Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Biểu đồ phát triển của bé

Nuôi con, mẹ không thực sự cần phải theo một chuẩn mực hay gò bó theo một tiêu chuẩn của bất kỳ biểu đồ theo dõi tăng trưởng của trẻ nào. Nhưng biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh cung cấp một tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho sự phát triển của trẻ và được tin tưởng bởi các bác sĩ nhi khoa. Mời mẹ tìm hiểu biểu đồ tăng trưởng, phát triển của trẻ theo chuẩn WHO ngay trong bài viết này nhé!

Biểu đồ tăng trưởng là gì?

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Trước đây, các bác sĩ sử dụng mẫu biểu đồ của Trung tâm liên hiệp quốc về kiểm soát bệnh tật (trước đây là Trung tâm quốc gia thống kê sức khoẻ). Hiện nay được gọi là bảng xếp hạng phần trăm của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh dịch). Nhưng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra biểu đồ tăng trưởng riêng phản ánh chính xác hơn sự tăng trưởng của trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trẻ bú mẹ có xu hướng tăng cân khác với trẻ bú sữa công thức.

Tham khảo: Tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ sẽ tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu và những tháng sau đó thì quá trình tăng cân ổn định lại. Trong khi trẻ uống sữa công thức thì tăng cân đều đặn hơn. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng cách các chuyên gia sức khoẻ đọc biểu đồ tăng trưởng của bé. Khi thấy quá trình tăng cân ổn định ở trẻ bú mẹ, thay vì bình thường hoá chuyện này thì mọi người lại ép bé bú nhiều hơn. Biểu đồ phát triển của trẻ từ WHO cũng có thể áp dụng cho trẻ uống sữa công thức.

bieu do tang truong cua tre

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại biểu đồ được in trên 2 mặt của 1 tờ biểu đồ và được theo dõi song song là biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi. Với trẻ dưới 24 tháng tuổi, chiều cao của được đo nằm trên thước đo nằm và với trẻ trên 24 tháng tuổi, chiều cao sẽ được do bằng thước đo đứng. Biểu đồ tăng trưởng màu hồng dành cho bé gái và màu xanh dành cho bé trai.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Biểu đồ tăng trưởng đã thay đổi ra sao?

Lúc trước, biểu đổ phát triển của trẻ chủ yếu tập trung vào dinh dưỡng. Nhưng thời gian gần đây, biểu đồ này còn hiệu quả trong việc xác định nguy cơ thừa cân hoặc béo phì của bé. Biểu đồ tăng trưởng có thể dùng chung với biểu đồ phần trăm chỉ số khối cơ thể theo tuổi. Và còn nhiều cách khác để theo dõi biểu đồ tăng trưởng sức khoẻ của bé.

Biểu đồ tăng trưởng còn là cách tốt để chính phủ đánh giá sức khoẻ và phúc lợi của dân số.

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Tại sao phải dùng biểu đồ tăng trưởng cho bé?

Làm cha mẹ luôn muốn biết con mình phát triển đến đâu để có thể làm mọi thứ hỗ trợ cho bé khi cần. Biểu đồ tăng trưởng là cách tốt để kiểm tra mọi thứ diễn ra thế nào.

Biểu đồ tăng trưởng thường cho giá trị trung bình: sự phát triển bình quân của bé cùng tuổi cùng giới, ở cùng quốc gia có cùng cách sống và nguồn dinh dưỡng. Mục tiêu của biểu đồ tăng trưởng là cung cấp phương tiện đánh giá chính xác mỗi bé tăng trưởng có phù hợp giới tính và lứa tuổi hay không. Mặc dù mỗi bé là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng vẫn cần theo một tốc độ phát triển phù hợp. Biểu đồ tăng trưởng cũng cho thấy quá trình chuyển tiếp từ tình trạng phụ thuộc qua tình trạng tự lập hơn.

Nếu bé sinh non, tuổi thai và tuổi điều chỉnh của bé cũng được ghi nhận vào biểu đồ. Biểu đồ tăng trưởng dành cho ba mẹ, bác sĩ, điều dưỡng và các chuyên gia sức khoẻ sử dụng. Mỗi bé đều có biểu đồ riêng theo dõi từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thông tin chi tiết và hình ảnh biểu đồ tăng trưởng của bé trai và bé gái

Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác

Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác

Đối với biểu đồ cân nặng

  • Màu vàng: cân nặng cao hơn so với tuổi
  • Xanh nhạt: Cân nặng bình thường.
  • Cam nhạt: suy dinh dưỡng vừa
  • Cam đậm: suy dinh dưỡng nặng

    Đối với biểu đồ chiều cao, chiều dài

  • Màu vàng: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao hơn tuổi
  • Xanh nhạt: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao bình thường
  • Cam nhạt: thấp còi độ 1
  • Cam đậm: thấp còi độ 2
  • Biểu đồ cân nặng của bé gái

    bieu do tang truong cua tre 1

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé gái

    bieu do tang truong cua tre 2

    Biểu đồ cân nặng của bé trai

    bieu do tang truong cua tre 3

    Biểu đồ phát triển chiều cao của bé trai

    Biểu đồ tăng trưởng được dùng như thế nào?

