Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Bật mí 8+ món cháo bánh mì cho bé ăn dặm

Quick Summary

  • Cháo bánh mì cho bé ăn dặm là món ăn ngon, bổ dưỡng và là gợi ý hoàn hảo cho các mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm hằng ngày của con yêu.
  • Vì thế, món cháo bánh mì cho bé ăn dặm kết hợp với táo được khá nhiều mẹ tập cho bé dùng lúc mới biết tập ăn.
  • Để tăng thêm khẩu vị cho con, mẹ có thể tận dụng táo để làm các món ăn dặm từ táo để bổ sung vào các bữa phụ cho bé 6 tháng để con thích thú hơn với giờ ăn dặm.

Cháo bánh mì cho bé ăn dặm là món ăn ngon, bổ dưỡng và là gợi ý hoàn hảo cho các mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm hằng ngày của con yêu. Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tham khảo ngay 8+ cách nấu cháo bánh mì đơn giản qua bài viết sau nhé!

1Thực đơn cháo bánh mì cho bé ăn dặm

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn được bánh mì. Sự kết hợp đa dạng giữa bánh mì với nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ tăng thêm giá trị dinh dưỡng và hương vị cho món ăn. Dưới đây là những gợi ý cách chế biến món ngon từ bánh mì cho thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ cùng tham khảo nhé!

Cháo bánh mì và sữa bột

Bánh mì là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình Việt Nam. Sữa bột là một trong các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé mà luôn có sẵn trong gia đình có con nhỏ. Với hai nguyên liệu dễ tìm trên, mẹ có thể chế biến thành món cháo bánh mì cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn.

Cháo bánh mì cho bé ăn dặm kết hợp sữa bột cho trẻ

Nguyên liệu

  • 20g bánh mì
  • 3 muỗng canh sữa bột công thức
  • 160ml nước sôi

Cách chế biến

  • Pha 3 muỗng sữa bột hòa tan với 160ml nước sôi
  • Cắt bỏ phần vỏ cứng của bánh mì và xé vụn
  • Đổ sữa vào nồi đun sôi
  • Cho bánh mì đã xé nhỏ vào nấu đến khi bánh mì mềm là được
  • Để nguội và cho trẻ thưởng thức.

Ngoài mix với món cháo bánh mì, mẹ cũng có thể dùng sữa bột để làm các món ăn dặm từ sữa công thức cho các bữa phụ của con nữa đấy.

Cháo bánh mì với cà rốt

Với màu sắc thu hút, hương vị thơm ngon món cháo bánh mì với cà rốt sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, món ăn này còn cung cấp nguồn năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ tốt tiêu hóa cho bé. 

Nguyên liệu

  • 200g cà rốt
  • 20g bánh mì
  • 03 muỗng sữa bột Nutifood GrowPLUS+
  • 150ml nước lọc

Cách chế biến

  • Vào bếp cắt bỏ phần cứng bánh mì. Gọt vỏ, rửa sạch và bào thật nhỏ
  • Đun sôi 150 ml nước
  • Cho bánh mì vào nước đun sôi. Khuấy đều bánh mì để nhanh chín
  • Khi bánh mì chín, cho cà rốt và sữa vào nồi, đảo đều
  • Nấu cháo khoảng 10 phút rồi tắt bếp, múc ra tô và cho bé dùng.

Cháo bánh mì táo

Táo là một trong các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin C cho trẻ và chất xơ tốt cho sức khỏe, có tác dụng phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ về đường ruột. Vì thế, món cháo bánh mì cho bé ăn dặm kết hợp với táo được khá nhiều mẹ tập cho bé dùng lúc mới biết tập ăn. 

Nguyên liệu

  • 20g bánh mì
  • 1/4 quả táo tươi
  • 30ml sữa công thức (mẹ có thể mua ở cửa hàng mẹ và bé AVAKids)
  • 130ml nước lọc

Cách chế biến

  • Loại bỏ phần rìa cứng của bánh mì và xé nhuyễn bánh
  • Rửa sạch táo, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay mịn
  • Đun sôi 130ml nước
  • Cho bánh xé nhỏ vào nước sôi, đảo đều và nấu trong 5 phút để bánh mì chín
  • Đổ táo đã xay vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi thêm sữa công thức vào và trộn đều. 
  • Để nguội và cho bé ăn.

