rôm sảy, mẩn ngứa mẹ hãy tận dụng nấu nước để tắm cho con.
Cách thực hiện:
- Rau má rửa sạch
- Nấu hoặc giã nát rồi pha nước lã để tắm cho con

14. Nước lá tía tô
Bên cạnh vai trò là loại rau thơm quen thuộc của nhiều gia đình, tía tô còn được biết đến là thảo dược quý, với các tác dụng trị ho, sốt, cảm cúm. Đặc biệt, loại lá này còn được xem là một trong những vị thuốc điển hình điều trị rôm sảy, hăm tã.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch, nấu nước để tắm
- Hoặc mẹ có thể giã lấy nước cốt, thấm lên vùng da bị nổi rôm sảy
- Sau 10-15 phút thì rửa sạch, thấm khô bề mặt của da trước khi mặc quần áo
- Thực hiện cách này vài ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện
15. Nước lá nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực là loại cây dại mọc hoang lành tính, tác dụng tuyệt vời trong việc trị ho và chảy máu cam. Không chỉ thế, theo kinh nghiệm dân gian sử dụng nước lá nhọ nồi để tắm sẽ giúp trẻ sạch rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào nồi nấu
- Đợi khi nước nguội thì tắm cho con tuần 3-4 lần
- Nhớ tráng lại với nước sạch trước khi cho bé mặc quần áo
16. Tắm nước khổ qua
Theo đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, tác dụng làm mát cho da. Ngoài ra, khổ qua còn chứa rất nhiều vitamin, giúp tái tạo và dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C trong khổ qua sẽ giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Mẹ dùng khổ qua để nấu nước tắm
- Thực hiện liên tục 3-5 ngày, các nốt rôm sảy sẽ dần lặn mất

Lưu ý khi dùng nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại nước điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Hầu hết chúng đều lành tính, an toàn và có hiệu quả trong việc trị bệnh. Tuy nhiên với làn da mỏng manh của bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu như nốt rôm có mủ, chảy nước, sưng đau thì mẹ không nên sử dụng nước tắm từ lá mà cần đưa bé đến gặp bác sĩ
- Sơ chế lá sạch sẽ trước khi nấu nước để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại
- Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho bé nên là 35-38 độ C
- Khi tắm mẹ cần hạn chế kỳ mạnh, tránh để các vết rôm sảy bị vỡ hoặc là trầy xước
- Không nên cho trẻ ngâm nước quá lâu, thời gian tắm thích hợp nhất là khoảng 5-7 phút
Cách phòng ngừa rôm sảy cho bé
Ngoài việc sử dụng nước tắm điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng các biện pháp dưới đây.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không mặc đồ dày
- Phòng ở sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, vệ sinh
- Cho trẻ ăn đồ thanh mát và uống nhiều nước
- Không để con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, nhất là những lúc gay gắt
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho con
Trên đây là 16 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Với những nguyên liệu dễ tìm mẹ sẽ có thể dễ dàng bảo vệ làn da của bé. Trường hợp con bị rôm sảy quá nặng hoặc có biểu hiện sốt cao, đau nhức thì cần đưa bé đi khám để được điều trị y khoa.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/
— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Rôm sảy tắm lá gì? TOP 10 loại lá tắm mẹ nên biết từ website diepannhi.vn cho từ khoá lá tắm trị rôm sảy.
Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? Mẹ lưu ngay 10 loại lá tắm có khả năng giảm tình trạng ngứa ngáy cho con. Đọc ngay bài viết dưới đây của Diệp An Nhi nhé!
Bảng tổng hợp 10 loại lá tắm trị rôm sảy và công dụng
Dưới đây là bảng tổng hợp 10 loại lá tắm và công dụng của từng loại lá. Mẹ có thể tham khảo chi tiết.
Tên loại lá | Công dụng |
Kinh giới | Giảm ngứa, khử trùng |
Dâu tằm | Điều trị các vết mẩn đỏ, ít gây kích ứng da |
Rau sam | Giải độc, thanh nhiệt, sát trùng |
Tía tô | Diệt khuẩn, trị rôm sảy |
Khế | Thanh nhiệt, giải độc |
Trà xanh | Chống oxy hoá, ngăn ngừa nhiễm trùng |
Trầu không | Tiêu viêm, kháng khuẩn |
Sài đất | Giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn |
Tràm gió | Sát trùng, chống vi khuẩn, nấm |
Mướp đắng | Kháng khuẩn, sạch da |
Rôm sảy tắm lá gì thì tốt? Rôm sảy tắm lá kinh giới để giảm ngứa
Rôm sảy tắm lá kinh giới có thể giảm bớt ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Theo y học cổ truyền xếp lá kinh giới vào nhóm dược liệu có mùi thơm nhẹ dịu, tính ấm, vị cay. Dân gian thường sử dụng lá kinh giới để làm sạch và sát khuẩn ngoài da. Lá kinh giới chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt rất tốt. Đồng thời kinh giới chứa các loại tinh dầu d-menthol, menthol racemic, d-limonen như có tính chất sát khuẩn và phòng chống vi khuẩn có hại và làm sạch da.

