Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Cách chữa trị tiểu rắt (đái rắt) bằng thuốc an toàn, hiệu quả

Quick Summary

  • Hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng chữa trị tiểu rắt như dùng thuốc kháng sinh, uống thuốc Nam hoặc các mẹo dân gian lâu đời chữa trị bệnh đái rắt.
  • Dưới đây là một số loại thuốc kê theo toa – thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân nhằm tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh (mục 28 – Điều 2 – Luật Dược năm 2016) có tác dụng chữa trị chứng đái rắt.
  • Ức chế các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo, viêm phụ khoa ở nữ giới giúp hệ tiết niệu hoạt quả hơn, làm giảm bệnh tiểu rắt và tiểu nhiều lần do….

Dùng thuốc chữa trị tiểu rắt (đái rắt) là phương pháp điều trị hiệu quả giúp người bệnh giảm số lần đi tiểu, cân bằng lại sinh hoạt và cuộc sống nhanh. Hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng chữa trị tiểu rắt như dùng thuốc kháng sinh, uống thuốc Nam hoặc các mẹo dân gian lâu đời chữa trị bệnh đái rắt.

Tiểu rắt tiểu buốt là gì?

Đai rắt khiến cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, công việc, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nặng nề do phải đi tiểu tiện nhiều lần cả ngày và đêm.

Nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt

Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi.

Nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới

  • Do nóng trong.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khoảng 80% nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn E.coli xâm nhập và gây bệnh. Nam giới ít gặp nhiễm trùng đường tiểu hơn phụ nữ.
  • Do các bệnh về tuyến tiền liệt thường gặp: phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến), viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
phi dai tuyen tien liet 2 1
Bệnh về tuyến tiền liệt gây tiểu buốt tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần
  • Sỏi và các dị vật: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, bàng quang và gây tiểu buốt kèm tiểu rắt. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới.
  • Căng thẳng, stress lo âu kéo dài.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới

  • Nhiễm khuẩn đường tiểu: Tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu ở phụ nữ cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên các vi khuẩn dễ thâm nhập vào niệu đạo, âm đạo gây bệnh hơn.
  • Do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng…
  • Do nóng trong.
  • Do bệnh lây qua đường tình dục chủ yếu là bệnh lậu.

Cách chữa trị tiểu rắt bằng thuốc Tây y (thuốc kê theo toa)

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây tiểu rắt mà sẽ có loại thuốc chữa trị bệnh đái rắt phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc kê theo toa – thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân nhằm tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh (mục 28 – Điều 2 – Luật Dược năm 2016) có tác dụng chữa trị chứng đái rắt. Mời bạn cùng tìm hiểu.

Nhóm thuốc kháng quinolon

Thuốc Ciprofloxacin 500mg

Một số loại thuốc nhóm quinolon thế hệ 2 thường gặp trong chữa trị tiểu rắt:

  • Peflacin 400mg
  • Ciprofloxacin 500mg

Tác dụng: Ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu, từ đó làm giảm các triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần. Thường sử dụng điều trị chứng rối loạn tiểu tiện do bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thuốc không có tác dụng điều trị trong trường hợp nhiễm virus như: cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Tác dụng phụ: Có thể xuất hiện

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy lo lắng.
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Bị ảo giác.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không dùng quinolon cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai vì nhóm thuốc này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương sụn khớp của trẻ em và tác động không tốt đến đến hệ thần kinh thai nhi.

Thuốc Metronidazole Micro®

Metronidazole Micro® là thuốc thuộc nhóm kháng sinh nitroimidazoles, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

metronidazole micro 1
Thuốc Metronidazole Micro®

Tác dụng: Ức chế các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo, viêm phụ khoa ở nữ giới giúp hệ tiết niệu hoạt quả hơn, làm giảm bệnh tiểu rắt và tiểu nhiều lần do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra.

Thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus (ví dụ như cảm lạnh thông thường, cúm).

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
  • Mất điều hòa.
  • Có thể bị phản ứng quá mẫn.
  • Làm kết quả xét nghiệm chức năng gan không chính xác.

Nhóm kháng Alpha 1 (ức chế Alpha blockes)

Đây là nhóm thuốc giúp làm giảm chứng tiểu rắt, tiểu buốt và các rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nam giới do mắc các bệnh viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Một số biệt dược thường sử dụng:

Biệt dược Xatral
  • Alfuzosin (Xatral, Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Tamsulosin (Flomax)
  • Prazosin.

