Đi ngoài có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Người bệnh cần nhận biết đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý và điều trị phù hợp.
1. Nguyên nhân đi ngoài mùi tanh
Đi cầu mùi tanh thường xuất phát từ tình trạng rối loạn hấp thu hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm:
1.1 Do cơ thể kém hấp thu
Kém hấp thu là tình trạng cơ thể bạn không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm bạn đã ăn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tổn thương, nhiễm trùng đường ruột hoặc do bệnh tật ngăn cản đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Cần cẩn trọng với nhiều bệnh lý nguy hiểm trong trường hợp này
1.2 Do chế độ ăn uống
Ngộ độc thực phẩm do ăn uống mất vệ sinh, ăn những loại thực phẩm tươi sống, nhiễm khuẩn như E.coli, virus hoặc ký sinh trùng làm gia tăng lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sự bùng phát này gây tổn thương niêm mạc ruột, thậm chí là nhiễm trùng gây nên tình trạng đi ngoài có mùi tanh.
1.3 Do dùng thuốc không đúng chỉ định
Một số loại thuốc có thể gây hại cho đường tiêu hóa và gây tiêu chảy, khiến phân có mùi tanh. Đặc biệt nếu bạn dùng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn đại tiện.
2. Đi ngoài có mùi tanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Trong nhiều trường hợp, đi ngoài mùi tanh là dấu hiệu của bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số bệnh lý liên quan đến đi cầu có mùi khắm, tanh
2.1 Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đây là một rối loạn mạn tính ở ruột già. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS thường không nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. IBS có thể đi kèm các dấu hiệu: đau bụng, đầy hơi, đi cầu có mùi tanh, phân không thành khuôn,…
2.2 Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng khiến đường ruột bị viêm nhiễm tổn thương. Đặc biệt tạo nên các vết loét ở ruột già (đại tràng) và trực tràng. Điều này cản trở việc hấp thụ thức ăn gây nên tình trạng đi ngoài phân tanh.
2.3 Đi ngoài mùi tanh do bệnh Crohn
Bạn cũng có thể đi đại tiện có mùi tanh nếu mắc phải bệnh Crohn. Đây là một loại bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Người mắc bệnh Crohn có thể bị đi cầu mùi tanh kéo dài. Trường hợp nặng, thậm chí phải cắt bỏ phần ruột bị viêm.
2.4 Hội chứng ruột ngắn (SBS)
Đây là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi một phần ruột non hoặc ruột già bị thiếu. Người mắc hội chứng SBS thường bị kém hấp thu, gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Một số triệu chứng của hội chứng này có thể kể đến như: Tiêu chảy nặng, phân có mùi khắm, tanh, ợ nóng, đầy hơi,…
2.5 Viêm tụy mạn tính
Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm dai dẳng của tuyến tụy, nặng dần theo thời gian. Bệnh gây ra những tổn thương không thể khắc phục được, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm: phân có mỡ, mùi hôi tanh, buồn nôn, suy dinh dưỡng.
: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
3. Dấu hiệu kèm theo
Các triệu chứng có thể xảy ra kèm theo đi cầu có mùi tanh:
- Tiêu chảy hoặc đại tiện kèm nước.
- Buồn đại tiện thường xuyên.
- Đau, khó chịu bụng.
- Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói.
- Đầy hơi chướng bụng.
- Đại tiện phân sống, trong phân có bọt.
- Phân có thể kèm nhầy máu.
Đại tiện mùi tanh có thể kèm theo đi ngoài liên tục
Trong một số trường hợp đi ngoài có mùi tanh kèm theo các triệu chứng bất thường khác có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4. Khi nào cần đến bác sĩ
Đại tiện có mùi tanh có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây:
- Thường xuyên đại tiện kèm máu trong phân.
- Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
- Đau bụng dữ dội, cơ thể ớn lạnh.
- Sụt cân bất thường.
- Phân có màu đen.
Nếu gặp một trong các biểu hiện kể trên nhất là những trường hợp trẻ đi ngoài mùi tanh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng và có hướng xử lý kịp thời.
5. Điều trị đi ngoài có mùi tanh như thế nào?