Để tăng thêm khẩu vị cho con, mẹ có thể tận dụng táo để làm các món ăn dặm từ táo để bổ sung vào các bữa phụ cho bé 6 tháng để con thích thú hơn với giờ ăn dặm.

Cháo bánh mì và chuối

Chuối là trái cây thơm ngon, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất khác. Do đó, nấu món ăn dặm từ chuối với bánh mì là cách hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho con yêu. Đây hứa hẹn sẽ là món ăn tạo sự thích thú cho các bé.

Nguyên liệu

  • ½ quả chuối chín
  • 20g bánh mì
  • 50ml sữa công thức
  • 150ml nước lọc

Cách chế biến

  • Xé bánh mì thành từng miếng nhỏ
  • Lột bỏ vỏ chuối, cắt thành khúc nhỏ và dằm thật nhuyễn
  • Đun 100ml nước sôi
  • Cho bánh mì vào nước sôi nấu chín trong 5 phút
  • Thêm 50ml sữa công thức và chuối đã dằm nhuyễn vào, nấu sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Đợi cháo nguội là có thể cho bé ăn.

Cháo bánh mì mix phô mai

Phô mai là thực phẩm giàu chất béo cho trẻ được chế biến từ sữa. Chúng có cấu trúc mềm mại và dễ chế biến. Sự kết hợp đa dạng giữa phô mai và các nguyên liệu khác nhau tạo ra món ăn có hương vị lạ miệng như cháo phô mai cho bé ăn dặm với cà rốt, bí đỏ, tôm,… hoặc sữa chua phô mai cho bữa phụ của con

Nguyên liệu

  • 1 lát phô mai
  • 20g bánh mì
  • 150ml nước lọc
  • 3 muỗng sữa công thức

Cách chế biến

  • Xé phần ruột bánh thành các vụn nhỏ
  • Nấu sôi 150ml nước
  • Cho bánh mì vào nấu chín kỹ
  • Thêm phô mai vào cháo, nghiền mịn ra và nấu khoảng 5 phút
  • Cho sữa bột công thức và trộn đều
  • Đợi cháo sôi lần nữa rồi tắt bếp và múc ra bát cho trẻ ăn.

Cháo bánh mì mix khoai lang

Cháo bánh mì cho bé ăn dặm với khoai lang không những dễ thực hiện mà còn giúp bé tiêu hóa tốt và chữa trị bệnh táo bón ở trẻ. 

Cháo bánh mì cho bé ăn dặm với khoai lang tốt cho tiêu hóa

Nguyên liệu

  • 20g bánh mì
  • 20g khoai lang
  • 3 muỗng sữa bột
  • 150ml nước lọc

Cách chế biến

  • Lấy phần ruột trắng của bánh mì xé nhỏ
  • Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch, cắt nhỏ và hấp chín 
  • Nấu sôi 150ml. Cho phần bánh mì vào nước sôi nấu chín mềm
  • Đổ khoai lang nghiền mịn vào nồi
  • Thêm sữa công thức và trộn đều
  • Nấu cháo thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp
  • Để nguội và cho trẻ thưởng thức.

Mẹ cũng có thể nấu các món ăn dặm từ khoai lang để đa dạng các món ăn trong bữa phụ cho bé 2 tuổi nữa đấy.

Cháo bánh mì trứng với cá thu, khoai tây

Cá thu và khoai tây mang lại nhiều dinh dưỡng nên mẹ có thể kết hợp cá thu cùng cháo và khoai tây để đảm bảo món cháo bánh mì cho bé ăn dặm hoàn chỉnh. Nếu chưa biết cách nấu món ăn dinh dưỡng này thì mẹ có thể tham khảo gợi ý sau nhé.

Nguyên liệu

  • 30 g cá thu tươi (sơ chế tương tự cách sơ chế cá hồi)
  • 20 g bánh mì
  • 40 ml nước dashi (cách nấu nước dashi đơn giản)
  • 1/2 lát phô mai
  • Gia vị ăn dặm cho bé

Cách chế biến

  • Cắt bỏ phần rìa cứng của bánh mì và xé nhỏ
  • Làm sạch cá, loại bỏ kỹ xương, cắt thành khúc nhỏ 
  • Xào cá chung với gia vị cho thơm
  • Cho 150 ml nước sạch vào nồi, thêm bánh mì đã xé vụn, nấu chín mềm thì tắt bếp
  • Thêm phô mai vào cháo, trộn đều cho hấp dẫn
  • Để nguội và cho con thưởng thức món cháo cá thu cho bé với khoai tây và các nguyên liệu khác.