Tác dụng:

  • Làm giãn các cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và các cơ cổ bàng quang, từ đó mở rộng kích thước ống niệu đạo giúp dòng nước tiểu thoát dễ dàng hơn => làm hạn chế chứng tiểu rắt, lượng nước tiểu đi được nhiều hơn.
  • Để điều trị u phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả, các thuốc Alpha 1 thường được dùng kết hợp với Finasterid – thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính và đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, đôi khi choáng váng,
  • hoa mắt, chóng mặt
  • Ngạt mũi
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Hạ huyết áp.
  • Rối loạn cương dương.
  • Xuất tinh ngược dòng.

Đối với người bệnh bị đái rắt do sỏi thận, sỏi bàng quang… tùy thuộc vào kích thước sỏi và các loại sỏi khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc loại bỏ sỏi bằng phẫu thuật hoặc làm tan sỏi bằng thuốc. Sau đó sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh làm lành vết thương.

Người bệnh đái rắt do nóng trong có thể tham khảo một số bài thuốc Nam uống giúp giải nhiệt cơ thể kết hợp việc ăn uống điều độ.

Dùng thuốc Nam chữa trị bệnh đái rắt

Râu ngô, kim tiền thảo, cây mã đề, kim ngân hoa, phượng vĩ thảo, cây cỏ mần trầu… là những vị thuốc Nam từ lâu được mệnh danh là “thượng dược tự nhiên” dễ tìm giúp điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt cũng như các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mời các bạn tìm hiểu 5 bài thuốc Nam chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng cây cỏ dân gian dưới đây:

kim tien thao 1
Cây kim tiền thảo

Bài thuốc 1: Chữa trị tiểu rắt bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo với tính thanh mát có tác dụng lợi tiểu, làm mát cơ thể. Đây là vị thuốc điều trị hiệu quả chứng tiểu rắt kèm cảm giác buốt tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đỏ, có cảm giác sót khi đi tiểu tiện.

Nguyên liệu:

  • Râu ngô, kim tiền thảo, (cả khô hoặc tươi đều được): mỗi loại 100g
  • Cỏ mần trầu tươi, cây mã đề (có thể lấy cả rễ): 100g
  • Bột thân tre (lớp vỏ mỏng bên ngoài của thân cây tre): 2g
  • Rửa sạch các nguyên liệu ngoại trừ bột thân tre.

Cách sắc và cách dùng:

  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng 1 lit nước.
  • Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và đun thêm 15 phút thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn.
  • Thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
  • Kiên trì dùng uống thuốc sẽ thấy bệnh đái rắt cải thiện hẳn sau 3 – 5 ngày.

Bài thuốc 2: Trị tiểu rắt kèm tiểu buốt bằng cây mã đề

Cây mã đề cũng là một trong những vị thuốc Nam lành tính có tác dụng rất tốt khi áp đụng chữa trị bệnh đái rắt, đái buốt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

cay ma de
Cây mã đề

Nguyên liệu:

  • Mã đề, rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh: mỗi loại 100g
  • Bồ công anh, cam thảo dây: mỗi loại 50g.
  • Rửa sạch các loại nguyên liệu và để ráo nước.

Cách sắc và cách dùng: giống bài thuốc 1.

Bài thuốc 3: Chữa trị đái rắt bằng rễ đinh lăng kết hợp kim tiền thảo

Chủ trị Tiểu buốt tiểu rắt và nước tiểu đục như nước vo gạo:

Nguyên liệu:

  • Kim tiền thảo, thủy long: mỗi vị 30g
  • Đinh lăng, thục địa: mỗi vị 20g
  • Rễ cỏ tranh, huyền sâm, cầu tích, thổ linh: mỗi vị 16g.

Cách sắc và cách dùng: giống bài thuốc 1.

Bài thuốc 4: Dùng hương nhu trắng chữa bệnh đái rắt

Lá hương nhu có tác dụng lợi tiểu, chữa trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần và nước tiểu đỏ, đi tiểu có hiện tượng nóng rát. Đây cũng là loại lá dưỡng tóc mượt mà, trị rụng tóc, làm giảm tóc gãy rụng cho các chị em phụ nữ.

Nguyên liệu:

  • Thủy long, hương nhu trắng: mỗi vị  20g
  • Đinh lăng, rau má: mỗi vị 25g
  • Thổ linh, sa tiền, chi tử, lá tre tươi: mỗi vị 16g

Cách sắc và cách dùng: giống bài thuốc 1. Ngoài ra, cho bệnh nhân ăn cháo, chè đỗ đen thường xuyên nhằm mát gan, thanh nhiệt.