    • Sự tăng trưởng của bé được đo định kì và ghi lại trong biểu đồ tăng trưởng.
    • Cân nặng, chiều cao và vòng đầu là 3 yếu tố để đánh giá.
    • Mỗi yếu tố trên sẽ được đánh dấu trong biểu đồ liên quan.
    • Mỗi số đo riêng lẻ không quan trọng bằng đường cong hoặc biểu đồ phát triển theo thời gian.
    • Không nên đánh giá từng giá trị đo riêng lẻ, mà phải tìm mối liên quan với giá trị trước đó.
    • Nếu đường cong lõm xuống hoặc bằng phẳng, bé có thể chậm tăng trưởng.
    • Nếu được thì nên dùng cùng 1 chiếc cân để đo cho các bé.
    • Cân nặng chính xác để đánh giá là cân nặng không có quần áo. Tương tự với chiều cao. Ước lượng cân nặng của quần áo và tả thật ra không chính xác.
    • Đừng dùng biểu đồ tăng trưởng như là phương tiện duy nhất để đánh giá. Bạn còn nên dựa thêm vào bé hoạt động và phát triển như thế nào

    Những yếu tố ảnh hưởng sự tăng trưởng của bé

    Tuổi thai là yếu tố quan trọng trong biểu đồ tăng trưởng. Rõ ràng bé sinh non sẽ nhẹ cân hơn bé sinh đủ tháng (38-42 tuần). Nhưng bé sinh nhẹ cân đôi khi có tốc độ tăng cân tốt hơn bé sinh đủ cân. Nguyên là vì cân nặng lúc sinh thật ra chỉ liên quan đến điều kiện trong tử cung hơn là các yếu tố di truyền.

    Yếu tố chính ảnh hưởng sự tăng trưởng là giới tính (bé trai có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn bé gái), gen, môi trường, sức khoẻ tổng quát, dinh dưỡng và các yếu tố tăng trưởng cá nhân. So sánh giữa các bé thì không giúp ích gì nhưng khi dùng biểu đồ tăng trưởng, người ta xu hướng thoải mái hơn. Bởi vì dù bé có là cá nhân riêng biệt và sẽ tăng trưởng với tốc độ riêng thì vẫn có thể so sánh với tốc độ tăng trưởng của các bé cùng tuổi và giới.

    Cân nặng lúc sinh có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai của bé không?

    Mẹ thân mến, thực tế, cân nặng khi sinh không mang tính quyết định trong việc phát triển của bé. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của con trong tương lai chính là:

    Di truyền: Theo các nhà nghiên cứu, trẻ được thừa hưởng hầu hết gen của bố và mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ.
    Chế độ dinh dưỡng: Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. 

    • Môi trường sống: Khí hậu ô nhiễm, ít được tổng hợp vitamin D từ nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé.
    • Bệnh lý mãn tính: Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
    • Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé cũng xuất phát từ mặt “sức khỏe tinh thần”. Những bé được ba mẹ gần gũi chăm sóc sẽ phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hơn.
    • Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết như: sắt, axit folic, canxi, DHA,… thì con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe tinh thần, lẫn trí tuệ và kỹ năng vận động.
    • Vận động thể chất: Với trẻ dưới 1 tuổi, các hoạt động thể chất sẽ không nhiều. Nhưng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao – cân năng của bé không thể không kể đến.
    • Chất lượng giấc ngủ: Trong quá trình bé ngủ sâu, các hormones phát triển cơ xương vẫn tiếp tục làm việc năng nổ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, giúp bé đạt chiều cao lý tưởng.

    Tham khảo: Cách giúp bé ngủ ngon

      bieu do phat trien cua be 2 compressed

      Khi nào bạn cần lo lắng về biểu đồ tăng trưởng của bé?

      Bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để hỏi thăm bé tăng trưởng như thế nào. Cân nặng thường không cố định ở trẻ em mà thay đổi mỗi ngày mỗi tuần. Bạn nên nhớ sự phát triển theo thời gian mới là quan trọng,một hai con số đo chiều cao hay cân nặng không nói lên được gì.

      Dấu hiệu tăng trưởng của bé

      Bình thường, bé sẽ mất khoảng 2 tuần sau sinh để đạt lại cân nặng lúc sinh. Thỉnh thoảng, điều này không đúng nhất là khi bé sinh non hoặc bé bệnh hoặc khó cho bú.