Cháo bánh mì táo mix sữa mẹ

Sữa mẹ là chất dinh dưỡng tuyệt vời, dễ hấp thu và giúp trẻ chống lại các bệnh hiếm gặp ở trẻ em hay nhiễm khuẩn. Nấu cháo bánh mì với sữa mẹ tạo nên món cháo bánh mì cho bé ăn dặm thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất. 

Nguyên liệu

  • 20g bánh mì
  • 1 miếng nhỏ táo
  • 50ml sữa mẹ

Cách chế biến

  • Rửa sạch táo, cắt nhỏ, hấp chín mềm rồi nạo lấy phần thịt táo
  • Cắt bỏ phần vỏ cứng của bánh mì rồi xé nhỏ
  • Cho sữa mẹ, bánh mì vào nồi nấu đến khi chín bánh mì
  • Tắt bếp, thêm táo vào nồi và khuấy đều
  • Để nguội và cho bé thưởng thức.

Cháo bánh mì và bí đỏ

Bí đỏ là loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé cùng sắt, axit béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các món ăn ngon từ bí đỏ có thể kể đến như bánh bí đỏ cho bé ăn dặm, súp bí đỏ, cháo thịt heo cho bé nấu với bí đỏ,… 

Cháo bánh mì cho bé ăn dặm nấu với bí đỏ giúp bé ăn ngon hơn

Nguyên liệu

  • 20g bánh mì
  • 20g bí đỏ
  • 3 muỗng sữa bột NAN Optipro số 1
  • 150ml nước lọc  

Cách chế biến

  • Gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và hấp chín
  • Cho 150 ml nước vào nồi và nấu đến khi sôi
  • Cho bánh mì đã xé nhỏ vào nấu đến khi sánh mịn
  • Nghiền nhuyễn phần bí đỏ đã luộc và cho vào nồi
  • Thêm 3 muỗng sữa bột, khuấy đều và cho bé dùng khi cháo nguội. Món ăn này mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng để tăng thêm khẩu vị ăn dặm cho con.

2Đôi lời từ AVAKids

AVAKids hy vọng với các công thức cháo bánh mì cho bé ăn dặm đã cung cấp thông tin hữu ích để các mẹ có thể tham khảo và làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày cho con yêu ăn ngon mà không nhàm chán. 

Thúy Ngọc tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt


— Cập nhật: 25-01-2023 — suanoncolosence.com tìm được thêm bài viết Món ăn dặm: Bé ăn được bánh mì hay không? Khi nào nên cho bé ăn bánh mì? từ website hichiu.com cho từ khoá bánh mì cho bé ăn dặm.

Bánh mì là món cực phổ biến trong văn hóa Việt Nam cũng như các nước phương Tây, từ ổ bánh mì đơn giản đến các loại bánh mì nguyên cám, bánh mì ngũ cốc, bánh mì hạt đang ngày càng phổ biến trong các gia đình Việt. Vậy nếu bạn có con nhỏ, bé đang trong tuổi ăn dặm và rất tò mò muốn nếm thử món bánh mì bạn đang cầm trên tay thì sao? Bé có được ăn bánh mì hay không? Khi nào mẹ nên cho bé ăn bánh mì?

Qua nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đời sống, bánh mì nói chung là an toàn và lành mạnh cho trẻ sơ sinh ăn. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thời điểm và cách làm bánh mì cho bé ăn dặm.

Bánh mì có an toàn cho trẻ sơ sinh không?

Mon an dam Be an duoc banh mi hay khong Khi nao nen cho be an banh mi

Món ăn dặm: Bé ăn được bánh mì hay không? Khi nào nên cho bé ăn bánh mì?

Làm cha mẹ, đặc biệt là thời điểm bé bước sang giai đoạn ăn dặm, một trong những nỗi lo luôn thường trực là an toàn của bé trong ăn uống, bé có thể ăn món này hay món kia không, bé có thể bị sặc bị nghẹn không, đây thậm chí là vấn đề liên quan đến tính mạng.

Khi cho bé ăn bánh mì, bạn cần lưu ý một số yếu tố.