Bài thuốc 5: Trị tiểu rắt bằng kim ngân hoa

kim ngan hoa 1
Kim ngân hoa

Kim ngân hoa chủ trị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són và tiểu đêm nhiều lần.

Nguyên liệu:

  • Kim tiền thảo, kim ngân hoa, cây mã đề: mỗi vị 80g
  • Râu ngô: 150g
  • Rễ cỏ tranh: 50g
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên.

Cách sắc và cách dùng: giống bài thuốc 1.

Mẹo chữa trị đái rắt bằng bài thuốc dân gian

Tuyentienliet.com.vn xin giới thiệu đến độc giả một số mẹo dân gian chữa trị đái rắt đái buốt.

Ngải cứu

Không chỉ có tác dụng chữa đau lưng, đau đầu, lưu thông khí huyết, ngải cứu cũng có thể điều trị tiểu rắt tiểu buốt khi kết hợp với các loại cây thuốc khác.

Cách làm:

  • Dùng 50g ngải cứu (lấy cả thân, lá và rễ) + 15g rễ cỏ chanh + 15g cỏ seo gà: Tất cả đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào nồi và đun với 1 lit nước.
  • Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 20 phút để các loại nguyên liệu phai cùng nước rồi tắt bếp.
  • Dùng nước chia uống làm 2 lần trong ngày sáng – tối. Mỗi lần uống pha cùng 1 muỗng cafe mật ong.

Hải kim sa (cây bòng bong)

Là loại cây mặc hoang ở các bờ bụi, nơi rậm rạp hoặc ẩm ướt, dễ tìm kiếm trên khắp 3 miền nước ta. Dân gian từ xưa thường dùng hải kim sa để sắc nước uống chữa viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu đêm nhiều lần.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 100g hải kim sa + 45g trà xanh rửa sạch, phơi khô.
  • Đem tán 2 loại này thành bột và trộn đều. Bảo quản bột tránh bị mốc.
  • Mỗi ngày dùng 20g bột hải kim sa trà xanh + 5g cam thảo + 2 nhánh gừng cho vào ấm đun với 1 lit nước lọc.
  • Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc uống làm 3 bữa trong ngày (không để qua đêm).

Phượng vĩ thảo (cỏ seo gà)

cay phuong vi thao
Phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo (hay còn gọi là cỏ seo gà) là một vị thuốc Nam mang tính hàn, vị ngọt nhạt, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, lưu thông khí huyết được dân gian dùng trị các bệnh như kiết lỵ, táo bón, viêm đường tiết niệu, đái buốt rắt do hiện tượng nóng trong.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 30g phượng vĩ thảo (đã rửa sạch) và 600ml nước vo gạo.
  • Cho phượng vĩ thảo vào ấm sắc cùng với nước vo gạo. Khi ấm sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục sắc.
  • Khi nước sắc còn khoảng 250ml nước thì tắ bếp.
  • Chia nước thuốc uống làn 2 lần sáng – tối trong ngày.

Cây rau má

Là một loại rau thơm được ưa thích, rau má tươi ngoài tác dụng lưu thống khí huyết, chữa đau đầu còn có tác dụng diệt khuẩn điều trị tiểu rắt tiểu buốt rất tốt.

Cách làm:

  • Dùng 300g cây rau má tươi, rửa sạch. Tiếp tục đem ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút để rau được đảm bảo. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 300ml nước lọc và vài hạt muối tinh (muối trắng).
  • Hoặc không có máy xay, bạn có thể dùng rau má giã nát. Lọc nước cốt rau má bằng miếng vải sạch. Sau đó hòa thêm nước lọc và muối tinh.
  • Dùng uống trực tiếp. Thực hiện ngày 2 lần sáng – tối.
  • Kiên trì thực hiện 1 tuần sẽ thấy bệnh đái rắt cải thiện rõ rệt

Bí xanh (bí đao)

bi xanh 1
Bí xanh rất có lợi cho người bệnh tiểu rắt

Cách làm:

  • Cách 1: Dùng 300g bí xanh (đã gọt vỏ, bỏ ruột và sắt thành miếng nhỏ) cho vào xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc. Dùng uống sinh tố bí xanh, có thể hòa thêm đường hoặc một chút muối cho dễ uống. Ngày thực hiện 2 lần sáng tối.
  • Cách 2: Với sinh tố bí xanh đã thực hiện ở cách 1, dùng dây lọc lọc nước cốt, bỏ bã và dùng uống.
  • Cách 3: Người bệnh không uống được nước bí xanh tươi, có thể luộc bí xanh, sau đó ăn cả bí và uống nước luộc bí thay nước lọc.

