Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp

Ngộ độc thực phẩm là một khái niệm không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cũng đa dạng, được chia làm 3 nhóm chính: vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng. Thông qua bài viết này, các bạn sẽ được trang bị thêm những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là bệnh do ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các độc tố của nó.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng đa dạng và nhiều mức độ, gây ra những tác hại trên sức khỏe khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm tại đây: Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng. Chúng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và bản thân loại thực phẩm. Chúng có thể bắt nguồn từ khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến hoặc sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thành 3 nhóm chính:

Vi khuẩn:

Có 8 loại vi khuẩn thường gặp là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm như sau:

Staphylococcus aureus (tụ cầu):

Sau khi ăn thực phẩm chứa vi khuẩn này, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau 30 phút đến 6 giờ. Các triệu chứng cụ thể như: buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày. Hầu hết mọi người đều bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn này là do thực phẩm chưa được nấu chín. Chúng ta thường gặp trong: thịt cắt lát, bánh pudding, bánh ngọt và bánh mì kẹp.

Clostridium perfringens

Các triệu chứng bắt đầu từ 6 – 24 giờ sau khi tiếp xúc. Cụ thể như: tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn mửa và sốt không phổ biến.

Triệu chứng thường bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 24 giờ.

Bạn có thể nhiễm vi khuẩn này khi ăn thịt bò hoặc thịt gia cầm, đặc biệt là thịt quay.

Salmonella

Các triệu chứng bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi tiếp xúc. Cụ thể như: tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày và nôn mửa.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này là: thịt gà và thịt sống hoặc nấu chưa chín; trứng gà.

Sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng; trái cây và rau sống cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm của vi khuẩn này. Bên cạnh đó, còn gặp ở một số loài động vật khác như: bò sát và lưỡng cư, động vật gặm nhấm.

Clostridium botulinum (Bệnh ngộ độc thịt)

Các triệu chứng bắt đầu từ 18 giờ đến 36 giờ sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng như: nhìn đôi hoặc nhìn mờ, mí mắt sụp, nói lắp; khó nuốt, khó thở và khô miệng, yếu cơ và tê liệt. Các triệu chứng bắt đầu và giảm dần khi mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này là: thực phẩm đóng hộp hoặc lên men không đúng cách, rượu tự sản xuất.

benh doc thit e1618884899692
Clostridium botulinum vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Vibrio

Các triệu chứng bắt đầu từ 1 – 4 ngày sau khi tiếp xúc như: tiêu chảy nhiều nước, buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt, ớn lạnh.

Nguồn thực phẩm thông thường là nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn này là: động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín, thường gặp nhất là hàu.

Campylobacter

Các triệu chứng bắt đầu từ 2 – 5 ngày sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp như: tiêu chảy phân thường có máu, đau hoặc co thắt dạ dày, sốt.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này là: Thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi hoặc nước bị ô nhiễm.

E. coli (Escherichia coli)

Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khá thân thuộc với mỗi chúng ta. Khi nhiễm vi khuẩn này, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau 3 đến 4 ngày. Bạn có thể bị đau bụng dữ dỗi, tiêu chảy phân thường có máu và nôn mửa. Khoảng 5 – 10% những người mắc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này sẽ diễn biến nặng, đe dọa đến tính mạng.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này là: thịt bò xay sống hoặc chưa nấu chín. Sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, rau sống và nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra nhiễm vi khuẩn này.

e coli e1618885117649
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) có thể gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra máu và nôn mửa.

Listeria

Các triệu chứng bắt đầu từ 1 – 4 tuần sau khi tiếp xúc.

Phụ nữ mang thai thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm khác như mệt mỏi và đau nhức cơ. Nhiễm trùng khi mang thai có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng hoặc tử vong sơ sinh.

Những người khác, thường là người lớn tuổi sẽ bị nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, mất thăng bằng và co giật kèm sốt và đau cơ.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này đa dạng. Thường gặp là: phô mát, rau mầm sống, xúc xích, pa-tê, thịt nguội, hải sản hun khói và sữa chua tiệt trùng.

Ký sinh trùng:

  • Cyclospora:

Đây loại ký sinh trùng thường gặp nhất là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Các triệu chứng bắt đầu 1 tuần sau khi tiếp xúc như: tiêu chảy phân nhiều nước, chán ăn và sụt cân. Bên cạnh đó, bạn còn gặp co thắt dạ dày, đầy hơi, tăng khí, buồn nôn và mệt mỏi.

Nguồn thực phẩm thông thường gây ra nhiễm vi khuẩn này là: trái cây sống hoặc rau và thảo mộc.

Vi-rút

  • Norovirus

Các triệu chứng khởi phát từ 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc vi-rút này. Triệu chứng hay gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, nôn mửa.

Rau xanh, trái cây tươi, động vật có vỏ hoặc nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây nhiễm loại vi-rút này.

Người thường bị nhiễm bệnh do lây từ người khác hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm.

Ai là người dễ bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào sinh vật, mức độ tiếp xúc, tuổi tác và sức khỏe của bạn.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị tác động bởi các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm:

  • Người cao tuổi. Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn có thể không phản ứng nhanh. Hiệu quả là bạn dễ dàng nhiễm bệnh hơn khi bạn còn trẻ.
  • Phụ nữ mang thai. Khi mang thai, những thay đổi trong quá trình trao đổi chất là nguyên nhân tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể tác động đến và gây bệnh ở trẻ.
  • Người mắc các bệnh mãn tính. Bệnh nhân mắc tiểu đường, bệnh gan, AIDS, hoặc được hoá trị hoặc xạ trị ung thư làm suy giảm miễn dịch.