Rôm sảy tắm lá dâu tằm: Điều trị các vết mẩn đỏ, ít gây kích ứng da
Lá dâu tằm thường được mách nước để điều trị các vết mẩn đỏ ở trẻ nhỏ. Dâu tằm cũng là một loại thuốc nam với đặc tính vị ngọt, đắng, tính hàn. Trong dâu tằm có hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, trị chóng mặt, cầm huyết, nhức đầu…Trẻ bị rôm sảy tắm lá dâu tằm có thể hỗ trợ điều trị các vết mẩn đỏ mà ít gây kích ứng da.
Cách dùng: Dùng 1 nắm lá dâu tằm được rửa sạch cho vào nồi đun sôi với nước. Sau khi nước nguội, mẹ với bỏ lá, cặn và pha thêm với nước sôi tắm trực tiếp cho bé.

Rôm sảy tắm Rau sam: Giải độc, thanh nhiệt, sát trùng
Rôm sảy tắm lá gì? Tắm lá rau sam giúp thanh nhiệt, sát trùng. Trên thế giới người ta phát hiện trong rau sam chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khoẻ như A, C, canxi, cholin và acid folic. Rau sam theo y học phương Đông thì là loại cây có tính hàn giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, nóng ngoài, thải độc. Chính vì thế nước tắm rau sam sẽ giúp bé giảm nóng từ bên trong – nguyên nhân chính dẫn đến rôm sảy.

Rôm sảy tắm lá tía tô: Tía tô có tác dụng gì?
Rôm sảy tắm lá tía tô có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Đây cũng là bài thuốc dễ làm mà nhiều mẹ truyền tai nhau. Da bé bị ngứa chỉ cần tắm đều đặn từ 2-3 lần trong 1 tuần là có thể thuyên giảm mà không cần dùng đến thuốc uống hay thuốc bôi.
Lưu ý: Đối với tình trạng da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ thì tắm lá tía tô dễ gây nhiễm khuẩn.

Rôm sảy tắm lá khế giúp thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, lá khế có tính thanh nhiệt, giải độc vì thế khi trẻ bị rôm sảy mẹ hay tắm lá khế cho bé giúp làm mát da, giảm tình trạng viêm ngứa cho con. Mẹ lưu ý là lá khế chua có công dụng và hiệu quả hơn hẳn so với lá khế ngọt. Lá khế cũng là loại lá tắm trị nổi mề đay vô cùng hiệu quả.

Rôm sảy tắm chè xanh: Chống oxy hoá, ngăn ngừa nhiễm trùng
Trẻ bị rôm sảy tắm bằng lá chè xanh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Chè xanh có tính mát, vị chát ngọt. Trong chè xanh có chứa tanin và EGCG có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, giúp nhanh lành các vết thương. Lá chè xanh đun nước tắm không những giảm triệu chứng mẩn ngứa do rôm sảy mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da của bé như mụn nhọt, hăm da, giúp da mát mẻ.

