Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần phải biết!

  • Chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh bao nhiêu là nguy hiểm?
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tìm hiểu bệnh vàng da ở trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp. Bệnh xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, thấm vào tổ chức bên trong gây nên vàng da và vàng niêm mạc. Theo chuyên gia, vàng da sinh lý thường sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 sau sinh. Với hiện tượng này, trẻ sẽ không có biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe mà chỉ đi tiêu hoặc cầu phân vàng ngày 2-3 lần. Sau khoảng 10-15 ngày hiện tượng vàng da sinh lý sẽ tự động khỏi mà không cần đến điều trị.

Tuy nhiên với những trường hợp vàng da bệnh lý, thời gian điều trị sẽ phải lâu hơn, có thể là từ 1-2 tuần thậm chí là hơn. Ngoài triệu chứng vàng da, trẻ còn xuất hiện tình trạng thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, ngủ nhiều, người li bì, mệt mỏi,…  Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, bại não,…

benh vang da o tre so sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn trị trị vàng da cho trẻ sơ sinh là gì?

Chiếu đèn vàng da là cách sử dụng ánh sáng đặc biệt (không phải ánh sáng mặt trời), bước sóng khoảng từ 400-50nm làm giảm mức độ Bilirubin trong máu thông qua quá trình oxy hóa quang học. Theo đó, phương pháp này sẽ giúp bổ sung oxy để bilirubin hòa tan dễ dàng trong nước, giúp gan phân hủy, đào thải ra ngoài dễ dàng.

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da cần phải chiếu đèn

Trước khi tìm hiểu cách chiều đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần phải biết cơ chế hoạt động của biện pháp này. Theo chuyên gia, Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị phá vỡ. Hoạt chất này bình thường sẽ được gan loại bỏ ra ngoài thông qua hệ thống bài tiết.

Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, gan chưa trưởng thành nên chức năng này chưa được thực hiện hiệu quả. Dẫn đến Bilirubin dư thừa tăng cao và gây vàng da cho bé. Sau khi gan đã trưởng thành nó sẽ giúp bé loại bỏ Bilirubin tốt hơn.

Tuy nhiên với những trường hợp, lượng Bilirubin tăng cao, xâm nhập vào não, gây ra tình trạng “vàng da nhân”, để lại biến chứng nguy hiểm như bại não, giảm thính lực, gặp vấn đề về thị giác, phát triển thể chất, hành vi. Với trường hợp này trẻ sơ sinh cần phát hiện sớm và được điều trị bằng cách chiếu đèn. Đây là cách giúp giảm lượng Bilirubin và ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân” hiệu quả.

chieu den giup lam giam luong bilirubin cho be
Chiếu đèn giúp làm giảm lượng Bilirubin cho bé

Bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da chỉ định trong trường hợp nào?

Tìm hiểu cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần nắm rõ đối tượng chỉ định và chống chỉ định dưới đây. Theo chuyên gia, những trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ được chỉ định liệu pháp chiếu đèn khi có đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Tình trạng vàng da xuất hiện trong 24h sau sinh
  • Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu của việc tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh
  • Ngoài ra, biện pháp này còn được chỉ định dự phòng vàng da với trẻ sinh non, xuất huyết mức độ nặng hoặc có bướu máu

Để đảm bảo an toàn, mẹ không nên tự ý sử dụng đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà trong trường hợp sau:

  • Vàng da do tăng Bilirubin trực tiếp
  • Bé mắc Porphyrin niệu bẩm sinh

Trước khi áp dụng cách chiếu đèn cho trẻ vàng da cần xét nghiệm gì?

Phương pháp chiếu đèn vàng da cần được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt. Hiện mẹ có thể lựa chọn chiếu đèn vàng da tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trước khi áp dụng biện pháp này mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín đề được kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp này. 

  • Theo đó, bác sĩ có thể cho bé kiểm tra chỉ số Bilirubin
  • Khám và đánh giá tất cả các cơ quan của bé

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà hiệu quả

Cách chiếu đèn chữa vàng da tại nhà sẽ cần tuân thủ những bước dưới đây.