      Các dấu hiệu chứng tỏ bé đang tăng trưởng:

      • Mặc đồ chật. Chân và tay bé không còn vừa những quần áo đang mặc và bạn phải mua đồ lớn hơn.
      • Da căng chắc. Em bé có da nhão và nhăn nheo do không đủ lớp mỡ dưới da.
      • Bé uống sữa không đủ sẽ có vẻ mặt trông giống ông cụ non và nhìn già hơn tuổi thật của bé. Bé nhìn cũng có vẻ lo lắng và nhăn nhó.
      • Bé có vẻ tỉnh táo, năng động, đáp ứng tốt và nét mặt sáng sủa mỗi khi bé thức.
      • Bé cần được đánh thức để cho bú, có dấu hiệu khi đói và ngủ yên vài giờ sau khi bú xong.
      • Đi tiêu tiểu thường xuyên. Bé cần tiểu ít nhất 6 lần mỗi ngày. Bé có thể đi tiêu không thường xuyên nhất những bé lớn còn bú mẹ nhưng phân của bé thì phải mềm.
      • Bé nên tăng cân, chiều cao và vòng đầu đều đặn.
      • Bé đạt được những mốc phát triển quan trọng. Những cột mốc này sẽ khác nhau ở mỗi bé.

      Cân nặng bình quân 12 tháng đầu đời của trẻ

      Lúc mới sinh đến 3 tháng: tăng 150-200 gram mỗi tuần.

      3 tháng – 6 tháng tuổi: tăng 100-150 gram mỗi tuần.

      6 tháng – 12 tháng: tăng 70-90 gram mỗi tuần.

      Khi bé ở trong vùng phần trăm thấp lúc mới sinh, nhất là đứng ở hạng 3 hoặc 10, nên theo dõi sát sự tăng trưởng của bé. Giảm từ mức phần trăm này xuống mức khác hoặc qua hơn 2 mức phần trăm là dấu hiệu cảnh báo. Cần phải xem xét kỹ hơn sự tăng trưởng của bé.

      Biểu đồ tăng trưởng có thể dự đoán chiều cao và cân nặng của bé lúc trưởng thành miễn là tốc độ tăng trưởng của bé ổn định. Nếu có sự thay đổi tốc độ tăng trưởng, đột ngột giảm hoặc tăng, thì mẹ nên xem xét lại xem bé có vấn đề gì không. Nếu mẹ có gì lo lắng về sự tăng trưởng của bé, hay phát hiện dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn thêm.

      Tham khảo: Cách chăm sóc bé

      Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quát về biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình phát triển của bé, đừng ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp nhé.


      — Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Biểu Đồ Tăng Trưởng Của Trẻ Em Theo WHO từ website nubest.vn cho từ khoá biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

      bieu do tang truong cua tre

      Biểu đồ tăng trưởng được dùng để theo dõi tình hình phát triển thể chất và tầm vóc của trẻ

      Tại sao cần sử dụng biểu đồ tăng trưởng?

      • Biểu đồ tăng trưởng hay biểu đồ chiều cao cân nặng là một công cụ quen thuộc đối với các bác sĩ nhi khoa trong việc theo dõi tình hình phát triển chung về thể chất và tầm vóc của trẻ em. 
      • Thông qua biểu đồ tăng trưởng, các bác sĩ có thể xác định những thay đổi về chiều cao, cân nặng và kích thước vòng đầu (một chỉ số phản ánh sự phát triển của não bộ) có bị thiếu hụt hoặc vượt trội so với tốc độ phát triển chung của độ tuổi này không.
      • Biểu đồ tăng trưởng cũng giúp cha mẹ xác định được tốc độ và tình trạng phát triển hiện tại của con có đúng với mục tiêu phát triển của độ tuổi hay không, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp để có thể cải thiện tình trạng này. 
      • Chẳng hạn, khi được 2 tuần tuổi, cân nặng của phần lớn trẻ sơ sinh sẽ tăng trở lại bằng số cân đã giảm trước đó. Nếu em bé nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với số ký này, các bác sĩ có thể sẽ theo dõi về thói quen bú và sự phát triển sức khỏe tổng thể của em bé.

      Có thể thấy, thông qua việc theo dõi sự thay đổi các chỉ số phát triển của trẻ dựa trên biểu đồ tăng trưởng, các bác sĩ có thể xác định được cách tốt nhất để giúp em bé phát triển đúng hướng, ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung.

      Biểu đồ tăng trưởng của CDC và WHO

      • Từ năm 2000, các bác sĩ đã sử dụng biểu đồ tăng trưởng do Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) đưa ra. Đến năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bộ biểu đồ tăng trưởng khác và chúng được sử dụng phổ biến đến nay.
      • Về bản chất, 2 bộ biểu đồ đều phản ánh tình trạng phát triển chung của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những đặc điểm đối tượng phản ánh khác nhau nên cả 2 biểu đồ được sử dụng song song đồng thời. 
      • Biểu đồ tăng trưởng của CDC được xem là tham chiếu tăng trưởng và sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Trong khi đó, biểu đồ tăng trưởng của WHO được xem là tiêu chuẩn tăng trưởng và được sử dụng phổ biến cho trẻ dưới 2 tuổi.