Rôm sảy tắm Trầu không: Tiêu viêm, kháng khuẩn
Trầu không là loại lá chứa nhiều vitamin và tinh dầu có khả năng cung cấp ẩm và làm dịu, làm mát da. Trầu không làm giảm châm chích da khi bị rôm sảy. Trong nghiên cứu của đội ngũ chuyên da tại đại học Dược Hà Nội cho biết trong lá trầu chứa các hoạt chất kháng sinh giúp kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng. Bé bị rôm sảy tắm bằng nước lá trầu không có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt cho da bé.

Rôm sảy tắm Sài đất: Giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn
Sài đất theo Đông Y là loại cây có tính mát, vị đắng và the cay. Sài đất có chứa saponin giúp làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da, giúp da khoẻ mạnh, mịn màng. Bé bị rôm sảy dùng nước tắm bằng lá sài đất có thể làm giảm ngay triệu chứng ngứa, làm dịu da đồng thời da bé cũng không hề bị khô mà vẫn có độ ẩm mịn màng.

Rôm sảy tắm Tràm gió: Sát trùng, chống vi khuẩn, nấm
Tràm gió là loại thuốc nam được nhiều người tin dùng bởi công dụng trị ho, sát khuẩn, giải cảm. Tinh dầu tràm gió được nhiều người tin dùng để phòng ngừa cảm mạo cho người già, người bệnh, sản phụ hay trẻ em. Bé bị rôm sảy tắm bằng nước lá chàm gió có khả năng sát trùng, chống vi khuẩn và nấm.

Rôm sảy tắm Mướp đắng: Kháng khuẩn, sạch da
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là loại quả có công dụng đặc biệt trong chữa mụn nhọt. Trong mướp đắng có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch da và chống lại virus đồng thời kiểm soát các bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả. Bé bị rôm sảy có thể dùng nước ép khổ qua pha trực tiếp cùng nước ấm tắm sẽ giúp da bé mát mẻ. Lưu ý là nếu có điều kiện mẹ có thể tìm mua khổ qua rừng thay vì khổ qua vườn thường bán vì công dụng của khổ qua rừng tốt hơn rất nhiều.

Rôm sảy tắm lá gì cho bé để giảm ngứa ngáy? Hy vọng với 10 loại thảo dược có trong tự nhiên mà Diệp An Nhi giới thiệu trên đây sẽ giúp cho các mẹ. Nếu quá khó khăn trong việc tìm kiếm các loại lá từ đừng quên Diệp An Nhi là nước tắm thảo dược được chiết xuất từ 10 thành phần thảo dược có công dụng giảm ngứa, viêm, làm dịu hăm nẻ và rất nhiều bệnh ngoài da của con!
— Cập nhật: 29-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Top 10 loại lá tắm an toàn nhất dùng tắm cho trẻ bị rôm sảy từ website drpapie.com.vn cho từ khoá lá tắm trị rôm sảy.
Tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá thảo dược là phương pháp lành tính và hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì để an toàn và khỏi nhanh nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là danh sách 10 lá tắm trị rôm sảy tốt nhất được gợi ý từ Chuyên gia Nhi khoa, mẹ tham khảo để chọn loại lá tắm phù hợp nhất với con.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Chi tiết cách trị rôm sảy cho bé an toàn tại nhà
1. Mẹ cần hiểu bệnh trước khi chọn lá tắm cho bé bị rôm sảy

