Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Xuất huyết dưới da ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng xử trí

Trong quá trình chăm sóc bé, chắc hẳn mẹ đã từng bắt gặp tình trạng cơ thể trẻ bị xuất huyết dưới da. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ em và cha mẹ cần xử lý thế nào? Bài viết sẽ giúp mẹ tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho bé yêu.

14/10/2021 | Phải làm sao khi trẻ bị phát ban do nóng trong?
20/10/2020 | Xuất huyết dưới da: Hội chứng bệnh lý phổ biến nhưng nguy hiểm

1. Tìm hiểu chung về xuất huyết dưới da ở trẻ em

Xuất huyết máu dưới da là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ, vết bầm hoặc các vết máu tụ mà mắt thường chúng ta dễ dàng nhìn thấy. Hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu trong cơ thể bị đứt hoặc vỡ hoặc do tính thấm thấu thành mạch vì một nguyên nhân nào đó. 

Ở trẻ em, tình trạng này xảy rất nhiều, chủ yếu là ở lứa tuổi từ 2 đến 9 tuổi. Chúng được xem là những dấu hiệu đặc trưng dùng để chẩn đoán bệnh. Do đó, nếu mẹ phát hiện xuất huyết dưới da ở trẻ em nên đưa trẻ đến phòng khám gần nhất để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm. 

20211027 xuat huyet duoi da o tre em 1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

2. Xuất huyết da ở trẻ em do đâu mà ra? 

Có vô số nguyên nhân làm xuất hiện xuất huyết dưới da ở trẻ em, nhưng nhìn chung một số nguyên do sau đây có thể kèm theo xuất huyết ở trẻ: 

  • Xuất huyết do bệnh: Da bị xuất huyết khi cơ thể mắc phải một số bệnh như: Bệnh sởi, bạch hầu, nhiễm khuẩn não mô, hoặc sốt xuất huyết, thương hàn,…

  • Một số bệnh suy giảm tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra xuất huyết ở trẻ em như: Bệnh Glanzmann, bệnh thiếu tiểu cầu nguyên phát,…

  • Do dị ứng: Viêm thành mạch dị ứng, hoặc các bệnh dị ứng nói chung khác.

  • Các bệnh làm thiếu yếu tố đông máu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em.

  • Cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng, như vitamin A, K, C,…

  • Do va chạm nhẹ hoặc do chấn thương gây ra.

20211027 xuat huyet duoi da o tre em 2

Dị ứng – một trong những nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

3. Một số dấu hiệu giúp mẹ sớm nhận biết trẻ đang bị xuất hiện dưới da

Xuất huyết dưới da ở trẻ em không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Chúng thường xuất hiện ở da trẻ em dưới 2 dạng: 

Đốm tròn nhỏ

Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ có kích thước từ 3mm trở lên. Trên da xuất hiện các nốt chấm đỏ, nâu hoặc tím. Chúng khiến nhiều mẹ lầm tưởng do những biểu hiện rất giống với phát ban.

20211027 xuat huyet duoi da o tre em 3

Rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa xuất huyết dưới da và phát ban ở trẻ em

Bầm tím theo mảng

Dưới da trẻ đôi khi lại xuất hiện các mảng bầm tím hoặc xanh đen. Những mảng này thường có kích thước lớn hơn 10mm. Khi ấn tay vào vết bầm ở trẻ, vùng da bị ấn không có hiện tượng nhạt màu như ở da bình thường.

Nếu nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý thiếu tiểu cầu thì xuất huyết thường xuất hiện ở các tứ chi, thân mình, mặt, đầu hoặc cẳng chân.

Đôi khi xuất huyết sẽ đi kèm với một số triệu chứng như: 

  • Sưng đau ở tứ chi, vùng da bị xuất huyết. 

  • Nếu có vết thương hở, máu chảy ra nhiều hơn bình thường. 

  • Máu xuất hiện ở nướu răng, mũi thậm chí trong cả phân hoặc nước tiểu. 

Khi xuất huyết dưới da ở trẻ em kèm theo một số triệu chứng đi kèm nêu trên, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến thăm khám tại phòng khám hoặc bệnh viện sớm nhất có thể. 

4. Điều trị xuất huyết dưới da hiệu quả tại nhà cho trẻ

Có thể dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em mà có những biện pháp và liệu trình điều trị khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi phát hiện bệnh, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hỗ trợ đưa ra những biện pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn. 

Một số trường hợp các đốm xuất huyết sẽ tự lành, do đó mẹ có thể đừng quá lo lắng. Tiếp tục quan sát, theo dõi quá trình xuất hiện các đốm xuất huyết như thế nào, có kèm theo bất kỳ các triệu chứng nào khác không. Xem xét, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên là do đâu, đôi khi có thể do chấn thương, do dị ứng hoặc do sử dụng một số loại thuốc nào đó làm trẻ nổi xuất huyết,… Nếu bệnh mang tính chất nhẹ, xuất huyết dưới da ở trẻ em có thể mờ dần. 