      Biểu đồ tăng trưởng của CDC

      • Bộ biểu đồ tăng trưởng của CDC bao gồm 8 biểu điều về chiều cao, cân nặng, vòng đầu và chỉ số khối cơ thể của trẻ em ở cả 2 giới với các độ tuổi khác nhau.
      • Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng CDC chỉ tập trung thể hiện cách trẻ em lớn lên như thế nào tại một thời điểm cụ thể mà không thể hiện được cách trẻ em sẽ phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.
      • Phần lớn các trẻ em trong biểu đồ tăng trưởng CDC được cung cấp dinh dưỡng bởi sữa công thức.

      Biểu đồ tăng trưởng của WHO

      • Biểu đồ tăng trưởng của WHO thể hiện được tốc độ tăng trưởng lý tưởng của trẻ em khi được nuôi dưỡng trong điều kiện tối ưu. Đồng thời, đo lường sự phát triển của trẻ ở nhiều quốc gia khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman, Hoa Kỳ) khi được nuôi bằng sữa mẹ.
      • Biểu đồ tăng trưởng của WHO mang tính khách quan, phản ánh được tốc độ tăng trưởng của trẻ nên được sử dụng như tiêu chuẩn tăng trưởng mà các bác sĩ có thể đo lường, theo dõi sự phát triển và có hướng chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
      • Biểu đồ tăng trưởng của WHO có thể được sử dụng cho tất cả trẻ em trên thế giới, không có sự phân biệt về chủng tộc hay cách nuôi dưỡng.

      bieu do tang truong cua tre 1 5 tuoi

      Thông qua biểu đồ tăng trưởng cha mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng phát triển hiện tại của trẻ

      Bách phân vị trong biểu đồ tăng trưởng là gì?

      Bách phân vị (%)

      • Khi theo dõi chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu, các bác sĩ không chỉ đưa ra kết quả thể hiện dưới dạng đơn vị tính là inch và pound mà còn biểu thị dưới dạng % (hay còn gọi là bách phân vị). Số phần trăm này có nghĩa là con bạn đã vượt qua bao nhiêu phần trăm trẻ em trong cùng độ tuổi về tiêu chí đó.
      • Chẳng hạn, trong nhóm 100 trẻ em cùng độ tuổi, có chiều cao và cân nặng tiêu biểu thì con bạn cao hơn hoặc nặng hơn bao nhiêu bé trong đó. Ví dụ, chiều cao của con bạn ở phân vị thứ 75, tức là con cao hơn 75% trẻ em khác cùng độ tuổi. Hoặc, nếu cân nặng con ở phân vị 40, tức là con chỉ vượt quá 40% số trẻ trong nhóm về cân nặng.
      • Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng về cân nặng không phản ánh được béo phì – tình trạng phổ biến của khoảng ⅓  trẻ em hiện nay. Điều này có nghĩa là, có hơn 5% trẻ em đang ở phân vị 95 trở lên về cân nặng.
      • Đối với trẻ em từ 6 – 18 tháng tuổi, sự biến đổi tăng/giảm tỷ lệ phần trăm được xem là bình thường. Tuy nhiên, đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của chỉ số tăng trưởng này.

      Các đường cong thể hiện tốc độ phát triển

      Trên các biểu đồ tăng trưởng chiều cao của trẻ nam và nữ, các phân vị được biểu hiện bằng đường cong. Trong đó:

      • Đường màu xanh: Nếu chiều cao và cân nặng của trẻ đều nằm trên đường cong màu xanh thì trẻ đang phát triển với tốc độ chuẩn.

      • Đường màu cam: Khu vực được giới hạn bởi 2 đường cong màu cam, bao gồm cả đường màu xanh ( 85th và 15th) chứng tỏ tốc độ phát triển của bé vẫn đang nằm trong giới hạn chuẩn.

      • Đường màu đỏ: Nếu chiều cao và cân nặng của trẻ nằm trong khu vực bị giới hạn bởi màu cam và màu đỏ (97th và 3rd) có nghĩa là trẻ đang phát triển với tốc độ không bình thường. Khi này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi tình hình và có cách giải quyết hợp lý.

      Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của WHO dành cho bé gái

      Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của bé gái từ khi vừa sinh ra đến 5 tuổi (đơn vị thể hiện: %).

      bieu do tang truong cua be gai

      Biểu đồ tăng trưởng của bé gái ( tham khảo WHO)

      Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của WHO dành cho bé trai

      Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của bé trai từ khi vừa sinh ra đến 5 tuổi (đơn vị thể hiện: %).

      bieu do tang truong cua be trai

      Biểu đồ tăng trưởng của bé trai ( tham khảo WHO)

      Cách đọc biểu đồ tăng trưởng chiều cao

      Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được tạo thành bởi 2 tia ngang (trên và dưới) thể hiện độ tuổi và 2 tia dọc (trái và phải) thể hiện chiều cao của trẻ. Các đường cong trên biểu đồ, cho biết đơn vị % (phân vị) chiều cao theo tuổi.