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh là da bé xuất hiện mụn nhỏ, mụn kê thành từng đám. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy chủ yếu do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, lỗ chân lông dễ bị bít tắc vì 3 nguyên nhân sau:
- Trẻ ra nhiều mồ hôi: Trẻ nằm nhiều, mẹ có thói quen quấn chăn hoặc mặc quần áo kín gây bí bách tiết ra nhiều mồ hôi.
- Vi khuẩn ngoài da phát triển mạnh, bài tiết nhiều chất nhờn cũng gây tắc ngẽn lỗ chân lông.
- Bé nóng trong, sốt hay trẻ hoạt động nhiều làm cơ thể phải đổ mồ hôi để giải nhiệt, từ đó da bít bí gây rôm sảy.
Để biết bé bị rôm sảy tắm lá gì, trước tiên mẹ nên biết các hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn để nhận biết tình trạng bệnh. Sau đó là loại bỏ những nguyên nhân trên. Mẹ có thể sử dụng nước tắm lá có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng tuyến mồ hôi giúp giảm tình trạng rôm sảy. Ngoài ra, một số lá còn có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, giảm nhiễm trùng giúp bảo vệ và tăng đề kháng cho da.
2. Top 10+ loại lá tắm cho trẻ bị rôm sảy
Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy việc lựa chọn lá tắm trị rôm sảy phải cẩn thận. Mẹ cần tuân theo những tiêu chí chọn lá tắm sau đây:
- Lá có tính mát giúp làm dịu, làm mát da bởi rôm sảy do nóng bức gây ra.
- Lá có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, sát trùng.
- Nguồn gốc an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu, không chứa chất bảo quản.
Dưới đây là 10 lá tắm an toàn và hiệu quả trong điều trị rôm sảy được gợi ý từ Chuyên gia Dr.Papie. Mẹ đọc để nắm rõ tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ.
2.1. Tắm cỏ mần trầu hết rôm sảy

Thành phần của cỏ mần trầu chứa muối nitrat, flavonoid, beta palmitoyl và sitosterol… có tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm dịu da khi bị rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- Đun sôi 2 nắm lá cỏ mần trầu (300g) trong 10 phút với 2 lít nước sạch.
- Chắt bỏ bã và pha với 5 lít nước trắng.
- Cách tắm cho trẻ:
- Dùng nước cỏ mần trầu tắm rửa vùng da bị rôm sảy. Lau khô bằng khăn mềm, không tráng lại với nước.
- Thực hiện tắm lá cỏ mần trầu cho bé 1 lần 1 ngày.
2.2. Tắm lá trà Shan tuyết

Trà Shan tuyết chứ nhiều thành phần có công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, làm dịu da như: Tanin, flavonoid, kháng sinh thực vật… Tắm cho trẻ bằng lá trà Shan tuyết giúp làm sạch, kháng viêm, nâng cao đề kháng, giúp vết rôm sảy nhanh lành.
- Cách chuẩn bị:
- Rửa sạch 300g lá trà Shan tuyết tươi rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút.
- Chắt bỏ bã và pha loãng với 5 lít nước.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm rửa nhẹ nhàng khu vực rôm sảy bằng nước trà Shan tuyết sau đó dùng khăn mềm thấm khô (không cần tráng lại bằng nước).
- Dùng 1-2 lần/ngày. Sau 2-4 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện rõ rệt.
2.3. Tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng lá kinh giới

Kinh giới chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch sâu, giảm ngứa, giảm mụn nhọt, rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- Thái nhỏ 2 nắm lá kinh giới (300g) rồi đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.
- Chắt bỏ bã, lấy nước pha cùng 5 lít nước sạch.
- Cách tắm cho trẻ:
- Dùng nước kinh giới tắm rửa cho bé, đặc biệt chú ý vùng lưng, cổ, mông, trán. Lau khô và không cần tráng lại bằng nước.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.4. Tắm lá chè xanh (trà xanh)

Chè xanh giúp làm thanh nhiệt, làm mát làm dịu vết rôm đồng thời kháng khuẩn, bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây viêm, rôm nặng hơn.
- Cách chuẩn bị:
- Dùng 2 nắm lá chè xanh tươi đun cùng 2 lít nước. Để sôi 10 phút.
- Chắt lấy nước cốt, pha với 5 lít nước sạch.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm và vệ sinh kĩ những vùng da dễ nổi rôm như lưng, cổ, trán, ngực, mông. Sau đó dùng khăn thấm khô người bé, không cần tráng lại bằng nước.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.5. Tắm lá khế

Lá khế có tác dụng tán nhiệt độc, giải nhiệt rất nhanh và làm sạch hiệu quả, thích hợp dùng điều trị mụn nhọt, ngứa, rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- Dùng khoảng 300g lá khế tươi, rửa sạch, giã nát.
- Lọc bỏ bã lấy phần nước xanh đậm. Pha với 5 lít nước ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm rửa và mát xa cho bé. Mẹ chú ý hơn những phần da nổi rôm. Dùng khăn mềm, sạch lau khô người, không cần tráng lại bằng nước.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.6. Tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá sài đất

