Nguyên nhân và cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em
Theo bác sĩ nhãn khoa, số lần nháy mắt ở trẻ em sẽ là 1.500 lần/ ngày nếu cha mẹ thấy trẻ nháy mắt liên tục sẽ là một điều khác thường ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân nháy mắt ở trẻ
– Nháy mắt do thói quen:
Đây cũng là một trong những đặc điểm tính cách của trẻ, trẻ nháy mắt để tạo sự chú ý của mọi người dành cho mình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
– Nháy mắt do bệnh lý:
- Có thể bé đang bị một vật chọc vào mắt khiến mắt của bé bận bịu, khó chịu dẫn đến nháy mắt liên tục. Gần với mắt nhất là lông mi, có rất nhiều trường hợp các bé bị triệu chứng lông mi quặp vào trong và chạm vào mắt khiến bé khó chịu và nháy liên tục. Cha mẹ có thể lưu ý và nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Biểu hiện của việc lông mi quặp ở bé là bé nháy mắt liên tục, mắt thường xuyên đau và chảy nước mắt. Nếu như cha mẹ không tinh tế và phát hiện ra thì sẽ rất nguy hiểm cho đôi mắt của bé.
- Trẻ bị rối loạn tạm thời về mắt: Theo các bác sĩ nhãn khoa, tật này thường gặp ở trẻ em tuổi mẫu giáo. Thi thoảng mẹ sẽ thấy bé đang bình thường bỗng nhiên nháy mắt liên tục hoặc lúc ho hắng, nhỏ mắt bé cũng nháy. Tình trạng này càng tăng nếu bé bị căng thẳng mệt mỏi hoặc vui quá mức. Nhưng hiện tượng này không hề gây hại tới sức khỏe của trẻ mẹ nhé. Mẹ cũng không cần phải điều trị cho trẻ vì hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất khi bé lớn thêm 2 – 3 tuổi.
- Dấu hiệu của hội chứng tăng động, giảm chú ý: Nháy mắt là một trong những dấu hiệu trẻ bị tăng động nếu đi kèm theo các hiện tượng khác như khịt mũi, khạc khan, nháy cơ mặt, tay chân lúc nào cũng ngọ nguậy, không yên. Vì vậy, mẹ cần theo dõi những hành động của bé kèm theo nháy mắt để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị. Trẻ bị tăng động thường sẽ không kiểm soát được hành vi của mình và luôn chân luôn tay. Khi trẻ tăng động có tật nháy mắt trẻ sẽ không kiểm soát được số lần nháy mắt của mình, trẻ nháy mắt càng nhiều thì càng ít tập trung được.
- Khô mắt: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc nháy mắt ở trẻ. Khô mắt khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và nháy mắt để cảm thấy dễ chịu hơn. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt là có thể trị được tật nháy mắt cũng như bệnh về mắt.
- Nháy mắt cho thấy mắt đang gặp vấn đề như dị ứng hoặc thị lực kém, thiếu vitamin A. Cha mẹ cần bổ sung vitamin A kịp thời cho bé để cải thiện tình hình.
Làm thế nào để giảm nháy mắt ở trẻ?
Nháy mắt ngoài vấn đề bệnh lý, tật, nó còn là vấn đề tâm lý. Vì vậy, để giảm tật nháy mắt ở trẻ, ngoài việc đưa con tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân mắt nháy liên tục, cha mẹ cần can thiệp tâm lý để con nhanh chóng lành bệnh.
Theo các bác sĩ, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, tuy nhiên, nháy mắt liên tục sẽ dẫn tới tâm lý mặc cảm, tự tin và trở thành “tật” vĩnh viễn ở trẻ. Do đó, mẹ càng điều trị sớm cho trẻ càng tốt để không ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này.
Có một số cách giúp cho bé khắc phục được tật nháy mắt, cha mẹ có thể tham khảo một số bài luyện tập sau:
1. Tăng cường các bài tập Yoga mắt
Tạo ra các bài tập/ trò chơi cho bé nhìn tập trung vào 1 điểm. Ví dụ: cha mẹ qui ước mỗi ngón tay là 1 con vật/màu sắc/đồ vật… khác nhau. Sau đó cho con 1p để con thực hành luyện tập ghi nhớ. Hết thời gian cha mẹ sẽ cùng con phản xạ nhanh bằng các cách xòe, cụp ngón tay để con gọi tên hoặc gọi tên để con xòe/cụp tay theo đúng qui luật cha mẹ đã cùng con qui ước từ đầu. Cha mẹ có thể ứng dụng từ dễ đến khó, từ 1 bàn tay (5 đồ vật/con vật/màu sắc…) tới 2 bàn tay (10 đồ vật/con vật/màu sắc…).
2. Ngồi thiền
Cho con ngồi thiền để tăng cường khả năng tập trung cho trẻ, mỗi ngày cha mẹ cần quy định thời gian cho con ngồi thiền.
3. Bảo vệ mắt khi ra đường
Cha mẹ cũng cần bảo vệ mắt trẻ khi ra đường như đeo kính mắt
4. Hạn chế xem tivi, điện thoại, ipad
Hạn chế cho trẻ xem tivi, ipad, điện thoại nhiều hoặc đọc truyện tranh, cha mẹ nên quy định thời gian cho con tránh việc để con xem các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về mắt
5. Ngồi đúng tư thế và khoảng cách
Đối với trẻ bậc tiểu học, cần hướng dẫn con tư thế ngồi chuẩn để không bị đau mắt, cận thị hoặc mắc bệnh vẹo xương sống. Khi ngồi học cần ngồi đúng tư thế, đảm bảo đủ ánh sáng
6. Bổ sung dinh dưỡng
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ nháy mắt do mắt bị khô, thiếu vitamin, đau mắt thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ.
Trên đây là một số chia sẻ về tật nháy mắt ở trẻ, các cha mẹ tham khảo và áp dụng khi cần thiết cho con nhé