      Các bước đọc biểu đồ tăng trưởng chiều cao:

      • Bước 1: Tìm tuổi của trẻ ở tia ngang dưới cùng của biểu đồ.

      • Bước 2: Tìm chiều cao tương ứng với chiều cao thực của trẻ ở tia dọc bên trái biểu đồ.

      • Bước 3: Tìm điểm giao nhau giữa độ tuổi và chiều cao của con trên biểu đồ.

      • Bước 4: Tìm đường cong ở gần điểm này nhất và theo dõi cho đến khi tìm thấy số % tương ứng với chiều cao của con.

      Lấy một ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung rõ hơn, chẳng hạn, con gái của bạn năm nay 2 tuổi cao 87cm ở phân vị thứ 15, điều này có nghĩa là con của bạn đang cao hơn 15% các bé gái cùng độ tuổi. 

      Việc tìm phân vị chiều cao của con sẽ khó hơn nếu đường cong không đi qua điểm giao nhau giữa độ tuổi và chiều cao.

      cach xac dinh diem giao nhau cua do tuoi va chieu cao

      Cách xác định điểm giao nhau giữa độ tuổi và chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng

      Tự lập biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ

      Việc lập biểu đồ chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu của trẻ cũng cho phép bác sĩ và cha mẹ theo dõi tình trạng phát triển của trẻ, trẻ có tăng cân nhanh hơn hay thấp lùn hơn so với tiêu chuẩn hay không. Đồng thời, đưa ra được các hướng giải quyết tình trạng này để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ.

      Bước đầu tiên là tìm được biểu đồ phù hợp với trẻ. Nếu trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường, cha mẹ sẽ lựa chọn biểu đồ dựa theo độ tuổi.

      • Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi (đến 2 tuổi), hãy sử dụng bộ biểu đồ tăng trưởng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.

      • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng do Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) đưa ra.

      Trong trường hợp, trẻ sinh non hoặc mắc các hội chứng như Down, Prader-Willi, chứng loạn sản, hội chứng Marfan, hội chứng Noonan, hội chứng Turner, hội chứng Russell-Bạc,… cha mẹ nên tham khảo và sử dụng các biểu đồ dành riêng cho trường hợp này.

      Biểu đồ tăng trưởng thể hiện được rõ nét sự thay đổi về tầm vóc của trẻ trong suốt các giai đoạn phát triển. Để tiện theo dõi sự phát triển của trẻ, cha mẹ có thể tự lập biểu đồ tăng trưởng riêng. Tuy nhiên, cha mẹ nhớ lựa chọn bộ biểu đồ phù hợp (sử dụng biểu đồ tăng trưởng của WHO nếu trẻ dưới 2 tuổi, và sử dụng biểu đồ của CDC nếu trẻ trên 2 tuổi). Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo giấc ngủ để trẻ đạt được tốc độ phát triển chuẩn so với độ tuổi. 


      — Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi mới nhất của WHO từ website www.meijimom.vn cho từ khoá biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

      Trong bài viết Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những chỉ số cụ thể để dựa vào đó có thể so chiếu với con mình. Hãy cùng Meiji theo dõi nhé!

      Theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO giúp cho chúng ta thấy được rõ hơn sự thay đổi về cân nặng, chiều cao theo thời gian của trẻ. Trẻ tăng cân vượt chuẩn hay có cân nặng dưới chuẩn đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này.

      can nang be gai who 2
      1 năm đầu đời là thời gian phát triển vượt trội của trẻ

      Cân nặng của trẻ sơ sinh có quan trọng không

      Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ nhi khoa có thể xác định xem trẻ sơ sinh có thực sự phát triển tốt hay không hay liệu có vấn đề gì gây ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành sau này của bé hay không.

      Dựa vào cân nặng của trẻ khi mới sinh, các bác sĩ có thể chuẩn đoán được nguy cơ mắc một số bệnh của trẻ sau này. Trong trường trẻ có cân nặng hơn 4kg và được sinh ra bởi bà mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Bệnh này có thể cơ thể bé yếu đi và kéo theo một số bệnh khác như suy hô hấp, béo phì, ung thư,…

      Trong trường hợp ngược lại, bé sinh ra với cơ thể ốm yếu, nhẹ cân thì có thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc có thể bị thiểu năng, có hệ miễn dịch yếu dễ bệnh,…

      Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh mới nhất

      Từ những lý do trên, cho thấy việc theo dõi cân nặng của tre rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh. Cơ thể của trẻ phát triển không ngừng, vậy cân nặng như thế nào là chuẩn? Liệu có sự khác biệt giữa bé trai hay bé gái không?

      Để trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng Meiji tham khảo Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO dưới đây. Đây là bảng tổng hợp đáng tin cậy mà các bậc cha mẹ cần biết để có thể chăm sóc bé.