Chuẩn bị trước khi chiếu đèn

Trước khi bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ môi trường cho bé bao gồm:

  • Đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh
  • Môi trường chiếu đèn cần phải đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, thoáng khí, ấm áp để trẻ sưởi đèn
  • Nguồn điện an toàn, ổn định
  • Trẻ được mặc tã hoặc bỉm để bảo vệ bộ phận sinh dục
  • Mắt được che lại nhằm bảo vệ khỏi ánh sáng đèn
  • Trước khi chiếu đèn tốt nhất mẹ hãy cho trẻ bú no
mac bim ta cho be can than truoc khi chieu den
Mặc bỉm tã cho bé cẩn thận trước khi chiếu đèn

Hướng dẫn các bước chiếu đèn cho trẻ vàng da

Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ mẹ hãy tiến hành chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà như sau:

  • Bước 1: Cho bé nằm vào lồng ấp, ở chính giữa khu chiếu đèn. Trẻ có thể chiếu đèn một mặt phía ngực với hệ thống 1 dàn đèn hoặc 2 mặt ở lưng và ngực với hệ thống 2 dàn đèn. Khoảng cách từ đèn đến trẻ là khoảng 30-50cm
  • Bước 2: Bật công tắc đèn và chỉnh nhiệt độ phù hợp
  • Bước 3: Thay đổi tư thế cho trẻ sau 2-4h, đảm bảo tất cả vùng da đều được tiếp xúc với đèn
  • Bước 4: Kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu liên tục 12-24h/ lần để quyết định thời gian chiếu đèn cho bé

Đánh giá sau chiếu đèn trị vàng da

Sau khi chiếu đèn điều trị vàng da, trẻ sẽ cần được xét nghiệm bilirubin máu sau 12-24h. Nếu tình trạng vàng da thuyên giảm, nồng độ Bilirubin trở về chỉ số bình thường thì mẹ không cần chiếu đèn thêm. Ngược lại nếu tình trạng bệnh không giảm, mẹ cần kết hợp chiếu 2 hoặc 3 đèn cùng lúc cho con, đồng thời kéo dài thời gian điều trị.

Trường hợp, nếu sau quá trình điều trị chiếu đèn mà trẻ vẫn bị vàng da mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chuyển phương án điều trị tốt hơn. Lúc này trẻ sẽ có thể tiến hành thay máu. Đây là phương pháp sử dụng khi độ vàng da đã chuyển biến nặng và các liệu pháp điều trị trước đó thất bại, con đã có những triệu chứng thần kinh đi kèm.

Chăm sóc trẻ sau khi chiếu đèn vàng da

Ngoài việc tuân thủ các bước thực hiện thì cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà còn đòi hỏi mẹ phải biết chăm sóc, theo dõi sau này. Cụ thể:

  • Khi chiếu đèn, nhu cầu về nước và dinh dưỡng của trẻ tăng cao. Vì vậy mẹ nên cho bé tăng cường bú mẹ hoặc dùng sữa công thức. Lượng sữa cần tăng lên là khoảng 10-20% hoặc nhiều hơn tùy vào nhu cầu của con
  • Trường hợp trẻ không chịu bú thì có thể tiến hành truyền dịch thông qua đường tiêm
  • Theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đổi màu da, quấy khóc, bỏ bú,… mẹ hãy thông báo với bác sĩ
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
sau khi chieu den me nen tang cuong luong sua cho con
Sau khi chiếu đèn mẹ nên tăng cường lượng sữa cho con

Một số câu hỏi liên quan đến việc chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà

Thời gian chiếu đèn để trị vàng da bao lâu?

Theo chuyên gia, tùy vào mức độ Bilirubin và khả năng đáp ứng của cơ thể mà mỗi bé sẽ có thời gian chiếu đèn khác nhau. Thông thường, chiếu đèn để trị vàng da cho trẻ sơ sinh sẽ thường kéo dài vài giờ hoặc một ngày. Tuy nhiên, cũng có những bé phải chiếu đến 3-4 ngày. Thời gian chiếu đèn sẽ được tiến hành liên tục, chỉ bị gián đoạn khi trẻ được bú hoặc là thay tã. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị của con như:

  • Cường độ ánh sáng
  • Khoảng cách của trẻ tới nguồn sáng
  • Diện tích tiếp xúc cơ thể với đèn
  • Bên cạnh đó, tùy vào đèn chiếu (một mặt hay hai mặt mà thời gian chiếu cũng sẽ khác nhau

Chiếu đèn trị vàng da tại nhà có tác dụng phụ hay không?