Lá sài đất có tính mát được dùng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát và thông thoáng da, giúp chữa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
- Cách chuẩn bị:
- Dùng 300g lá sài đất tươi. Rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt sài đất cùng 5 lít nước ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng rôm sảy. Dùng khăn mềm sạch lau khô người và không tráng lại bằng nước thường.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.7. Tắm hết rôm sảy với lá trầu không

Trầu không chứa nhiều vitamin giúp cân bằng độ ẩm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích da khi bị rôm. Bên cạnh đó, trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vùng rôm, ngăn chặn nhiễm trùng do rôm.
- Cách chuẩn bị:
- Rửa sạch 10 lá trầu không to bằng bàn tay, đun cùng 2 lít nước, sôi trong 10 phút.
- Chắt lấy nước rồi pha cùng 5 lít nước ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm rửa toàn thân cho bé, tắm kỹ hơn ở những vùng da nhiều mồ hôi như lưng, cổ, mông. Không cần tráng lại bằng nước, dùng khăn lau khô người bé.
- Thực hiện 1 lần/ngày
2.8. Tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng lá dâu tằm

Dâu tằm có tác dụng làm sạch da, thanh nhiệt, thông thoáng lỗ chân lông đồng thời thúc đẩy tái dạo da mới hiệu quả trong điều trị rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- Rửa sạch 200g lá dâu tằm, cho lá vào một túi vải và đun sôi cùng 5 lít nước trong 2-3 phút.
- Để nước nguội còn âm ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Dùng nước dâu tằm tắm rửa cho bé, thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Sau đó cần tắm lại bằng nước ấm cho bé để loại bỏ lượng bột của lá dâu trên da, tránh nhiễm khuẩn da.
- Thực hiện 1 lần/ngày, liên thục 3 – 5 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện.
2.9. Lá tía tô

Trị rôm sảy bằng tía tô rất được các bà mẹ tin tưởng do tía tô có công dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Vì vậy, dùng nước lá tía tô tắm cho bé giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bí bách khi trẻ bị rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- Mẹ dùng 300g lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Pha loãng cùng với 5 lít nước ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm rửa cả người cho bé bằng nước tía tô. Mẹ chú ý kĩ phần lưng, cổ, mông. Không tráng lại bằng nước và dùng khăn mềm lau khô người bé.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
2.10. Tắm cho trẻ rôm sảy với mướp đắng

Mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm dịu da, thanh nhiệt, cải thiện các triệu chứng ngứa, bí bách do rôm sảy.
- Cách chuẩn bị:
- 4 – 5 quả mướp đắng tươi, còn non. Rửa sạch, bỏ hạt, thái lát. Đun cùng với 2 lít nước sôi trong 10 phút.
- Gạn lấy nước và pha thêm với 5 lít nước ấm.
- Cách tắm cho trẻ:
- Tắm và mát xa toàn bộ cơ thể bé bằng nước mướp đắng. Lau khô người và không tráng lại bằng nước.
- Thực hiện 1 lần/ngày.
3. Lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy cho trẻ
Dùng lá tắm cho trẻ để trị rôm sảy là phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên da trẻ rất nhạy cảm, dùng lá tắm sai cách có thể làm da kích ứng hoặc rôm nặng hơn.
Dưới đây là lời khuyên đến từ chuyên gia Nhi khoa mẹ cần chú ý:
- Không dùng lá tắm cho trẻ trong trường hợp vết rôm có mụn mủ, lở loét, chảy nước, sưng đau.
- Sơ chế lá cẩn thận, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, bào tử nấm, vi khuẩn.
- Khi tắm cần mát xa nhẹ nhàng, đặc biệt những vùng da có rôm sảy, tránh làm vỡ mụn nước hay trầy xước da.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm (35 – 38 độ C) để có hiệu quả tốt nhất.
- Nên tắm trong khoảng 7 – 10 phút, không tắm cho trẻ quá lâu, bé có thể bị cảm lạnh.
Nhược điểm của của lá tắm tự nấu:
- Khó tìm được lá tắm sạch, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản.
- Quá trình thực hiển không đảm bảo vệ sinh: Tự nấu lá khó loại bỏ hết lông tơ, cặn, bột lá, có thể gây kích ứng da hoặc bít tắc lỗ chân lông.
- Đun lá tắm ở nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả của dược liệu, khó kiểm soát nồng độ dược chất trong nước tắm.
- Tốn thời gian: Nấu nước lá cầu kì, nước lá tự nấu không bảo quản được lâu nên tốn thời gian chuẩn bị.
4. Dùng nước tắm lá thảo dược chuyên dụng cho trẻ bị rôm sảy
Nấu nước lá tắm cho bé mang lại hiệu quả trị rôm sảy tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm khó khắc phục. Để tiết kiệm thời gian, mẹ bỉm có xu hướng sử dụng các loại nước tắm chuyên dụng trị rôm sảy cho bé.