      Bang chieu cao can nang cho tre chuan who
      Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO

      Trong đó:

      • TB (Trung bình): có nghĩa là bé đang phát triển một cách bình thường, giống như các bé khác cùng trang lứa.
      • Kết quả dưới -2SD: Trẻ thiếu cân so với mặt bằng trung
      • Kết quả trên +2SD: Trẻ thừa cân và chiều cao

      Các bậc cha mẹ có thể theo dõi cân nặng vào chiều cao bé theo bảng trên. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá khắt khe về cân nặng của con mà phải dựa vào sự cân bằng giữa chiều cao và cân nặng của bé để bổ sung đúng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con.

      Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

      Việc bé thiếu cân khi sinh hay thừa cân khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì?

      Do gen di truyền

      Cân nặng và chiều cao của trẻ được di truyền từ cha mẹ. Vì vậy, có thể dễ hiểu khi một bà mẹ có cân nặng lớn thì sẽ sinh ra đứa trẻ nặng hơn và ngược lại. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trẻ sẽ thừa hưởng gen di truyền về cân nặng và chiều cao khoảng 23%. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ di truyền nhóm máu, lượng mỡ, đặc điểm cơ thể,.. như cha mẹ mình.

      Chế độ ăn uống và sức khỏe của người mẹ khi mang thai

      Trong thời kì mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng và là yếu tố quyết định đến cân nặng của bé khi sinh. Nếu bà bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất thì khi trẻ sinh ra sẽ đủ cân và khỏe mạnh. Và ngược lại, nếu mẹ có bệnh và ăn uống không đầy đủ trẻ sẽ ốm yếu và thiếu cân.

      Tâm lý và sức khỏe của mẹ trong thời kì cho con bú

      Sau khi bé chào đời, nguồn thức ăn chính của bé sẽ là sữa mẹ. Nhưng nếu tâm lý và sức khỏe của mẹ không được ổn định trong thời gian này sẽ khiến lượng sữa và chất lượng sữa không được bảo đảm. Đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ.

      suy dinh duong
      Tâm lý và sức khỏe của mẹ trong thời kì cho con bú

      Khi người mẹ thoải mái tinh thần và ăn uống một cách đầy đủ và đủ dưỡng chất bé sẽ có nguồn sữa chất lượng từ đó bé có thể hấp thụ và phát triển một cách tốt nhất. Vì thế, sau khi sinh các mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, thường xuyên rèn luyện cơ thể để cải thiện sức khỏe của mình và con.

      Chế độ dinh dưỡng của trẻ

      Ngoài nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ thì trẻ cần được bổ sung một số dưỡng chất khác khi đến tuổi ăn dặm. Khi này các mẹ nên cho bé ăn theo chế độ và đặc biệt bổ sung canxi, sắt, magie,… hỗ trợ cho sự phát triển của con.

      Môi trường xung quanh

      Môi trường xung quanh trẻ cũng rất ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Để có thể phát triển một cách toàn diện, trẻ phải được sống và chăm sóc trong một môi trường trong sạch và đầy ánh nắng. Ánh mặt trời sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, hấp thụ được vitamin D hỗ trợ phát triển khung xương,…

      Cách cải thiện cân nặng khi trẻ suy dinh dưỡng

      Nếu trẻ sinh ra có cân nặng thiếu thì các tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp bé phải ở lại viện để theo dõi thì hãy yên tâm và đừng quá lo lắng.

      Nếu cân nặng của bé không quá ít thì các mẹ có thể có bé về nhà và chăm sóc bé. Tuy nhiên, cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày.

      Các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

      • Cho bé ăn nhiều chất trong cùng một bữa.
      • Chia nhỏ khẩu phần ăn nếu bé không chịu ăn và biếng ănăn
      • Sử dụng thêm sữa ngoài có nhiều dưỡng chất
      • Đối với trẻ ăn dặm các mẹ có thể bày trò để khuyến khích bé ăn.
      • Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng

      Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

      • Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ
      • Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ
      • Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ
      • Hướng dẫn bố mẹ và trẻ cách đánh răng theo từng độ tuổi

      Trên đây là bài viết Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO. Meiji hy vọng thông qua bài viết, bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ kịp thời và có những phương pháp chăm sóc, hỗ trợ trẻ hợp lý trong “giai đoạn vàng” này.


      — Cập nhật: 01-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi theo WHO từ website suydinhduong.shop cho từ khoá biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

      Dựa trên tổng hợp biểu đồ tăng trưởng của WHO, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) đã phát hành bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ. Các chỉ số tiêu chuẩn này được đánh giá căn cứ vào thể trạng giới tính và độ tuổi của các bé. Cha mẹ đang thắc mắc con mình đã có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn hay chưa? Mời các bạn tham khảo chi tiết qua bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé trong bài viết sau đây.

      bang tieu chuan chieu cao can nang cua tre
      bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé trai – bé gái từ 0 cho đến 10 tuổi từ 0 – 10 tuổi

      Quá trình trẻ phát triển về chiều cao và cân nặng

      Khi trẻ mới chào đời, cân nặng và chiều cao của bé đều tăng lên một cách nhanh chóng. Vào thời gian bé được 1 tuổi, cân nặng sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn vừa ra đời và chiều cao của con cũng vậy, bé có thể đạt đến mức 75cm khi được 1 tuổi. Năm thứ 2, bé sẽ tăng thêm khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm ở mỗi năm.