Rất nhiều mẹ bỉm băn khoăn không biết liệu việc chiếu đèn để trị vàng da tại nhà có hại hay không. Theo chuyên gia, phương pháp này khá an toàn tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn thân nhiệt, tăng nhiệt độ
  • Trẻ có thể bị tăng kích thích, đi ngoài phân lỏng hơn
  • Nguy cơ tổn hại đến mắt nếu không băng mắt cẩn thận
  • Teo tinh hoàn cũng là điều không thể tránh khỏi nếu như bộ phận sinh dục không được che kỹ trong quá trình dùng đèn
  • Ngoài ra trẻ còn có thể bị mẩn đỏ, da đổi màu nâu xám hoặc bị bỏng do ánh sáng có cường độ cao
chieu den co the khien da cua be man do
Chiếu đèn có thể khiến da của bé mẩn đỏ

Có nên chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà?

Chiếu đèn vàng da hiện là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng chiếu đèn điều trị vàng da tại nhà. Trường hợp cơ sở vật chất không đủ điều kiện cho phép, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành điều trị, thăm khám kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà thế nào bài viết trên Fitobimbi đã giải đáp rõ. Hy vọng với thông tin này, mẹ bỉm có thể chăm sóc các bé tốt hơn ngay khi chào đời.


— Cập nhật: 25-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Đèn chiếu vàng da sơ sinh ở bé bao lâu thì khỏi? Cách điều trị từ website phuthaimed.com.vn cho từ khoá bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da.

Sử dụng đèn chiếu vàng da cho bé sơ sinh là một trong các phương pháp điều trị bệnh vàng da hiệu quả, dễ thực hiện và kinh tế nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đèn chiếu vàng da, cường độ, khoảng cách từ đèn chiếu vàng da đến bé sơ sinh,… Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt như: bú ít, ngủ nhiều,… cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để khám và phát hiện sớm bệnh lý vàng da tăng Bilirubin. Từ đó, những bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chiếu đèn vàng da cho bé sơ sinh tại bệnh viện nhanh chóng để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Đèn chiếu vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nồng độ Bilirubin máu tăng cao, thấm vào da, gây nên vàng da và vàng niêm mạch. Bệnh vàng da sinh lý xảy ra với tất cả trẻ mới sinh, xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 sau sinh.
Đối với hiện tượng vàng da sinh lý, trẻ thường không có biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ đi tiểu hoặc đi cầu ra phân vàng từ 2 đến 3 lần/ngày. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 10 đến 15 ngày sau sinh và tự động khỏi mà không cần chữa trị.
Nếu tình trạng vàng da ở mức độ nặng hơn, không khỏi trong thời gian dài (khoảng từ 1 đến 2 tuần), có các triệu chứng kèm theo như: gan lách to, bỏ bú, thiếu máu, ngủ nhiều, chỉ số Bilirubin tăng cao và nhanh thì sẽ trở thành hiện tượng vàng da bệnh lý. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện ở những trẻ sinh non, trẻ bất đồng nhóm máu với mẹ, nhiễm khuẩn, trẻ không được bú sữa mẹ, sữa công thức,… Hiện tượng vàng da bệnh lý cần được chữa trị sớm nhất có thể nếu không sẽ để lại các di chứng nguy hiểm, một trong số đó là hội chứng nhiễm độc thần kinh.
Để không gây biến chứng thì người bệnh nên sử dụng đèn chiếu vàng da là ánh sáng gì. Cụ thể, sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh với bước sóng từ 400 đến 500nm.

Khi nào có chỉ định chiếu đèn vàng da sơ sinh?

Để được chỉ định liệu pháp chiếu đèn vàng da, trẻ sơ sinh phải có đủ các tiêu chí sau:

  • Tình trạng vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh.
  • Tình trạng vàng da tăng Bilirubin gián tiếp quá mức, chưa xuất hiện các dấu hiệu của tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh.
  • Chiếu đèn để dự phòng vàng da trong các trường hợp sau: trẻ có bướu máu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ ra bị sang chấn trên da, xuất huyết mức độ nặng,…

Các trường hợp không áp dụng quy trình chiếu đèn vàng da là những bé mắc phải bệnh niệu bẩm sinh hoặc vàng da tăng Bilirubin trực tiếp.

den chieu vang da 1

Khi nào sử dụng đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh?