Củ sắn dây

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1kg sắn dây, cạo sạch vỏ, thái từng miếng sau đó đem phơi khô hoặc sấy giòn.
  • Giã nhỏ (hoặc nghiền) sắn dây phơi khô.
  • Dùng uống 3 lần/ngày, khi uống có thể pha thêm đường để tăng vị ngon giống như cách uống bột sắn dây.

Lưu ý: Bột sắn dây phơi khô và nghiền là dạng bột mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần. Nếu không có thời gian làm, bạn có thể dùng bột sắn dây bán trên thị trường để thay thế.

Rau mồng tơi trị đái rắt

rau mung toi chua tieu buot tieu rat

Mồng tơi là loại rau có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, tiểu khó ở nam giới, tiểu rắt, tiểu buốt… và cũng là món rau ưa thích của nhiều người dân Việt Nam.

Cách làm:

Mùng tơi chữa tiểu nóng buốt: Dùng 500g rau mồng tơi tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm đun với 500ml nước lọc. Khi nồi sôi đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Chắt nước rau mùng tơi để nguội (hoặc còn ấm) và dùng uống hàng ngày thay trà.

Chữa đái dắt, tiểu tiện không thông, đái nhỏ giọt(do nhiệt): Dùng 500g rau mùng tơi (đã được rửa sạch) cho vào nồi đun với 1 lit nước. Nồi sôi đun thêm 15 phút thì tắt bếp. Dùng nước thu được uống trong ngày thay nước lọc.

Chữa tiểu buốt: Uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái dắt. Còn với bệnh đái buốt, phải hái 200g lá mồng tơi vào sáng sớm, rửa sạch và cho vào chày giã nát. Dùng miếng vải sạch lọc lấy nước cốt. Pha thêm 100ml nước sôi và chút muối tinh vào nước cốt rau mùng tơi để uống. Có thể uống nguội hoặc uống khi nước còn ấm. Bã rau mùng tơi dùng để đắp vào bụng dưới. Chỉ cần áp dụng phương pháp này vài lần là khỏi.

Món ăn tốt cho người bị đái buốt đái rắt

Bên cạnh các loại thực phẩm giúp chữa tiểu rắt tiểu buốt như: bí xanh, rau mùng tơi, ngải cứu, sắn dây… người bệnh có thể tham khảo một số món ăn trị tiểu rắt dưới đây:

Món lẩu canh cá lóc rau đắng

Cách làm: Cá lóc làm sạch và thái khúc rồi cho vào nồi, nêm gia vị và ninh. Nồi cá sôi thì vặn nhỏ lửa và đun 15 phút cho cá chín. Sau đó dùng rau đắng, rau thơm, hoa chuối… nhúng ăn trực tiếp. Đây là món ăn bổ dưỡng giúp thanh nhiệt cơ thể rất tốt cho người bị tiểu rắt tiểu buốt.

Mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt

Mướp đắng từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm giúp thanh nhiệt cơ thể và làm đẹp rất tốt.

muop dang

Mướp đắng (Khổ qua)

Cách làm: Mướp đắng cắt làm 2 và bỏ ruột. Trộn đều thịt xay, nấm hương, mộc nhĩ (đã băm nhỏ) rồi đem nhồi vào trong mướp đắng. Tiếp tục cắt mướp đắng thành từng khúc khoảng 3cm. Đem hấp cách thủy hoặc cho vào nấu canh ăn hàng ngày sẽ thấy chứng tiểu rắt giảm hẳn.

Canh hến dọc mùng

Cách làm: Rửa sạch dọc mùng, rau ngổ, dứa và đập dập 1 nhánh gừng. Hến rửa sạch, luộc chín thì lọc bỏ vỏ, sau đó cho các loại rau đã chuẩn bị vào nấu chính. Món canh này giúp bổ máu, giải độc, mát gan, lợi tiểu, thông tiểu bí rất tốt.

Canh cua rau nhút

Cách làm: Rửa sạch rau nhút và 200g khoai sọ (gọt sạch vỏ và bổ miếng). Cua xay nhỏ và lọc lấy nước cốt, rồi đen đun. Khi nồi sôi cho khoai sọ vào trước, khi khoai chín thì cho rau nhút và nêm gia vị vừa vặn. ĐUn khoảng 5 phút rau chín thì tắt bếp và dùng ăn khi còn nóng ấm.

Có lẽ bạn sẽ cần:

  • Làm gì khi mắc bệnh đái rắt đái buốt?
  • Thuốc chữa trị tiểu đêm hiệu quả

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×