      Khi trẻ lớn dần thì khả năng tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại. Do vậy, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng trên, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để dự trữ tốt nhất cho việc phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì.

      chieu cao can nang cua tre
      Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ

      Vì ở độ tuổi dậy thì, chiều cao của bé sẽ tăng chậm lại, thậm chí nhiều trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 – 2cm mỗi năm hoặc có khi không tăng thêm chiều cao. Giai đoạn 23 – 25 tuổi, cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.

      Việc dựa bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sẽ giúp các mẹ rất nhiều trong việc theo dõi ựu phát triển của trẻ.

      Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi

      Khi mới chào đời đến hết tuổi dậy thì, cơ thể của bé sẽ phát triển đều đặn và liên tục. Cho nên, trong khoảng giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ được xem là tiêu chí quan trọng để giúp bố mẹ theo giỏi sự phát triển của bé.

      Tổ chức y tế thế giới who đã công bố bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ nhằm giúp cho bố mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của các bé từ đấy đưa ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con cái.

      Nhất là giai đoạn từ 0 cho đến 10 tuổi thì chiều cao và cân nặng của trẻ cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Cụ thể như thế nào các bạn có thể theo dõi bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé dưới đây sẽ rõ hơn.

      Bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé trai

      Sau đây suydinhduong.shop gửi đến các mẹ là bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé trai từ lúc sơ sinh cho đến 10 tuổi theo tiêu chuẩn mới nhất hiện nay. Dựa vào bảng này các mẹ có thể đánh giá tình trạng tăng trưởng của bé theo các giai đoạn kể trên:

      bang chieu cao can nang be trai
      Bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé trai từ sơ sinh đến 10 tuổi

      Bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé gái

      Tương tự như bé trai, suydinhduong.shop cũng gửi đến các mẹ là bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé gái từ lúc sơ sinh cho đến 10 tuổi theo tiêu chuẩn mới nhất hiện nay.

      bang can nang chieu cao be gai
      Bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé gái từ 0 – 10 tuổi

      gồm các cột với các thông tin về độ tuổi, mức cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn đối với từng độ tuổi cho trẻ, cụ thể:

      • Cân nặng, chiều cao trẻ đạt chuẩn là TB
      • Trẻ suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ mắc bệnh thấp còi có chỉ số cân nặng và chiều cao nhỏ hơn -2SD.
      • Trẻ có chiều cao tăng bất thường hoặc thừa cân béo phì có chỉ số cân nặng và chiều cao lớn hơn +2SD.

      Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng tại nhà cho trẻ

      Theo tài liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), cách đo cân nặng và chiều cao chính xác cho trẻ tại nhà như sau:

      Cách đo chiều cao cho trẻ

      Thời điểm đo chiều cao cho trẻ chính xác nhất là vào buổi sáng. Sau đấy so sánh với chỉ số ở bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ để xem liệu chiều cao của bé nhà mình có đang phát triển bình thường hay không.

      • Khi tiến hành đo chiều cao cho trẻ cha mẹ nên bỏ các vật dụng cồng kềnh và cởi bỏ giày dép cho trẻ.
      • Khi đo nên cho bé đứng thẳng, người áp sát vào tường, mắt nhìn thằng về phía trước.
      • Sử dụng cây thước có chỉ số đo lường và đặt vuông góc với tường. Kết quả được tính từ chân đến đỉnh đầu của trẻ.
      bang can nang chieu cao chuan cua be 3
      Cách đo chiều cao cho trẻ đúng tiêu chuẩn

      Cách đo cân nặng cho trẻ

      Trước khi tiến hành đo cân nặng, nên cho bé đi vệ sinh trước trước khi thực hiện đo cân nặng. Sau khi đo, căn cứ vào quần áo, vật dụng trên người trẻ để trừ bớt cân nặng để thu về số đo chính xác nhất. Cha mẹ nên tiến hành cân liên tục mỗi tháng để theo dõi sức khỏe của trẻ.

      Đo cân nặng cho trẻ chúng ta có thể dùng cân điện tử hoặc cân bàn. Cân nên đặt cân tại vị trí bằng phẳng.

      Bỏ bớt quần áo dày hoặc giày dép trên người trẻ. Đặt trẻ lên cân và hạn chế không nên cho trẻ cử động. Kết quả lấy đến phần thập phân gần nhất là chính xác. Cũng giống như chiều cao, cân nặng của bé gái sẽ nhẹ hơn một so với các bé trai cùng độ tuổi.