 

Quy trình sử dụng đèn chiếu vàng da cho bé sơ sinh

  • Bước 1: Chuẩn bị và thông báo cho người nhà của bé.
  • Bước 2: Khám và đánh giá những cơ quan của bé sơ sinh.
  • Bước 3: Đánh giá mức độ vàng da của bé sơ sinh.
  • Bước 4: Vệ sinh vô khuẩn, tạo không gian ấm, thoáng khi tiến hành phương pháp chiếu đèn. Đồng thời, cung cấp đủ nước cho trẻ sơ sinh trước khi chiếu đèn, tốt nhất là bú sữa mẹ.
  • Bước 5: Che mắt trẻ sơ sinh bằng mảnh vải tối màu.
  • Bước 6: Dùng bỉm che bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh để hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Đồng thời, cần đảm bảo ánh sáng chiếu vào cơ thể trẻ sơ sinh được nhiều nhất.
  • Bước 7: Đặt trẻ sơ sinh vào lồng ấp ở vị trí trung tâm ánh sáng.
  • Bước 8: Bật công tắc và điều chỉnh nhiệt độ của máy đèn chiếu vàng da phù hợp với nhiệt độ của cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Bước 9: Trong quá trình chiếu sáng, cần thay đổi tư thế trẻ từ 2 đến 4 giờ/lần. Đồng thời, kiểm tra nồng độ Bilirubin máu liên tục từ 12 đến 24 giờ/lần để quyết định thời gian chiếu đèn cho bé bị vàng da.

Những điều cần lưu ý khi chiếu đèn vàng da cho bé sơ sinh

Bên cạnh quy trình sử dụng đèn chiếu vàng da cho bé sơ sinh ở trên, để đạt được kết quả điều trị hiệu quả nhất, người thực hiện phương pháp này cần lưu ý những điều sau.

Loại đèn chiếu vàng da

Bạn cần chọn máy đèn chiếu vàng da có ánh sáng xanh hoặc trắng. Tốt nhất là ánh sáng màu xanh dương, tiếp đến là xanh lá cây và tối thiểu là ánh sáng trắng nhưng hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn.

den chieu vang da 2

Nên chọn đèn chiếu vàng da ánh sáng xanh để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất

Khoảng cách của đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh

Để hiệu quả điều trị bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở bé sơ sinh được cao nhất, bạn cần đặt khoảng cách từ máy chiếu đèn vàng da đến trẻ là từ 30 đến 50cm.

Cách chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh

Bạn dùng đèn có ánh sáng xanh chiếu vào làn da trẻ đã được cởi bỏ quần áo hoàn toàn, chỉ che mắt và bộ phận sinh dục. Đồng thời, bạn nên đặt bé ở vị trí tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng xanh, xoay trở cơ thể trẻ từ 2 đến 4 giờ/lần.

Bạn có thể chiếu đèn liên tục hoặc cách quãng. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng đèn 1 hoặc 2 chiều, trong trường hợp trẻ vàng da ở mức độ nặng và tình trạng vàng da nặng dần lên.

Thời gian sử dụng đèn chiếu vàng da cho bé

“Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu?” là câu hỏi mà nhiều cha mẹ thắc mắc khi cho trẻ đi chiếu vàng da. Thời gian chiếu đèn phụ thuộc vào tình trạng vàng da của bé trên lâm sàng cũng như nồng độ Bilirubin gián tiếp, toàn phần khi làm xét nghiệm máu. Nếu tình trạng vàng da giảm và nồng độ Bilirubin quay về trị số bình thường thì có thể ngưng chỉ định chiếu đèn. Trường hợp chiếu đèn không hiệu quả và nồng độ Bilirubin tiếp tục tăng cao, các y, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp thay máu cho bé.

Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường trong sinh hoạt hàng ngày như: ngủ nhiều, vàng da, bú ít,… cha mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và phát hiện sớm bệnh lý vàng da tăng Bilirubin. Từ đó, các y, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp chiếu đèn vàng da sơ sinh tại bệnh viện để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mua đèn chiếu vàng da trẻ sơ sinh uy tín ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều địa chỉ cung cấp đèn chiếu vàng da bé sơ sinh chất lượng, uy tín. Trong đó, CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÚ THÁI là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn và đánh giá cao về sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Trải qua gần một thập kỷ xây dựng và phát triển, công ty ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị thế của một nhà thầu tiên phong trong lĩnh vực thiết bị y tế tại Việt Nam. Đội ngũ kỹ sư, cán bộ công nhân viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực cung cấp những thiết bị y tế trong các bệnh viện, phòng khám và công ty.
Hơn nữa, nếu bạn muốn điều trị vàng da cho trẻ em bằng đèn chiếu vàng da tại nhà thì hãy đến ngay Phú Thái. Tại đây, bạn có thể yên tâm về chất lượng khi mua đèn chiếu vàng da bé sơ sinh cho các bệnh viện, phòng khám tại CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÚ THÁI.

den chieu vang da 3

Liên hệ ngay CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÚ THÁI nếu có nhu cầu mua đèn chiếu vàng da cho bé sơ sinh chính hãng, giá tốt


— Cập nhật: 25-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Vàng da ở trẻ là bệnh gì? Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu? từ website www.amanoenzym.com cho từ khoá bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da.

Vàng da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ vàng da nhiều nên can thiệp ngay từ đầu để tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Trong các biện pháp điều trị hiện nay, chiếu đèn được áp dụng nhiều nhất. Vậy cụ thể phương pháp này có hiệu quả như thế nào và trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Đây là một chất có màu vàng, được giải phóng khi hồng cầu bị vỡ. Bình thường gan sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa và thải trừ bilirubin qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên trẻ mới sinh có chức năng gan chưa hoàn chỉnh. Cùng với đó hồng cầu của trẻ nhiều hơn và có đời sống ngắn nên dẫn tới bilirubin tồn đọng gây ra hiện tượng vàng da.

Trẻ thường có biểu hiện vàng da sau 3 ngày tuổi và tự hết sau 2 tuần tuổi. Ở trẻ sinh non, nguy cơ cao hơn, khoảng 5-7 ngày vàng da mới xuất hiện và kéo dài tới 3 tuần.

tre vang da 7 1e25dd0bb31444f7a5b23e62be8778b6 grande

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do nồng độ bilirubin tăng cao trong máu

Nếu bé nhà bạn bị vàng da, da của chúng sẽ trông hơi vàng. Triệu chứng thường bắt đầu từ đầu, mặt, trước khi lan xuống ngực, bụng. Một số trẻ còn vàng tới cánh tay và cẳng chân. Càng ở vị trí bên dưới thì mức độ vàng da càng nặng.

Đối với những trẻ da ngăm, sẽ khó quan sát hơn. Khi đó, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:

– Vàng trong phần trắng của mắt.

– Vàng trong miệng.

– Vàng ở lòng bàn tay, bàn chân.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì? Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu?

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng sẽ có biểu hiện buồn ngủ, không muốn ăn hoặc ăn ít đi, nước tiểu vàng đậm, phân nhợt nhạt.

Điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Theo ước tính cứ 10 trẻ thì có 6-8 trẻ bị vàng da. Phổ biến là vậy nhưng chỉ có khoảng 1 trong 20 trẻ có nồng độ bilirubin trong máu cao cần phải điều trị. Điều này có nghĩa đa phần trẻ vàng da là sinh lý bình thường, chỉ một số ít là vàng da bệnh lý.

Lượng bilirubin trong máu cao có thể xâm nhập lên não và gây tổn thương nghiêm trọng. Do đó, đối với những trường hợp này cần can thiệp ngay từ đầu.

Hiện nay 2 phương pháp chính được áp dụng ở bệnh viện để chữa vàng da cho trẻ gồm chiếu đèn và thay máu. Trong đó, chiếu đèn là cách làm tương đối an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

tre vang da 2 e413448a2ddf4c9bacfb4134ed47bdc6 grande

Phương pháp chính điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh chủ là chiếu đèn và thay máu

Vậy chiếu đèn là gì? Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu?