Đầu tiên, bé nên ăn loại bánh mì nào, bánh mì mềm thường dai hơn và đặc hơn, ví dụ bánh mì sandwich trắng, có xu hướng kết dính thành một cục nếu bé ăn miếng to, nhai chậm và bé không thể nuốt được. Nếu bé bị nghẹn có nguy cơ nôn mửa hoặc nghiêm trọng nhất là bị tắc đường thở.

Để giúp bánh mì mềm dễ ăn hơn cho bé, mẹ hãy thử nướng thành bánh mì giòn và cắt nhỏ . Bánh mì mềm giòn và miếng nhỏ sẽ làm bé nuốt nhanh hơn tránh vón cục trong miệng bé.

Ngược lại là bánh mì vỏ giòn, vỏ của bánh khá cứng sẽ gây khó khăn cho những em bé có rất ít răng để gặm.

Bạn có thể thử cho bé ăn riêng vỏ bánh mì để trẻ có thể trải nghiệm kết cấu và hương vị, với trẻ nhỏ không có kĩ năng nhai và ít răng, bé chỉ nhấm nhấm được rất ít và trong quá trình cho bé thử mẹ luôn phải theo dõi sát sao.

Vì các lý do trên, có thể phân loại như sau: Bánh mì giòn là tốt nhất cho trẻ lớn và có khả năng nhai tốt. Đối với những bé mới bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn bánh mì với độ mềm vừa phải để giảm thiểu nguy cơ bị sặc, nghẹn.

Khi nào mẹ có thể cho bé ăn bánh mì?

Khi nao me co the cho be an banh mi

Khi nào mẹ có thể cho bé ăn bánh mì?

Không có thời điểm cụ thể nào để cho bé ăn bánh mì nhưng theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích việc bắt đầu cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn đặc khác nhau từ khoảng 6 tháng tuổi – và bánh mì có thể được cho vào khẩu phần ăn của bé từ thời điểm này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn chỉ nên giới thiệu mỗi lần một loại thực phẩm cho bé, đợi từ 3 đến 5 ngày giữa các món mới trong thực đơn.

Nếu con bạn có phản ứng tiêu cực với thứ mà bé đã ăn, điều này cho phép bạn xác định nguyên nhân dễ dàng hơn.

Món bánh mì trong ăn dặm tự chỉ huy BLW

Món bánh mì hoặc dùng bánh mì cực kỳ dễ thực hiện và phù hợp với bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW.

Mẹ đơn giản chỉ cần cắt hoặc xé một lát bánh mì thành những miếng vừa ăn, đặt lên bàn ăn và để bé ngậm chặt chúng vào miệng. (Nếu bánh quá mềm thì mẹ nên nướng các miếng nhỏ cho giòn hơn, tránh để bánh bị quá cứng)

Tương tự như bất kỳ loại thức ăn nào khác mà trẻ tự ăn, hãy ở gần khi bé ăn để bạn theo dõi các dấu hiệu bé có thể bị nghẹn.

Cho bé ngồi ăn đúng tư thế cùng ghế ăn dặm cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu những nguy cơ hóc nghẹn đáng tiếc này. Hơn nữa, con tập được thói quen ăn uống tốt ngay từ những ngày đầu mới chập chững ăn dặm này. Mẹ hãy tham khảo cách chọn ghế ăn dặm phù hợp và tiết kiệm nhất nhé!

Loại bánh mì tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Bánh mì nguyên cám 100%

Banh mi sandwich nguyen cam 100

Bánh mì sandwich nguyên cám 100%

Để tốt nhất và đảm bảo, hãy cho bé ăn đúng loại bánh mì có hàm lượng chất xơ cao, hãy chọn bánh mì có ghi rõ ràng chúng được làm bằng 100% lúa mì nguyên cám hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám khác, lựa chọn tốt nhất là bánh mì sandwich nguyên cám 100%.

Bánh mì Ezekiel

Banh mi Ezekiel

Bánh mì Ezekiel 4:9

Bánh mì Ezekiel là bánh mì thường được làm từ nhiều loại ngũ cốc nảy mầm, các loại đậu khác nhau hạt kê và không chứa thêm đường nên hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong bánh mì Ezekiel rất cao. Do được làm từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt nên loại bánh mì này có vị ngọt tự nhiên lại chứa ít calo và chỉ số đường huyết thấp.