      Chiều cao cân nặng của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

      Yếu tố di truyền

      Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ em được sinh ra luôn thừa hưởng những yếu tố di truyền từ người mẹ và người cha. Sự phát triển của trẻ về thể chất , trí tuệ được quyết định bởi yếu tố di truyền là khá cao.

      Tại các nước phát triển trên thế giới, khi mà vóc dáng con người đã được tối ưu thì di truyền ảnh hưởng đến chiều cao chiếm 60 – 80%. Vì vậy, yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân quyết định chiều cao cân nặng của trẻ.

      Tại Việt Nam, yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 23%.

      Chế độ về dinh dưỡng

      Đa số các bậc cha mẹ nghĩ rằng chiều cao của trẻ là do di truyền. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ được chi phối do yếu tố di truyền chỉ giao động, khoảng 23%. Thực tế, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và thói quen vận động của trẻ quyết định đến 80%. Để trẻ phát triển toàn diện nhất thì cha mẹ cần tập trung và chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của con theo từng thời kỳ.

      bang can nang chieu cao chuan cua be 2
      Bé nên được đảm bảo chế độ ăn phù hợp và giàu dinh dưỡng

      Trẻ bị các bệnh lý mạn tính

      Các yếu tố như bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

      Sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ

      Theo nghiên cứu tại Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ), sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

      Sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai và cho con bú

      Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này. Nếu mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

      Đồng thời, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

      suc khoe cua me khi mang thai
      Đảm bảo mẹ có sức khoẻ tốt về mặt thể chất lẫn tinh thân khi mang thai

      Thói quen vận động của trẻ

      Ngoài 2 yếu tố nêu trên thì thói quen vận động của trẻ cũng góp phần kích thích sự phát triển thể chất cho trẻ. Các môn thể thao trẻ phát triển tối chiều cao, cân nặng rất tốt cho sức khỏe như bơi lội, đạp xe, bóng rổ… Khi tham gia các hoạt động thể thao giúp bé nhanh nhẹn hoạt bát, ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.

      suydinhduong.shop – cung cấp sản phẩm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ

      Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào để giúp con phát triển cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn, hãy liên hệ ngay với suydinhduong.shop để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi là địa chỉ chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Một số sản phẩm hiệu quả được các cha mẹ lựa chọn nhiều nhất cho trẻ như sau:

      Dona Canxinano D&K

      • Dona canxinano D&K hỗ trợ phát triển chiều cao
      • Cải thiện chiều cao, hiện tượng còi xương và suy dinh dưỡng
      • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
      bang can nang chieu cao chuan cua be 4
      Thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao tốt – Dona Canxinano D&K

      Etomil 1

      Sữa Etomil 1 dành cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi, 2 loại hộp nhỏ 400g và hộp lớn 900g.

      • Giúp bé tăng cân, khỏe  mạnh
      • Tăng cường miễn dịch, phát triển chiều cao
      • Cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng
      • Tái tạo hồng cầu
      • Hỗ trợ tiêu hóa
      • Tốt cho sự phát triển của thị giác, não bộ
      • Giúp trẻ không còn biếng ăn
      • Olymdiges Gold
      • Giúp duy trì miễn dịch đường ruột
      • Giúp trẻ hấp thụ thức ăn và hạn chế các vi khuẩn không có lợi
      sua etomil giup tre tang chieu cao tang can
      Sữa Etomil hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao và cân nặng

      6 Enzymes IP

      • Bổ sung enzymes tiêu hóa, giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn
      • Hỗ trợ giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, táo bón
      • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
      bang can nang chieu cao chuan cua be 5
      Thực phẩm chức năng 6 Enzymes IP hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon, tăng cân dễ dàng

      Olymdiges Gold

      • Giúp cân bằng hệ vi sinh cho hệ tiêu hóa
      • Giúp duy trì miễn dịch đường ruột
      • Hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ tác hại của các vi khuẩn không tốt.
      bang can nang chieu cao chuan cua be 6
      Olymdiges Gold giải pháp cho trẻ biếng ăn cần tăng cân

      Hy vọng thông qua bảng cân nặng chiều cao chuẩn của bé được thống kê phía trên sẽ giúp ích cho các cha mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ. Để con yêu phát triển toàn diện cha mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi và rèn luyện vận động. Ngoài ra, nếu với các bé đang gặp phải các vấn đề về cân nặng và chiều cao hãy liên hệ ngay với suydinhduong.shop để được tư vấn cụ thể hơn.

      Thông tin liên hệ:

      CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NUTRI MIỀN NAM

      • Địa Chỉ: Tầng 2, Chung cư Kim Tâm Hải, số 27 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh
      • Hotline: 0888 54 58 58
      • Email: cskh.etomil@gmail.com

      Tài liệu tham khảo:

      WHO Growth Standards Are Recommended for Use in the U.S. for Infants and Children 0 to 2 Years of Age

      Weight-for-length/height

      suanoncolosence Company Inc

      Website: https://suanoncolosence.com

      Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

      Twitter: @suanoncolosencecom

      Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

      ×
      ×