20211027 xuat huyet ơ duoi da tre em 4

Xuất huyết dưới da ở trẻ em do chấn thương có thể điều trị dễ dàng tại nhà

Khi trẻ va chạm với một vật nào đó khiến da xuất hiện các vết bầm, đau, sưng, mẹ có thể thực hiện một số thao tác giúp làm giảm đau, sưng và tan bầm cho trẻ như: 

  • Dùng một miếng vải sạch bọc đá lạnh và chườm vào vùng da bị tổn thương của trẻ. Thời gian có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút tùy theo khả năng chịu lạnh của trẻ. 

  • Không nên chườm đá trực tiếp vào da trẻ có thể khiến da tổn thương thêm. Việc chườm đá lạnh sẽ giúp ngăn chặn các đốm xuất huyết, giảm viêm và hạn chế sự xuất hiện xuất huyết dưới da trẻ về sau. 

Tuy nhiên, nếu có thêm bất kỳ triệu chứng nào kèm theo hoặc các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 7 đến 10 ngày mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ đế được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. 

Nếu trẻ xuất huyết dưới da do các bệnh lý giảm tiểu cầu gây ra, mẹ nên chú ý hơn đối với khẩu phần thức ăn của con. Thay đổi khẩu phần đầy đủ dưỡng chất hơn. Tốt hơn hết là nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết trẻ đang thiếu và cần những nhóm chất, nhóm thực phẩm nào. 

5. Cách phòng tránh xuất huyết dưới da ở trẻ em đơn giản

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ vẫn là chìa khóa chính xác nhất để hạn chế các bệnh tật xảy ra ở trẻ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chảy máu dưới da ở trẻ.

Một số nhóm chất dinh dưỡng mà mẹ không nên thiếu sót trong việc thiết lập khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ như nhóm Vitamin A, vitamin K, các nhóm chất acid folic, thực phẩm tươi sống,…

  • Vitamin A: Có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hoạt động của tiểu câu, chúng thường có nhiều trong các loại củ quả màu đỏ, như cà rốt, bí đỏ, hoặc trong dầu cá, khoai lang,…

  • Vitamin K: Có nhiều ở một số loại thực phẩm như bông cải xanh, rau diếp cá, dầu ô liu,…

  • Nhóm chất acid folic: Các thực phẩm giàu nhóm chất này thường tác động đến sự phát triển của các mô, và cả các quá trình hình thành tiểu cầu trong cơ thể.Mẹ có thể bổ sung các nhóm chất này thông qua các loại thực phẩm như rau bina, ngũ cốc, măng tây,…

  • Các thực phẩm tươi sống cũng có giá giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp ngăn ngừa xuất huyết dưới da ở trẻ em. 

20211027 xuat huyet duoi da o tre em 5

Đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp ngăn chặn xuất huyết dưới da ở trẻ em hiệu quả


— Cập nhật: 30-12-2022 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Vết bầm tìm trên da: Nguyên nhân và cách xử lý từ website hongngochospital.vn cho từ khoá bé hay bị vết bầm tím ở chân.

Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường khó tránh khỏi những vết thâm tím trên cơ thể. Ða số các vết thâm tím là lành tính và sẽ tự mất đi. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Vết bầm tím trên da là gì?

Vết bầm tím trên da do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím, vàng, xanh dương. Tình trạng này còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da.

Thông thường, vết bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân xuất hiện vết bầm tím trên da

Bệnh tiểu đường

Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Vết bâmf tím xuất hiện do đường huyết trong máu tăng cao, khiến vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu gây ra tình trạng xuất huyết mao mạch bên trong. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường.

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục quá mức cũng có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Những bài tập mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây bầm tím. Việc tập gym quá sức, chơi các môn thể thao cường độ mạnh rất dễ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương; dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong cơ bắp, đây là lý do làm xuất hiện những vết bầm tím.

Lão hóa

Khi tuổi tác càng cao, việc sản sinh collagen trên da suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, con người rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.

Rối loạn máu

Ở một số bệnh lý, chỉ một sự va chạm nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn. Những vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm tím bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như: aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt, thuốc chống hen… nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể khiến da dễ bị bầm tím.

Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

Thiếu vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; thiếu vitamin K làm giảm đông máu; thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

Mất cân bằng nội tiết

Thiếu estrogen là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone trên có thể là do chị em đang trong thời kỳ mãn kinh, đang sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Cách xử trí vết bầm tím trên da

Để điều trị vết bầm tím trên da hiệu quả nhất, cần phải xử lý khi nó còn là một vết đỏ. Ngay khi bị va đập vào hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 – 10 phút. Nên chườm nhiều lần mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Việc chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương.

Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ đau.

Sử dụng paracetamol để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu.

Nếu vết bầm tím ở chân thì khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được…thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm tuy nhiên việc xoa bóp với dầu nóng sẽ càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Do đó, cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×