Nước tắm lá thảo dược Dr.Papie được nhiều mẹ lựa chọn vì sự tiện dụng, độ an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với nước lá thông thường:
- Tác dụng trị rôm hiệu quả:
- Nước tắm chứa nhiều “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da do rôm sảy.
- Thành phần giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như: tanin, EGCG,… có tác dụng nuôi dưỡng, tăng cường cơ chế tự bảo vệ da, tái tạo da, giúp vùng rôm nhanh lành.
- An toàn với trẻ sơ sinh:
- Chiết suất 100% từ thảo dược tự nhiên: Trà Shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới, trầu không, mướp đắng, sài đất… đạt chuẩn hữu cơ Châu Âu và được bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
- Không có lông tơ và thành phần gây kích ứng da trẻ nhờ công nghệ lọc li tâm và lọc qua màng lọc hiện đại.
- Không chứa chất tẩy rửa, chất hóa học, hương liệu.
- Tiết kiệm thời gian với 3 bước tắm đơn giản:
- Bước 1: Pha theo tỉ lệ 2,5ml Dr.Papie và 5 lít nước ấm.
- Bước 2: Tắm cho bé.
- Bước 3: Lau khô bằng khăn mềm, không cần tráng lại bằng nước.
Sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie 1 lần 1 ngày, liên tục khoảng 3 – 5 ngày tình trạng rôm sẽ cải thiện rõ rệt.
5. 4 biện pháp chăm sóc kèm theo khi tắm lá cho trẻ bị rôm sảy

Chữa rôm sảy tại nhà, bên cạnh việc tắm lá, chăm sóc bé đúng cách góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục da, giảm thời gian và tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là 4 biện pháp chăm sóc kèm theo tắm lá mẹ cần lưu nhớ:
- Giữ không gian sống thoáng mát: Mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho phòng ngủ của bé thông thoáng, có thể bật điều hòa hoặc quạt thông khí để tránh bí bách.
- Tránh để bé ra mồ hôi nhiều: Giảm mồ hôi giúp vùng rôm sảy tự phục hồi nhanh hơn. Mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng vừa phải, ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Đồng thời tránh những hoạt động chạy nhảy nô đùa, tránh nơi đông người.
- Chườm đá làm mát da: Làm mát giúp giảm cảm giác bứt rứt, bí bách da khi bị rôm sảy. Mẹ dùng khăn thấm nước mát, vắt khô và chường lên vùng rôm cho bé.
- Sử dụng thuốc trị rôm sảy: Với một số trường hợp rôm nặng, lâu ngày, mụn nước vỡ nhiều hay sưng đau, cần cho bé đến khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Một số thuốc thường được kê trị rôm sảy: Calamine lotion, Anhydrous lanolin…
Dùng nước lá tắm cho bé là một trong những phương pháp trị rôm sảy an toàn, lành tính và tương đối hiệu quả. Nếu mẹ nấu nước và tắm đúng cách, vùng rôm sẽ lặn sau 3 – 5 ngày mà không để lại biến chứng.