Khi có hiện tượng đi ngoài có mùi tanh, cần theo dõi tình trạng để có hướng xử lý phù hợp:
5.1 Trường hợp nhẹ do nhiễm khuẩn tiêu hóa
Với các trường hợp đi cầu có mùi tanh do nhiễm khuẩn nhẹ, người bệnh chỉ bị đi ngoài một vài lần là có thể tự cầm và khỏi được. Việc đi ngoài trong trường hợp này là bình thường theo cơ chế tống các vi khuẩn gây hại ra khỏi ruột, giúp làm nhẹ bệnh. Do đó, tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, mà nên:
- Uống thuốc kháng sinh đường ruột. Ưu tiên lựa chọn Ciprofloxacin 500mg.
- Uống Oresol để bù nước và điện giải.
5.2 Điều trị đi cầu có mùi tanh do bệnh lý
Trong trường hợp này, để khắc phục đi ngoài có mùi tanh, người bệnh cần điều trị bệnh lý mà mình mắc phải trước. Tùy loại bệnh, và mức độ, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định, liều lượng và thời gian bác sĩ quy định.
5.3 Điều trị do ngộ độc nặng
Với các trường hợp đi cầu mùi tanh do ngộ độc nặng, xuất hiện triệu chứng nôn ói liên tục, bệnh nhân không thể điều trị tại nhà mà cần phải nhập viện cấp cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
6. Phòng ngừa đi ngoài có mùi tanh như thế nào?
Để hạn chế và hỗ trợ điều trị tình trạng này tốt nhất, người bệnh cần:
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tươi sống như: gỏi, món tái, đồ ăn kém vệ sinh.
- Hạn chế đồ chiên nhiều dầu mỡ.
- Không uống rượu bia chất kích thích.
- Trong thời gian bị bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước. Bổ sung nhiều tinh bột để dễ tiêu hóa.
- Chia nhỏ các bữa ăn giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Luyện tập thể dục điều độ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện cố định vào một thời điểm trong ngày, tránh nhịn đi ngoài. Khi có dấu hiệu bất thường cần chủ động theo dõi tình trạng và thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
Chat với bác sĩ ngay
XEM THÊM:
- Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Tiêu chảy rota là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì? [Bỏ túi 10+] thực phẩm này ngay
— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Tiêu chảy ra nước – Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm từ website www.duocphamvinhgia.vn cho từ khoá đi ngoài ra nước có mùi tanh.
Tiêu chảy ra nước có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, có trường hợp bệnh kéo dài dẫn tới mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Tiêu chảy đi ngoài ra nước là triệu chứng bệnh gì?
Hiện tượng tiêu chảy nhiều lần ra nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp khi bệnh nhân đi đại tiện liên tục (trên 10 lần/ngày), phân lỏng hoặc hoàn toàn là nước, đôi khi lẫn dịch nhờn và thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:
1.1. Ngộ độc thực phẩm
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất hoặc chứa chất gây ngộ độc… Triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất là đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có dịch nhầy hoặc máu.
1.2. Ung thư dạ dày
Bệnh rất dễ nhầm với các triệu chứng viêm dạ dày hoặc đường ruột. Khi bị ung thư dạ dày, bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài lúc táo lúc lỏng, phân có màu xanh, mùi tanh khó chịu, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…
1.3. Viêm đại tràng cấp và mạn tính
Đây là bệnh do nhiễm khuẩn ở đại tràng. Bệnh nhân có biểu hiện đau quặn ở xương chậu hoặc vùng hạ sườn, đi ngoài liên tục, phân lỏng lẫn nước, có thể kèm theo nhầy, máu. Người mệt mỏi, chán ăn, sốt. Trong trường bệnh mạn tính, người bệnh bị sút cân, hốc hác.
1.4. Nhiễm ký sinh trùng
Thường xuyên sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn các món tái sống, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm… sẽ tạo điều kiện cho các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia theo đường tiêu hóa vào cơ thể và gây đi ngoài ra nước.
1.5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm nên thường được sử dụng để điều trị một số loại bệnh do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng lại diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn tới tình trạng loạn khuẩn. Bởi vậy, khi bạn sử dụng kháng sinh có thể xuất hiện chứng tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần.
1.6. Không dung nạp đường lactose
Một số loại sữa, bánh ngọt, kẹo… chứa thành phần lactose. Với những người có hệ có hệ tiêu hóa nhạy cảm, không sản xuất đủ men lactase (loại men có tác dụng phân hủy lactose) nên sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng các sản phẩm trên.
2. Chữa đau bụng tiêu chảy ra nước thế nào?
2.1. Bù nước và chất điện giải
Nhiều người cho rằng, khi bị đi ngoài không nên uống nhiều nước để làm phân cứng hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi khi bị đi ngoài nhiều lần, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải trầm trọng. Do đó, người bệnh cần được bổ sung kịp thời lượng đã mất bằng cách uống nước nhiều hơn hoặc sử dụng dung dịch bù nước chuyên dụng như Oresol cho đến khi ngừng tiêu chảy.
2.2. Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài ra nước
Một số phương pháp dân gian được lưu truyền cũng mang lại tác dụng cao trong việc giảm tiêu chảy được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây để giúp giảm nhanh tình trạng đi ngoài ra nước hiệu quả:
Ngọn lá ổi

Sử dụng búp ổi non là phương pháp dân gian trị đi ngoài phân lỏng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng chục búp ổi non nhai với một nhúm muối trắng. Sau đó, nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ 2-3 lần cho đến khi thuyên giảm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc: 20g lá ổi, 1 củ sả, 1 nhánh củ riềng nhỏ. Thái nhỏ các nguyên liệu, sao nóng bằng chảo, sắc lấy nước đặc. Ngày uống 2-3 lần cho đến khi số lần tiêu chảy thuyên giảm.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh có vị chát đặc trưng, chính vị chát này lại là phương thuốc chữa đau bụng tiêu chảy ra nước vô cùng hiệu quả.
Để giảm số lần tiêu chảy, bạn cần chuẩn bị một vài quả hồng xiêm xanh. Sau đó đem thái thành những lát mỏng, phơi thật khô và đem sao vàng. Những lát hồng xiêm sau khi sao vàng có thể cất vào hũ để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát hồng xiêm khô đem sắc lấy nước uống. Loại quả này rất chát và khó uống nên bạn cần sắc với lượng nước hợp lý, không nên sắc quá đặc.
Lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, tính chát, có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ… rất hiệu quả. Vì vậy, nếu hay bị tiêu chảy, người bệnh có thể dùng 16g lá mơ lông, 8g nụ sim sắc với 500ml nước đến khi còn 1 bát con, chia làm 2 lần uống trong ngày. Trường hợp không có nụ sim, bạn có thể dùng 15g lá mơ sắc uống mỗi ngày như nước trà. Bên cạnh đó, bạn có thể hấp trứng gà với lá mơ lông cũng giúp giảm tiêu chảy hiệu quả.
Rau sam
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng trị kiết lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán, chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả.
Người bệnh lấy khoảng 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi, sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má sắc uống cùng để cầm máu.
3. Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy ra nước
3.1. Tiêu chảy ra nước nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị tiêu chảy nhiều lần ra nước thì người bệnh cần chú ý đến khẩu phần ăn với những thực phẩm sử dụng hằng ngày như sau:
3.2. Tiêu chảy nhiều lần ra nước kiêng ăn gì?

- Không ăn thịt mỡ, thức ăn nhiều mỡ hoặc đồ hải sản: Đồ hải sản mang lại rất nhiều dinh dưỡng nhưng lại là loại thực phẩm kén người ăn không chỉ bởi mùi tanh mà còn gây nên hiện tượng dị ứng. Khi đường ruột đang gặp vấn đề, việc ăn các loại hải sản có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ thịt mỡ hoặc những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ trong bữa ăn để không gặp thêm rắc rối về đường tiêu hóa.
- Hạn chế ăn các món ăn tái sống như rau sống, nem chua, tiết canh… bởi chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
- Không nên ăn thực phẩm như củ cải, hành, đậu tương,… bởi chúng đều là các loại thực phẩm và gia vị sinh hơi. Khi vào đường ruột, chúng sẽ làm ruột kích thích tăng cường hoạt động co bóp làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng trầm trọng hơn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn đóng hộp: Các loại thức ăn này thường không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên thay vì việc đặt mua các loại đồ ăn bên ngoài, bạn hãy tự chế biến thức ăn để giảm thiểu các loại bệnh không tốt đến hệ tiêu hóa. Các loại đồ ăn đóng hộp cũng vậy, bạn nên hạn chế sử dụng bởi trong đó có chứa rất nhiều chất bảo quản sẽ ảnh hưởng đến đường ruột và dễ gây nên triệu chứng tiêu chảy.
- Người bị đi ngoài nên hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh các đồ uống có chứa caffeine, chứa cồn và các loại nước giải khát có ga.
4. Lời khuyên của bác sĩ cho người bị tiêu chảy
- Khi bị đi ngoài thì người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và không nên bỏ bữa.
- Khi bị mất nước cần bổ sung nước cho cơ thể càng nhiều càng tốt. Mỗi người nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Có thể sử dụng kèm các loại sinh tố hoa quả.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
- Dụng cụ sử dụng để chế biến món ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ. Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
- Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp duy trì lối sống lành mạnh như vận động thể dục thể thao hằng ngày, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để tình trạng đi ngoài sớm cải thiện và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Nếu triệu chứng đi ngoài ra nước kéo dài trên hai ngày, tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Khi gặp các vấn đề về đường ruột, giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất chính là bổ sung lợi khuẩn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hiện nay, nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào và hoạt động hiệu quả nhất là từ các sản phẩm men vi sinh.
Men vi sinh là một sản phẩm rất được ưa chuộng bởi những công dụng tốt mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Dưới dạng một chế phẩm sinh học, men vi sinh có chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi, khi vào đường ruột sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh tại khu vực này, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy ra nước… Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp tăng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.
— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Giải mã nguyên nhân đi ngoài phân lỏng – làm sao để chấm dứt? từ website medlatec.vn cho từ khoá đi ngoài ra nước có mùi tanh.
Đi ngoài phân lỏng hay chứng tiêu chảy là một hiện tượng có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bị nhẹ thì tình trạng này có thể kết thúc sớm trong 1 – 2 ngày, nhưng khi diễn tiến nặng hơn thì bệnh lại gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân đi ngoài phân lỏng là do đâu?
13/10/2021 | Đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu mạn tính là biểu hiện của bệnh gì?
21/09/2021 | Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì và cách cải thiện
21/07/2021 | Thông tin sức khỏe: Đi ngoài có mùi chua do đâu và giải pháp khắc phục
1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng theo từng cấp độ
Đi ngoài ra phân lỏng có thể bắt nguồn từ vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý và được chia thành cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị đi ngoài phân lỏng cấp tính, bệnh nhân có thể tự khỏi trong thời gian ngắn nhưng nếu bị mạn tính thì sẽ lâu khỏi hơn. Cũng có trường hợp nghiêm trọng, đi ngoài phân lỏng cấp tính biến chứng thành mạn tính cảnh báo dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
1.1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng cấp tính
Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đi ngoài phân lỏng. Các tác nhân gây nên hiện tượng này là các ký sinh trùng, virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển, gây tình trạng viêm và giải phóng ra các độc tố khiến người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, kèm nhầy và có thể lẫn máu. Việc nhiễm khuẩn xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với đồ dùng hoặc ở trong môi trường có nguồn bệnh sinh sôi. Điều kiện ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thức ăn bị ôi thiu cũng là yếu tố khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho đường ruột.
Vùng bụng bị nhiễm lạnh.
Cơ địa không dung nạp được một số chất như: chất ngọt nhân tạo sorbitol, chế phẩm từ đường lactose, fructose, glucose-galactose, hoặc cơ thể thiếu hụt các men tiêu hóa như lactase hay sucrase-isomaltase sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến đi ngoài phân lỏng
Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: ăn không đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no gây ảnh hưởng tới dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa. Ngoài ra những người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ cũng khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi và làm tổn thương cả hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, từ 5 – 7 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất để đi đại tiện, tống đạt các chất thải ra ngoài thanh lọc cơ thể. Nếu sinh hoạt theo múi giờ bất thường sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc và dần dẫn tới rối loạn cho hệ tiêu hóa.
Tác dụng phụ do các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng cũng có thể khiến bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu ngừng thuốc thì có thể chấm dứt tình trạng đi ngoài phân lỏng.
1.2. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng mạn tính
Hiện tượng đi ngoài phân lỏng mạn tính thường do 2 bệnh lý phổ biến là Viêm đại tràng và đại tràng co thắt gây nên.
Viêm đại tràng:
Đây là một trong các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng và trên niêm mạc của đại tràng khi mắc bệnh lý này thường xuất hiện triệu chứng viêm và có tổn thương.
Khi bị viêm đại tràng, sau khi thức dậy vào buổi sáng bệnh nhân thường bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí còn bị đi ngoài “nhắc lại” một lần nữa sau bữa ăn sáng. Đi ngoài phân lỏng đặc biệt xảy ra khi người bệnh ăn những đồ lạ, đồ ăn kích thích hoặc sau khi uống cafe, bia, rượu,…
Cần phải lưu ý đó là nếu viêm đại tràng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng khôn lường, nghiêm trọng nhất là bị ung thư đại tràng gây nhiều khó khăn trong điều trị và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.
Bệnh nhân bị viêm đại tràng cần chú ý tới triệu chứng đi ngoài phân lỏng
Đại tràng co thắt:
Đại tràng co thắt hay còn được biết đến là hội chứng ruột kích thích, xảy ra khi có sự co thắt bất thường ở nhu động ruột khiến chức năng của đại tràng trở nên rối loạn. Bệnh nhân bị co thắt đại tràng dễ đi ngoài phân lỏng và tiêu chảy.
So với viêm đại tràng là bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng sau khi ăn khoảng 40 phút, khi bị đại tràng co thắt người bệnh có thể bị đi ngoài ngay sau khi ăn khoảng 10 – 15 phút hoặc ngay khi vừa ăn xong. Mặc dù không để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh viêm đại tràng nhưng mức độ khó chịu lại cao hơn, khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều bất tiện.
Các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng khác:
Bên cạnh những rối loạn trong đường tiêu hóa, nguyên nhân đi ngoài phân lỏng còn có thể là do các bất thường ở gan và túi mật. Các bệnh lý như sỏi mật hoặc xơ gan khiến chức năng hoạt động của 2 bộ phận này bị suy giảm và dẫn tới tiêu chảy.
Ngoài ra, một bệnh lý khác cũng có khả năng gây ra triệu chứng đi ngoài phân lỏng đó là bệnh cường giáp. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ tiết ra dư thừa hormone làm rối loạn chức năng vốn có của nó. Không chỉ bị đi ngoài phân lỏng, bệnh nhân còn gặp các biểu hiện khác như: ngủ kém, tâm trạng thất thường, sưng quanh cổ, hay cáu gắt, nhiệt độ cơ thể không ổn định, sút cân,…
Tuy ít gặp nhưng cường giáp cũng có thể là nguyên nhân đi ngoài phân lỏng
Mặt khác, nếu tụy của một người bị viêm thì các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, protein sẽ khó được phân hủy gây nên tình trạng phân lỏng, người bệnh hay có cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng.
2. Đi ngoài phân lỏng cần làm gì để khắc phục?
Nhằm phòng tránh và điều trị kịp thời khi gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, mỗi người nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
Có một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Nên ăn chín uống sôi và nếu thức ăn có dấu hiệu bị ôi thiu cần loại bỏ ngay. Không ăn quá nhiều những thức ăn gây kích thích nhu động ruột và dạ dày như dưa, cà muối chua và đồ cay nóng, chế biến với nhiều dầu mỡ.
Ở trẻ nhỏ, tốt hơn hết nên cho bé bú sữa mẹ đồng thời tham gia đầy đủ chương trình tiêm chủng. Thực đơn ăn uống của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh.
Đối với những người bị đi ngoài phân lỏng, cần:
Tích cực bù nước và điện giải bằng các loại nước trái cây, nước khoáng, nước gạo rang,…
Không ăn những loại thực phẩm dễ lên men, đầy hơi khó hấp thu như sữa, trứng, thịt mỡ, phô mai, rau có nhiều xơ.
Tăng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn: từ thức ăn lỏng chuyển dần sang những món đặc hơn. Ví dụ như thời gian đầu khi bị đi ngoài phân lỏng thì bệnh nhân ăn các món súp, cháo loãng. Sau khi bệnh đã được cải thiện thì chuyển sang ăn ngũ cốc, thịt nạc băm, ngoai lang nghiền,…
Thời gian biểu trong ăn uống: sắp xếp giờ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và không để bệnh nhân bỏ bữa.
Nếu thức ăn có dấu hiệu ôi thiu cần phải rục bỏ ngay
Nếu bệnh nhân đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm thì cần tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và khắc phục sớm. Bởi vì lúc này có thể không chỉ là tiêu chảy bình thường mà là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn đằng sau.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một lựa chọn hợp lý để khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ khám bệnh. Nếu gặp các bất thường về sức khỏe, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới trung tâm hỗ trợ 1900565656 của MEDLATEC để được tư vấn từ A – Z các thông tin về gói khám phù hợp!
— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Đi ngoài có mùi tanh- Có phải biểu hiện của bệnh viêm đại tràng? từ website 2bacsi.webflow.io cho từ khoá đi ngoài ra nước có mùi tanh.
Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì?
Câu hỏi:
Bác sĩ cho em hỏi em bị đau bụng đi cầu ra nước có mùi tanh và không muốn ăn. Em phải uống thuốc gì và em bị gì vậy Bác sĩ? Cảm ơn Bác sĩ!
— Câu hỏi của anh Hà Văn T**, ở Hà Nội–
Trả lời:
Bác sĩ Trịnh Tùng- Chuyên khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn trả lời:
Hiện tượng bạn bị đi ngoài có mùi tanh là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn hoặc rối loạn hấp thu của đường tiêu hóa hoặc là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Bình thường, trong đường tiêu hóa vẫn luôn tồn tại nhiều vi khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn có hại. Hai hệ vi khuẩn này cân bằng động với nhau nhưng khi ăn các đồ ăn không hợp vệ sinh các vi khuẩn có độc lực mạnh (như: tả, lỵ, thương hàn,…) xâm nhập vào đường tiêu hóa làm tổn thương niêm mạc ruột , gây rối loạn hấp thu và dẫn tới tiêu chảy hoặc có thể kèm theo đi ngoài phân máu. Những trường hợp bị nhiễm khuẩn nhẹ, sau khi đi ngoài một vài lần có thể tự cầm được và khỏi. Đi ngoài là phản ứng của cơ thể để tống các vi khuẩn ra khỏi lòng ruột, giúp làm giảm nhẹ bệnh vì vậy không được dùng các thuốc cầm ỉa trong những trường hợp này mà cần phải uống các thuốc kháng sinh đường ruột (Ciprofloxacin 500mg, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn) và uống nước Orezole để bù nước và điện giải. Bạn cần uống đến khi hết khát và uống sau mỗi lần đi ngoài (cốc 200 ml/lần).
Hoặc khi bị ngộ độc thực phẩm hoặc các chất độc khác qua đường tiêu hóa, cơ thể cũng có phản ứng để tống các chất độc ra khỏi cơ thể như: đi ngoài nhiều lần, buồn nôn, nôn. Những trường hợp ngộ độc nhẹ, sau khi nôn và đi ngoài, bệnh nhân sẽ thấy đỡ hơn nhiều. Còn những trường hợp ngộ độc nặng thì bệnh nhân thường phải nhập viện cấp cứu để điều trị mà không thể tự điều trị tại nhà được.
Nguyên nhân đi ngoài có mùi tanh
Đi ngoài có mùi tanh là hiện tượng người bệnh đi ngoài phân nhão hoặc lỏng và có mùi hôi tanh khó chịu. Hiện tượng này thường liên quan nhiều đến chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh lý hoặc tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chế độ ăn uống không hợp lý khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường. Trong đường ruột luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn có hại, nhưng khi ăn các đồ ăn không hợp vệ sinh thì các vi khuẩn có hại sẽ phát triển và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây rối loạn hấp thu. Tình trạng này thường có các biểu hiện như:
- Đi đại tiện nặng mùi, phân nát không thành khuôn, trong phân có bọt.
- Phân có mùi hôi tanh khó ngửi; đôi khi còn lẫn cả máu hoặc đi ngoài vẫn còn ra rau chưa được tiêu hóa hết.
Ngoài ra, nhiều trường hợp phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng dùng thuốc không theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột, dẫn đến đi đại tiện phân lúc lỏng, lúc táo, đi ngoài có mùi tanh hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất. Cụ thể như: dùng thuốc không đúng liều lượng, dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và gây ra các triệu chứng như:
- Đại tiện phân lúc lỏng lúc đặc, đôi khi phân não và nát, có mùi hôi tanh.
- Phân có thể thay đổi về số lượng, tính chất, màu sắc và mùi. Đôi khi còn xuất hiện những cơn đau bụng, khó chịu.
Kém hấp thu cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng phân có mùi tanh và xì hơi nặng mùi. Điều này thường xảy ra khi có sự nhiễm trùng hay bệnh lý ngăn cản ruột hấp thụ dinh dưỡng.
Hiện tượng ăn không tiêu, buồn nôn, đi ngoài ra nước liên tục, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… còn là những biểu hiện cơ bản của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt), viêm đại tràng, nhiễm trùng đường ruột. Các bệnh lý này có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn có chứa vi khuẩn (E.coli, Samonella), virus, ký sinh trùng. Lúc này, bạn có thể bị đau quặn bụng, đi phân lỏng và rất hôi. Riêng trong trường hợp đại tràng co thắt sẽ không có tổn thương thực thể tại ruột, người bệnh không đau bụng.
Đi ngoài có mùi tanh có nguy hiểm không?
Đi ngoài có mùi tanh kèm theo những triệu chứng bất thường khác có thể khiến người bệnh mệt mỏi và kém tập trung. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu đi ngoài phân lỏng có mùi tanh nhiều lần và kéo dài nhiều ngày có thể gây ra tình trạng mất nước, thể lực suy kiệt, da xanh xao. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, ăn uống không ngon miệng, ngủ kém, mệt mỏi khi đi ngoài.
Nên làm gì khi đi ngoài có mùi tanh?
Có thể nhận thấy tình trạng đi ngoài có mùi tanh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, cần khắc phục nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này bằng các cách sau:
- Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp thích hợp. Uống thuốc theo đúng chỉ định, liều lượng và thời gian bác sĩ quy định.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý và vệ sinh. Ăn chín uống sôi, không ăn những món tái – gỏi hay các món ăn kém vệ sinh.
- Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Vì chúng rất khó tiêu hóa sẽ khiến tình trạng đi ngoài có mùi tanh ngày càng trầm trọng hơn.
- Nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước. Bổ sung tinh bột vì nó dễ tiêu hóa hơn các chất dinh dưỡng khác.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân sống và có mùi tanh.
Điều trị đi ngoài có mùi tanh hiệu quả
Với những trường hợp đi ngoài do nhiễm khuẩn nhẹ, thường kèm tình trạng mất nước, người bệnh nên uống Oresol sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn.
Nếu đi ngoài nhiều lần có mùi tanh do viêm đại tràng thì người bệnh nên sử dụng các loại thuốc tây hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng, phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
Đi ngoài là phản ứng của cơ thể để đào thải các vi khuẩn ra khỏi lòng ruột, giúp làm giảm nhẹ bệnh, do đó người bệnh không nên dùng nhiều các thuốc cầm tiêu chảy nhiều mà có thể uống các thuốc kháng sinh đường ruột (Ciprofloxacin, Metronidazol…). Tuy nhiên, nó được ví là “con dao hai lưỡi”, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn và không thể điều trị triệt để.
Hiện nay, bên cạnh dùng các loại thuốc tây thì nhiều người bệnh đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Ưu điểm của sản phẩm này là hiệu quả lâu dài, tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận như thuốc Tây y.
Song song với việc dùng thuốc điều trị đi ngoài có mùi tanh thì người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống để tránh khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn kém vệ sinh. Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng rất khó tiêu hóa.
Nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước mỗi ngày. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân sống và có mùi tanh.
Ngoài ra, người bệnh nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng, không nên nhịn đi ngoài. Chủ động theo dõi những thay đổi về hình thái phân và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đi ngoài có mùi tanh. Hy vọng qua đó sẽ giúp người bệnh biết phải làm gì khi gặp phải tình trạng này. Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh, bạn đọc có thể liên hệ tới số điện thoại: 02.438.746.999
Gợi ý của google liên quan đến từ khóa:
người lớn đi ngoài có mùi chua
đi đại tiện nặng mùi
đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng
đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục
bé đi ngoài có mùi tanh
đi ngoài ra nước không đau bụng
Nguồn tham khảo:
http://xn--rilontiuha-s7a4iz618bdta.vn/di-ngoai-co-mui-tanh-la-do-dau-co-nguy-hiem-khong/
http://m.songkhoe.vn/bac-si-tu-van-di-ngoai-ra-nuoc-co-mui-tanh-la-benh-gi-s2534-670-130081.html