Đây là phương pháp sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt, không phải ánh mặt trời. Chiếu đèn giúp giảm mức bilirubin trong máu của trẻ thông qua quá trình quang oxy hóa. Cụ thể, bilirubin sẽ được gắn thêm oxy và trở nên tan tốt hơn trong nước. Nhờ đó, gan dễ dàng chuyển hóa và loại bỏ nó ra khỏi máu.

Có 2 kiểu chiếu đèn chính, gồm:

– Chiếu đèn thông thường: Trẻ được che mắt, đặt dưới bóng đèn halogen hoặc đèn huỳnh quang.

– Chiếu đèn sợi quang: Trẻ nằm trong chăn có gắn các sợi quang, ánh sáng truyền qua sợi này và chiếu vào lưng trẻ.

Các bệnh viện ở Việt Nam chủ yếu áp dụng chiếu đèn thông thường.

Dù là phương pháp nào đi nữa thì mục đích vẫn là để da trẻ tiếp xúc với càng nhiều ánh sáng càng tốt.

Sau mỗi 3-4 tiếng, bạn có thể tạm dừng chiếu đèn để cho trẻ ăn, thay tã hoặc âu yếm trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng vàng da của trẻ không cải thiện, việc chiếu đèn sẽ được tiến hành liên tục và trẻ sẽ ăn thông qua ống xông xuống dạ dày hoặc truyền qua tĩnh mạch.

Nồng độ bilirubin máu sẽ được kiểm tra sau mỗi 4-6 giờ để xác định hiệu quả. Nếu các chỉ số ổn định và bắt đầu giảm, xét nghiệm sẽ thưa hơn sau khoảng 6-12 giờ.

Thời gian chiếu đèn dài hay ngắn phụ thuộc vào nồng độ bilirubin máu của trẻ. Nếu chỉ số này ổn định và giảm xuống mức an toàn, bác sĩ sẽ cho phép ngừng chiếu đèn. Thông thường trẻ chiếu đèn mất ít nhất 1-2 ngày.

tre vang da 3 26f5476a1dbf4108908d03bcba33078d grande

Thời gian chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ bilirubin máu của trẻ, ít nhất 1-2 ngày

Lưu ý cha mẹ khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Trong quá trình chiếu đèn, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ để đảm bảo trẻ không bị nóng quá.

Ngoài ra, chiếu đèn mặc dù khá an toàn nhưng vẫn có thể dẫn tới các tác dụng phụ như khiến trẻ mất nước, phát ban và tiêu chảy. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ khi trẻ gặp phải các triệu chứng này.

Một số dấu hiệu mất nước cần lưu ý như: miệng khô, tiểu ít dưới 4 lần/ngày, nước tiểu vàng và có mùi, trẻ mệt.

Cha mẹ không nên tự ý chiếu đèn cho trẻ ở nhà. Đèn dùng cho trẻ vàng da không giống đèn thông thường, cần lựa chọn bước sóng, cường độ và để ở khoảng cách phù hợp. Vì vậy, nếu trẻ bị vàng da và phải chiếu đèn, nên đưa con đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Cuối cùng, trẻ bú sữa mẹ làm tăng thời gian vàng da sơ sinh lên khoảng 1 tháng hoặc dài hơn. Mặc dù chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ, mẹ có thể hâm nóng sữa đến sủi tăm, sau đó để ấm cho trẻ uống. Áp dụng vài ngày sẽ giúp cải thiện vàng da. Xét về lợi ích, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, bạn vẫn nên cho bé bú đầy đủ trong thời gian vàng da này nhé.

tre vang da 5 2168852037fd467e95eab5442f4b6954 grande

Trẻ vàng da có thể hâm nóng sữa mẹ đến sủi tăm, để nguội cho trẻ uống

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Chiếu đèn là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và khá hiệu quả. Trẻ sẽ được xét nghiệm nồng độ bilirubin máu để quyết định có cần điều trị không. Nếu có, thời gian chiếu đèn sẽ phụ thuộc vào mức bilirubin. Khi chỉ số này ổn định và giảm xuống ngưỡng an toàn, bác sĩ sẽ cho phép ngừng chiếu đèn. Thông thường trẻ chiếu đèn mất ít nhất 1-2 ngày.

Tham khảo NHS, Bệnh viện Từ Dũ

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×