Hỏi đáp: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì an toàn, nhanh khỏi?

“Chào bác sĩ! Bé nhà tôi năm nay được gần 5 tuổi, mỗi khi thời tiết nắng nóng là cháu mọc nhiều rôm, nhất là vùng lưng và trán. Cháu thường gãi nhiều về đêm, ngứa ngáy khó chịu nên rất hay mất ngủ đêm. Xin bác sĩ tư vấn bé bị rôm sảy bôi thuốc gì là nhanh khỏi và an toàn? Tôi xin cám ơn!” (Quỳnh Anh – Hà Đông, Hà Nội)

Hỏi đáp – Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì an toàn, nhanh khỏi
  • Bệnh rôm sảy có rất nhiều cách chữa khác nhau, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc bôi (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Dưới đây, là những tư vấn về bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, bạn có thể tham khảo để áp dụng với trường hợp của bé nhà mình cho phù hợp nhé
  • Lấy 2 củ gừng tươi để cả vỏ, rửa sạch sau đó giã nát và xay nhuyễn. Sau đó, dùng bông thấm nước gừng và chấm lên vùng da bé bị rôm sảy. Với bài thuốc này trong vòng 5 ngày, 3-4 lần/ngày, giúp các nốt rôm sảy nhanh chóng biết mất và hạn chế mọc lại.
  • Lá bọ mẩy rửa sạch rồi sắc cùng với nước đặc, thêm ít lá bạc hà vào trước khi bắc nồi ra và đun sôi. Lấy nước này chấm lên vùng da bé bị rôm hoặc rửa vùng da của bé. Thực hiện, vài ngày các nốt rôm sẽ tự biến mất.
Bài thuốc dân gian chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ
  • Cho lá dâu tằm đựng vào túi vải sạch, thêm nước và đun sôi, để nguội dùng nước này để tắm cho bé. Khi tắm xong cho bé bằng nước lá dâu tằm trị rôm sảy, hãy bôi hoặc rắc bột đậu xanh lên vùng da bị rôm cho bé. Với cách làm này sẽ giúp nhanh chóng chữa khỏi được bệnh rôm sảy.
  • Các mẹ cũng có thể sử dụng rễ cây hẹ rửa sạch, sau đó sắc nước uống cho bé 1 thang/ngày. Lấy một cây hành tươi, rửa sạch và giã nát, sau đó trộn cùng với chút giấm rồi bôi lên vùng da bé bị rôm sảy. Hoặc áp dụng bài thuốc từ rau má tươi, rửa sạch giã lấy nước, cho thêm chút nước nguội đun sôi và vắt lấy nước lọc. Cho thêm đường rồi cho bé uống vào buổi sáng mỗi ngày.
  • Trong trường hợp bé bị rôm sảy nặng có mủ, nghĩa là tình trạng bệnh bị nhiễm khuẩn da, cần đưa bé đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi, thuốc uống tùy theo từng mức độ của bệnh.
  • Thuốc bôi này giúp giảm ngứa, đau và cảm giác khó chịu khi da bé bị kích ứng. Thuốc có công dụng làm khô vết rỉ và chảy nước đối với những mụn mủ. Loại thuốc này chỉ định dùng ngoài da và không được làm dính vào niêm mạc, không được nuốt.
  • Nếu sử dụng Calamine dạng sữa dưỡng da cần lưu ý: Lắc lên trước khi dùng, thấm ướt bông gạc với dung dịch calamine, sử dụng bông chấm nhẹ dung dịch vào vùng da bé bị rôm và để cho thuốc khô tự nhiên.
  • Thuốc bôi hay calamine dạng dung dịch cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối không để trên ngăn đá hoặc phòng tắm. Tránh xa tầm tay của trẻ, khi sử dụng thuốc này trị rôm sảy, cha mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
  • Đây là thuốc mỡ có chứa thành phần tự nhiên từ mỡ cừu, có tác dụng tạo màng bảo vệ, không cho da của bé tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da.
  • Bên cạnh đó, chất Lanolin giúp ngăn việc tiết mồ hôi, yếu tố hàng đầu gây bệnh rôm sảy nặng hơn. Vì vậy, nên bôi một lớp mỏng, tuyệt đối không được bôi quá dày sẽ làm bí tắc lỗ chân lông.
  • Có thể lựa chọn thuốc tổng hợp gồm: Lanolin và Dexpathenol giúp thúc đẩy quá trình tái tạo ở vùng da bé bị tổn thương nhanh. Ngoài ra, thuốc mỡ với tác động kép thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với nhiều loại da và không gây kích ứng.
Những loại thuốc, kem bôi phổ biến chữa rôm sảy
  • Đây là một dạng của steroid có công dụng kháng viêm dùng để chữa rối loạn, kích ứng da, rôm sảy… Loại kem bôi này có công dụng hiệu quả nhanh hơn so với thuốc uống khi điều trị rôm sảy, vì kem được bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.
  • Khi kê đơn bác sĩ sẽ cho bé thử dùng kem bôi có nồng độ Steroid thấp để thử phản ứng. Nếu bệnh rôm sảy không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, sẽ tăng dần nồng độ thuốc.
  • Khi sử dụng kem chứa Steroid không nên dùng quá 1 tuần, vì nếu quá lạm dụng sẽ làm rạn da, mỏng da hay đổi màu sắc da của bé. Các mẹ cần lưu ý làn da của bé rất mỏng và nhạy cảm, do đó Steroid không phải là sự lựa chọn hàng đầu khi chữa rôm sảy.
  • Khi bôi thuốc xong, nên để bé ở trong môi trường thoáng mát, có điều hòa hay máy làm ẩm để thuốc nhanh thẩm thấu vào trong da của bé như vậy thuốc sẽ có hiệu quả nhanh hơn.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì không những bệnh không khỏi, mà còn có thể trầm trọng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé.
  • Nếu sau khi áp dụng những loại thuốc bôi trên mà trong vòng 1-2 tuần thấy bệnh rôm sảy ở trẻ không có dấu hiệu giảm cần ngừng bôi. Sau đó, đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu.
  • Với những vùng da rất dễ nhạy cảm như da mặt, cần lưu ý không để thuốc dính vào niêm mạc cũng như mắt, mũi của bé. Tuyệt đối không được bôi trực tiếp lên da tay vì có chứa vi khuẩn. Nên dùng tăm bông để lấy thuốc và nhẹ nhàng chấm lên vùng da bị rôm ở mặt.
  • Chú ý vệ sinh vùng da mặt của trẻ bằng nước muối sinh lí hoặc nước chanh ấm pha loãng. Tuyệt đối không dùng chanh khi những vùng bị rôm sảy bị hở, vì sẽ làm xót vùng da của bé.

Quỳnh Anh thân mến! Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về bé bị rôm sảy bôi thuốc gì. Từ đó, sẽ giúp bố mẹ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc bé.

Source: