Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

4 cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em, làm gì để phòng bệnh?

Đau mắt đỏ nói chung và đau mắt đỏ ở trẻ em nói riêng là căn bệnh rất dễ lây lan. Vì thế cần có cách điều trị cũng như cách để phòng bệnh hợp lý nhằm hạn chế nguy cơ tiến triển của bệnh, bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ.

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em như thế nào?

Khi nhận thấy con có các biểu hiện triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện mắt uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách nhằm hạn chế các biến chứng đau mắt đỏ đồng thời bảo vệ sức khỏe mắt của con.

dieu tri dau mat do o tre em 6
Nên cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan đau mắt đỏ

Những phương pháp tự điều trị đau mắt đỏ ở trẻ theo cách truyền miệng dân gian như: xông lá trầu không, xông lá dâu, nhỏ sữa mẹ vào mắt,…. là những cách thức điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến mắt trẻ, tuyệt đối không thực hiện.

Ngoài ra, không tự điều trị đau mắt đỏ ở trẻ bằng cách tự mua thuốc trị đau mắt đỏ cho trẻ em khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì khi sử dụng sai thuốc sẽ làm bệnh lý biến chuyển càng trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ bị đau mắt đỏ nếu không được điều trị đúng cách có thể là nguy cơ dẫn đến các biến chứng gây viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Nhằm hạn chế các biến chứng mắt, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt tại các cơ sở uy tín uy tín để đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất cho trẻ. 

Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mắt trẻ sẽ đau, cộm, gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Do đó, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt hợp lý để mắt trẻ dễ chịu hơn. Dưới đây là 4 cách chăm sóc đau mắt đỏ cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo thực hiện chăm mắt tại nhà cho con.

1. Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt bố mẹ có thể nhỏ cho con là thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (nước muối sinh lý) nhằm rửa sạch bụi bẩn, gỉ mắt (ghèn) có trong mắt trẻ, giữ mắt luôn sạch sẽ. Thực hiện nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ từ 6 – 7 lần mỗi ngày. Sau đó, dùng bông sạch hoặc khăn mềm thấm khô và vứt bỏ trong túi bóng kín để tránh lây sang người khác.

dieu tri dau mat do o tre em 3
Nước muối sinh lý dịu nhẹ an toàn cho mắt trẻ

Ngoài ra khi trẻ bị đau mắt đỏ, người thân và gia đình cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý từ 4 – 5 lần rửa mắt để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan. Tuy nhiên, không được sử dụng chung thuốc nhỏ mắt với người khác, mỗi người sử dụng một lọ riêng kể cả đối với trẻ bị đau mắt đỏ

Có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho trẻ khi có sự chỉ định của bác sĩ để làm thuyên giảm các triệu chứng của đau mắt đỏ. Khi nhỏ thuốc mắt chứa kháng sinh nên nhỏ khi trẻ ngủ để nước thuốc mắt có thể tiếp cận được vào trong mắt.

2. Đắp khăn ấm cho mắt

Đắp khăn ấm cho mắt là một trong những cách giúp làm giảm cảm giác đau nhức ở mắt trẻ mà bố mẹ có thể thực hiện cho ngay tại nhà, đạt được hiệu quả giảm đau cao khi trẻ đau mắt đỏ.

dieu tri dau mat do o tre em 4
Nhẹ nhàng lau mắt cho trẻ khi chườm khăn nóng

Đầu tiên, ngâm khăn sạch có chất liệu mềm mịn vào trong nước nóng và vắt khô nước trong khăn sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên vùng mắt đau của trẻ trong khoảng 10 phút sẽ giúp mắt bớt cộm, khó chịu hơn.

Nhiệt độ cao từ nước ấm có tác dụng làm giãn các mạch máu, tăng khả năng lưu thông của máu đến khu vực chường nóng nhằm giảm sự đau đớn và kích ứng của mắt trẻ. Thực hiện massage mắt nhẹ nhàng tăng lượng dầu tiết ra trên mí mắt, giữ đôi mắt không bị khô.

Lưu ý khi thực hiện đắp khăn ấm cho mắt trẻ không nên sử dụng nước quá nóng bởi vùng da xung quanh mắt trẻ thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ quá nóng có thể làm bỏng, ảnh hưởng đến mắt trẻ.

3. Đắp khăn lạnh cho mắt

Bên cạnh biện pháp đắp khăn nóng để chăm sóc đau mắt đỏ cho trẻ, thực hiện đắp khăn lạnh cho mắt cũng là biện pháp dễ dàng giúp làm giảm đau mắt, bố mẹ có thể thực hiện cho trẻ ngay tại nhà.

dieu tri dau mat do o tre em 2
Lau mắt nhẹ nhàng cho trẻ khi chườm lạnh

Các bước thực hiện đắp khăn lạnh cho mắt trẻ cũng thực hiện tương tự giống như chườm nóng. Đầu tiên, ngâm khăn sạch có chất liệu mềm mịn vào trong nước lạnh và vắt khô nước trong khăn sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên vùng mắt đau của trẻ trong khoảng 10 phút.

Chườm khăn lạnh có tác dụng làm dịu tức thì các vết sưng cũng như làm giảm bớt các cơn ngứa gây ra do kích ứng ở mắt trẻ.

Lưu ý khi thực hiện đắp khăn lạnh cho mắt trẻ không nên sử dụng nước quá lạnh bởi vùng da xung quanh mắt trẻ thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ quá lạnh có thể làm ảnh hưởng đến mắt trẻ.

4. Chế độ ăn uống hợp lý

Khi trẻ đau mắt đỏ, bố mẹ cần chuẩn bị cho con chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cơ thể trẻ khỏe mạnh sẽ tự chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,… từ đó điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em mà không cần sử dụng các biện pháp can thiệp khác.

Ăn nhiều rau củ quả, trái cây, các thực phẩm tốt cho mắt, chứa nhiều vitamin, các loại hạt và đậu, uống nhiều nước,… để cơ thể trẻ được hấp thụ những thực phẩm tốt.

dieu tri dau mat do o tre em 1
Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt trẻ

Đối với trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, vẫn còn đang bú mẹ thì mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt. Chất dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ giúp trẻ có thêm nhiều sức kháng cho sức khỏe của trẻ, chống lại được các vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên tình trạng đau mắt đỏ.

Đặc biệt tuyệt đối không được nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh để điều trị đau mắt đỏ theo phương pháp dân gian bởi sẽ làm ảnh hưởng đến mắt trẻ. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm tốt để tăng sức đề kháng cho bản thân, gián tiếp tăng sức đề kháng cho bé thông qua sữa mẹ.

Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách thực hiện đơn giản và tốt nhất để phòng tình trạng đau mắt đỏ cho trẻ đồng thời cũng hạn chế được khả năng lây lan của bệnh.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không chỉ cho trẻ đau mắt đỏ rửa tay mà cả người thân, gia đình, những ai thường xuyên tiếp xúc với trẻ cũng nên rửa tay đều đặn
  • Quan sát trẻ, không để trẻ dụi mắt hay chạm tay vào mắt thường xuyên
  • Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm của trẻ đau mắt đỏ với các những người xung quanh
  • Thường xuyên giặt gối, phơi khô ngoài nắng, thay gối hoặc khăn trải nệm cho trẻ
dieu tri dau mat do o tre em 5
Thói quen rửa tay sẽ giúp ngăn chặn được vi khuẩn tấn công mắt trẻ

Trên đây là những thông tin về cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em và cách để phòng bệnh này. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bố mẹ để có thêm cách giúp bé cải thiện được tình trạng mắt. Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé.


— Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi,… từ website mathanoi2.vn cho từ khoá đau mắt đỏ ở trẻ em.

tre bi dau mat do 8
Trẻ bị đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng cha mẹ không được chủ quan

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ

Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận dạng nhất của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là mắt và mí mắt trẻ nổi gân đỏ, sưng và nhiều ghèn. Đa số các bé đều bị đỏ một bên mắt trước, sau 24 – 36 tiếng sẽ lan sang bên mắt còn lại. Một số dấu hiệu điển hình trên trẻ bị đau mắt đỏ được thống kê như:

  • Mắt bị nổi gân máu đỏ hoặc hồng ở 1 bên hoặc cả 2 bên mắt.
  • Đỏ bất thường xuất hiện đằng sau 2 mí mắt trên và mí mắt dưới.
  • Rỉ mắt(ghèn) xuất hiện ngày càng nhiều, dày đặc bám quanh mắt tạo ra lớp vỏ cứng. Đặc biệt nhiều vào buổi sáng sau khi trẻ thức dậy gây khó khăn cho việc mở mắt.
  • Bé dụi mắt liên tục vì cảm giác ngứa mắt.
  • Mí mắt từ sưng nhẹ dần chuyển sang sưng húp, bị nhức mắt.
  • Nước mắt chảy liên tục không kiểm soát.
  • Dử mắt đục, đặc, thường có màu vàng hoặc màu xanh chảy dần ra ngoài.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Bé có thể thấy xốn ở mắt như có cát bay vào mắt.

Các triệu chứng này là đặc trưng, điển hình, bé 1 tuổi, bé 2 tuổi, 3 tuổi hay 4 tuổi bị đau mắt đỏ đều sẽ gặp phải. Thời gian các dấu hiệu xuất hiện thường từ 24 đến 72 giờ sau khi trẻ bị nhiễm bệnh và chúng có thể kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần sau đó.

tre bi dau mat do 6
Bé dụi mắt liên tục vì tình trạng khó chịu ở mắt

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ trẻ em

Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào ở trong năm nhưng thường phổ biến nhất vào mùa hè đến cuối thu, thường được gọi là mùa đau mắt đỏ. Thời tiết lúc này bất thường đang từ nắng nóng có thể chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, nhất là ở thời điểm giao mùa.

Khoảng thời gian này, cơ thể chúng ta, đặc biệt là ở trẻ em đề kháng còn yếu, nhạy cảm với thời tiết nên dễ bị bệnh. Cùng với đó, môi trường sống ngày càng ô nhiễm, khói, bụi, vệ sinh kém cùng nguồn nước ô nhiễm… là điều kiện thuận lợi để dịch đau mắt đỏ bùng phát.

tre bi dau mat do 2
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào trong năm

Nguy cơ cao đau mắt đỏ trẻ em còn do trẻ dưới 5 tuổi đang ở trong độ tuổi mẫu giáo, đi lớp vô tình dùng chung khăn mặt, gối nệm hay chăn với bạn có thể bị lây nhiễm bệnh. Thông thường sẽ có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em như sau:

1. Do tác nhân truyền nhiễm

Đau mắt đỏ trong trường hợp này thường do vi trùng, virus hoặc vi khuẩn tấn công. Các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh này rất dễ bị lây lan cho những người tiếp xúc cự ly gần với trẻ như những bé khác học chung lớp, người thân của bé, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em do tác nhân truyền nhiễm gây ra khi trẻ tiếp xúc với:

  • Dịch tiết ra từ mắt, mũi hay cổ họng của người mắc bệnh mà bé vô tình sờ, chạm hoặc đứng gần bị ho hay hắt hơi vào người.
  • Thói quen mút ngón tay ở trẻ hoặc ngậm đồ vật, đồ chơi có chứa tác nhân truyền nhiễm.
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc cho bé đi bơi ở các bể bơi không đảm bảo sạch khuẩn.
tre bi dau mat do 4
Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ do các tác nhân truyền nhiễm sẽ bị lây nhiễm

Nếu bé bị đau mắt đỏ do các tác nhân truyền nhiễm, bạn tuyệt đối không được để bé dùng chung khăn mặt, cốc uống nước, bát ăn cơm hay thuốc nhỏ mắt, đồ dùng cá nhân với người khác. Lúc này nên cho trẻ nghỉ học và cách ly y tế tại nhà cho đến khi mắt không còn tiết dịch nữa để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng và để tránh gây lây lan bệnh thành dịch.

2. Do tác nhân gây kích ứng

Dị ứng mắt ở trẻ có thể gây ra biến chứng viêm kết mạc dị ứng. Đau mắt đỏ ở trẻ 1 tuổi hay trẻ lớn hơn thường do bố mẹ vô tình để hóa chất như: Sữa tắm, dầu gội, nước tắm… có chứa các chất kích ứng bắn vào mắt bé gây dị ứng. Hoặc do nhỏ thuốc mắt cho trẻ có thành phần kích ứng gây ra phản ứng sưng, đỏ trên mắt.

Trẻ 1 tuổi hay 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi bị đau mắt đỏ dạng này đa phần do cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng. Vô tình tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường như: Lông chó, mèo. phấn hoa, bụi, thời tiết thay đổi… Tưởng chừng như vô hại nhưng lại làm mắt trẻ bị kích ứng khiến mắt trẻ nổi gân đỏ, sưng, chảy nước mắt liên tục.

tre bi dau mat do 7
Dị nguyên gây kích ứng cho mắt có thể khiến bé bị đau mắt đỏ

Tác nhân này không phải do truyền nhiễm nên trẻ bị đau mắt đỏ dạng này không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây sang cho người khác. Tuy vậy, bệnh sẽ bị tái lại nhiều lần đặc biệt ở những trẻ có tiền sử dị ứng. Ngoài các dấu hiệu đặc trưng xuất hiện trên mắt, trẻ có thể còn bị phát ban trên mặt hoặc toàn thân gây đỏ, ngứa, chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Bé lúc này sẽ dụi mắt rất nhiều.

Khắc phục tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Khi bé có các biểu hiện nghi bị đau mắt đỏ, đặc biệt là đau mắt đỏ trẻ sơ sinh bố mẹ tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà vì có thể làm sai cách dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Lúc này cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để khám mắt, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ và có cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

  • Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em do virus: thông thường đều là lành tính nếu do tác nhân virus gây ra có thể kéo dài từ 10- 15 ngày và tự khỏi mà không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên, khả năng bé bị tái nhiễm lại rất cao trong trường hợp này nếu không có các biện pháp phòng tránh tích cực cho bé.
  • Trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn: Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh cho trẻ thông qua đường uống hay dùng luôn tại chỗ với thuốc nhỏ mắt. Nếu bé đáp ứng tốt với thuốc, các dấu hiệu sẽ được cải thiện dần từ 24 – 48 giờ sau khi được sử dụng thuốc. Thông thường đau mắt đỏ do vi khuẩn phải được chỉ định điều trị kháng sinh từ 5 – 7 hôm để tránh tái phát bệnh khi bị đề kháng với kháng sinh.
  • Đau mắt đỏ trẻ em do dị ứng: Trẻ bị nhẹ có thể vệ sinh mắt và chườm lạnh tại nhà giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Với bé bị nặng hơn, đi thăm khám mắt, bác sĩ thông thường sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng histamin để nhỏ mắt hoặc dùng qua đường uống giúp cho các biểu hiện khó chịu ở mắt nhanh chóng thuyên giảm.
tre bi dau mat do 10
Trẻ bị đau mắt đỏ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng

Đau mắt đỏ trẻ em cần được chăm sóc như nào?