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ngày càng đa dạng. Điều đó tạo ra một thách thức lớn đối với Y học. Chúng ta cần có những hiểu biết về ngộ độc thực phẩm. Từ đó, đề ra cách phòng tránh và điều trị để đảm bảo sức khỏe của mọi người, mọi nhà.


— Cập nhật: 02-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất từ website nhathuoclongchau.com cho từ khoá có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở các khu tập thể như xí nghiệp, nhà máy, trường học,… mà còn xảy ra ở các gia đình không kể nông thôn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất

Thông thường, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến nôn ói là sau khi ăn tiệc, ăn thức ăn lề đường hoặc ăn cơm tại nhà, rất khó xác định nguyên nhân, chỉ biết tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn.

non muaNguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến nôn ói là sau khi ăn tiệc, ăn thức ăn lề đường hoặc ăn cơm tại nhà

Đa số bệnh nhân sẽ phục hồi tốt. Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được cấy phân tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm để có hướng điều trị đặc hiệu.

  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Staphylococcus aureus: Ngộ độc hay gặp nhất, vi khuẩn có thể nhiễm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín, từ bàn tay, da của người chế biến thức ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy sau bữa ăn từ 1-4 giờ, kéo dài đến 24-48 giờ, do nội độc tố tiết ra từ vi khuẩn. Bệnh không gây sốt, chỉ cần điều trị triệu chứng.

  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E. coli: Do vi khuẩn nhiễm từ thịt cá, rau tươi, nguồn nước bị ô nhiễm phân người, bệnh nhân tiêu chảy sau bữa ăn từ 24-48 giờ, tiêu chảy nước.

  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Shigella spp: Do vi khuẩn nhiễm từ sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm phân động vật. Bệnh nhân bị tiêu chảy phân có đàm máu và sốt cao sau 12-30 giờ sau khi ăn. 

  • Ngộ độc thực phẩm do Samonella spp: Vi khuẩn lây nhiễm từ trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín, bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn 6-48 giờ sau khi ăn, kéo dài từ 7-12 ngày, thường sốt nhẹ.

  • Ngoài ra, còn những trường hợp ngộ độc thực phẩm do các loại vi khuẩn khác như: Campylobacter spp, Clostridium perfrigens, Bacillus cereus… đều gây đau bụng tiêu chảy tương đối hiếm gặp. Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm khác như thuốc trừ sâu trong rau quả rửa không kỹ sẽ gây nhức đầu, mất trí nhớ, suy hô hấp, co giật… thường hay gặp ở nông thôn, tỉ lệ tử vong cao.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Đau bụng khó chịu và đầy hơi

Khi bụng khó chịu, đau và đầy hơi là dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên dấu hiệu này rất giống với những bệnh lý về đau bụng khác nên rất có thể bạn dễ nhầm lẫn và chủ quan.

Nếu cơn đau bụng không có dấu hiệu giảm mà càng lúc càng gia tăng cơn đau, và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu bạn đã bị ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy và nôn

Nếu đau bụng kèm theo đi vệ sinh thường xuyên và đi phân lỏng, hoặc bạn bị nôn, thì dấu hiệu càng rõ hơn vì bạn đã bị ngộ độc thực phẩm do có chất độc trong thức ăn làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.

uong thuoc tranh thai khan cap nhieu hon mot lan trong thang co sao khong 52 2545Tiêu chảy và nôn là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Mệt mỏi: Chán ăn, sốt, ra nhiều mồ hôi và chóng mặt

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, chất độc đi vào hệ tiêu hóa và bắt đầu thẩm thấu vào trong, lúc này dạ dày không còn khả năng để nạp thức ăn vào được nữa vì vậy trong khoảng 12 giờ bạn sẽ có cảm giác không ăn uống được bất cứ gì. Lúc này do cơ thể bạn ra nhiều mồ hôi, không uống được nước nhiều mà còn nôn dẫn đến cơ thể mất nước và khoáng trầm trọng nên rất dễ bị sốt và chóng mặt.

Nếu đau bụng kèm theo đi vệ sinh thường xuyên và đi phân lỏng, hoặc bạn bị nôn, thì dấu hiệu càng rõ hơn vì bạn đã bị ngộ độc thực phẩm do có chất độc trong thức ăn làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn, nên nghĩ ngay đến ngộ độc thực phẩm, nhất là những người cùng ăn một bữa ăn đều có triệu chứng tương tự thì phải nghĩ ngay đến ngộ độc tập thể.
  • Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy, cố làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra ngoài để tránh độc tố phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa. Người nhà nên giữ lại mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc, giữ lại mẫu nôn ói hoặc phân tiêu chảy để đưa đi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. 
  • Hạn chế ngộ độc thực phẩm cần phải lưu giữ thức ăn đúng cách: Tủ lạnh đựng thức ăn phải đảm bảo ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 4 độ C, ngăn đá phải đảm bảo nhiệt độ dưới -5 độ C. Không để lẫn lộn thực phẩm đã nấu chín với thực phẩm chưa nấu để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Ở miền Nam nóng nên không để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 4 tiếng vì vi khuẩn sẽ sinh sản gây ngộ độc.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, mang găng tay nếu có thể. Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn hoặc chế biến để tránh những mầm bệnh và thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản…

uong thuoc 2Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy

Nhìn chung, nắm được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là phương pháp giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn, lúc này cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh.

Nhân Tâm

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×