Bánh mì men tự nhiên Sourdough

Bánh mì Sourdough không dùng men công nghiệp để lên men như những loại bánh mì thông thường mà nó được làm nở bằng men tự nhiên.

Các loại bánh mì không nên dùng cho bé ăn dặm

Bánh mì với các loại nguyên hạt

Các loại bánh mì ngũ cốc hay bánh mì hạt chứa nguyên hạt như óc chó, điều, phỉ,.. ngon và bổ dưỡng nhưng bạn phải đợi bé lớn từ 2 tuổi trở lên mới có thể ăn được loại bánh mì này, bé cần hoàn thiện kĩ năng nhai nuốt thành thạo mới nhai được các hạt cứng.

Bánh mì có mật ong hoặc thêm nhiều đường

Lời khuyên dành cho không chỉ trẻ sơ sinh mà cho cả người lớn: Hãy giữ lượng đường bổ sung ở mức tối thiểu.

Bạn chỉ nên ăn loại bánh mì không có thêm đường. Bạn có thể phải thật cẩn thận lựa chọn vì đôi khi có loại bánh mì dùng chất tạo ngọt khác không phải là đường nhưng các chất này cũng rất không tốt cho cơ thể.

Và đặc biệt lưu ý, không chọn bánh mì có mật ong hay bạn chế biến bánh mì với mật ong cho bé ăn. Đọc thêm lưu ý về vấn đề cho trẻ sơ sinh ăn mật ong của Hichiu để biết thêm chi tiết.

Bánh mì có hàm lượng muối cao

Cơ thể đang phát triển của trẻ sơ sinh không cần nhiều muối như vậy – và món ăn quá nhiều muối thực sự có thể gây hại cho thận của trẻ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bánh mì là món có chứa hàm lượng muối cao.

Dị ứng lúa mì

Lúa mì là một trong tám chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu, gây ra 90% tất cả các trường hợp dị ứng trong chế độ ăn uống. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng lúa mì, bạn nên thật thận trọng khi cho bé ăn thử bánh mì.

Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bạn vẫn nên giới thiệu cho bé các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, ngay cả khi gia đình có tiền sử dị ứng.

Đừng quên rằng bánh mì nguyên cám 100% (và nhiều loại khác) rất giàu chất xơ, có thể cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Khi bé đang táo bón, hãy kết hợp bánh mì giàu chất xơ cùng với các loại rau nhiều chất xơ khác để cải thiện tình trạng của bé.

Cách chế biến bánh mì và khẩu phần ăn phù hợp cho bé ăn dặm

Cach che bien banh mi va khau phan an phu hop cho be an dam

Cách chế biến bánh mì và khẩu phần ăn phù hợp cho bé ăn dặm

Vì bánh mì là một loại thực phẩm nhẹ, ngon miệng nên mẹ không cần phải chế biến hay cần công thức quá cầu kì mà bé vẫn ăn ngon. Một lát bánh mì nướng cắt nhỏ với một ít bơ là một món ăn nhẹ đơn giản, ngon mà không mất nhiều công sức chế biến.

Bánh mì cũng có thể làm nền cho vô số công thức nấu ăn thú vị, thu hút bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Để có một bữa sáng giàu protein và carbohydrate phức hợp, hãy phết một chút bơ đậu phộng lên bánh mì nướng, sau đó phủ lên trên với chuối nghiền hoặc cắt lát.

Bánh mì nguyên cám nướng cắt nhỏ ăn kèm với quả bơ nghiền.

Vào bữa trưa hoặc bữa tối, hãy thử phủ bánh mì nướng với khoai lang nghiền.

Để làm cho bánh mì sandwich và bánh mì nướng hấp dẫn hơn nữa đối với bé, bạn có thể mua những khuôn cắt bánh nhiều hình dạng vui nhộn như trái tim, ngôi sao để tăng thêm sự hứng thú cho bé khi ăn.

Với các thông tin trên đây, Hichiu hi vọng các mẹ có thể yên tâm về thời điểm cũng như cách cho bé ăn món bánh mì. Hi vọng bé sẽ hợp tác và ăn ngon món ăn rất phổ biến này, cũng như là cứu cánh cho mẹ mỗi khi quá bận rộn vì sự đơn giản trong cách chế biến và đầy đủ dinh dưỡng của bánh mì thực sự rất tốt cho bé.

Nguồn tham khảo

Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×