Cùng với những chỉ định điều trị của bác sĩ, quá trình chăm sóc mắt tại nhà cho bé bị đau mắt đỏ rất quan trọng. Bố mẹ hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây để giúp tình trạng khó chịu ở mắt con nhanh chóng thuyên giảm, sức khỏe đôi mắt con nhanh phục hồi cũng như phòng tránh bệnh bị tái nhiễm trở lại:

Cách ly y tế tại nhà

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do các tác nhân truyền nhiễm sẽ rất dễ lây lan thành dịch. Nhiễm trùng mắt ở trẻ có thể bị tái nhiễm lại khi tiếp xúc với người khác cũng đang bị bệnh, dịch tiết ở mắt hay khi ho, hắt hơi vô tình bắn vào người bé.

Vì thế mà cha mẹ nên cách ly y tế riêng cho bé, khi người thân bị lây nhiễm cũng phải cách ly riêng ra, tránh để trẻ tiếp xúc gần. Không để bé dùng chung vật dụng sinh hoạt với người khác, tránh chạm tay vào mặt hay mắt bé. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng hoặc xịt cồn sát khuẩn lên tay để ngăn chặn tối đa sự lây lan của dịch đau mắt đỏ.

tre bi dau mat do 1
Cách ly trẻ bị đau mắt đỏ tại phòng riêng, dùng riêng đồ dùng sinh hoạt

Vệ sinh mắt bé thường xuyên

Việc vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ bị đau mắt đỏ sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đau mắt đỏ ở trẻ 1 tuổi, mẹ có thể lấy một miếng gạc thấm nước ẩm hoặc nước muối sinh lý trẻ em để lau nước mắt rơi ra hoặc dính dử mắt cho bé.

Hoặc bạn có thể dùng khăn mặt sạch, thấm ướt với nước sạch, lau nhẹ nhàng lên mắt bé, loại bỏ hết ghèn mắt, làm lần lượt từng bên mắt một. Sau khi vệ sinh xong, tốt nhất bạn nên vứt bỏ hết khăn, gạc đã dùng, đánh sạch các thau, chậu và nhớ rửa tay sạch sẽ với xà phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm hay tái nhiễm cho trẻ.

tre bi dau mat do 11
Vệ sinh mắt thường xuyên cho bé sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt

Theo dõi tình trạng mắt trẻ thường xuyên

Đa phần các trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em khi được chỉ định điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết sau vài ngày. Trẻ sẽ không còn bị khó chịu ở mắt với các biểu hiện, đỏ, sưng, chảy nước mắt, ra gỉ mắt nữa, lúc này có thể trở lại với các hoạt động, sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Tuy vậy bạn cần phải theo dõi mắt bé thường xuyên đề phòng biến chứng tại mắt có thể xảy ra. Khi thấy mắt bé có các dấu hiệu bất thường như:

  • Các triệu chứng gia tăng cấp độ nặng hoặc không thuyên giảm sau 10 hôm.
  • Mắt kém, tầm nhìn bị thay đổi.
  • Mắt bị đau, nhức mắt nhiều.
  • Gặp ánh sáng bé bị chói mắt, nhạy cảm nhiều.

Lúc này bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và có cách xử lý phù hợp để biến chứng không gia tăng mức độ nặng thêm, bảo vệ đôi mắt cho con.

tre bi dau mat do 9
Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt cần đưa trẻ đi khám

Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ thường xuyên mỗi năm từ 1 – 2 lần cho bé và cho cả gia đình để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, tầm soát các bệnh lý ở mắt để có cách phòng tránh cũng như điều trị kịp thời bệnh lý ở giai đoạn sớm, giữ gìn thị lực tốt.

Tóm lại, trẻ bị đau mắt đỏ đa phần là bệnh lý lành tính, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc bé tại nhà nếu nắm chắc các thông tin quan trọng trên đây. Quan trọng nhất là việc phòng tránh lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe cả nhà và tráng khiến bệnh bùng phát thành dịch lớn. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống bạn nhé!

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×