Hẳn các mẹ đã từng thấy một vài bé tự giác xúc ăn “ngon lành” và ước mong ngày nào đó bé nhà mình cũng có thể tự ăn như thế. Các mẹ biết không: Thực tế không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, mỗi bé phát triển theo cách riêng của chúng dưới sự hướng dẫn, chăm sóc của cha mẹ. Nuôi dạy con một cách từ tốn – nhẹ nhàng – khoa học, hướng con theo tính tự lập và uốn nắn bé từ từ, cha mẹ có thể hoàn toàn giúp bé chủ động trong việc bé tự ăn.
Nội dung bài viết
1. Dạy bé cách tự ăn theo độ tuổi
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có các kỹ năng sử dụng các bộ phận cơ thể thích hợp, bản năng tự chăm sóc mình. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể đưa ra nhiều phương pháp để trẻ tự học ăn mà bạn không cần phải xúc, mớm cho bé mỗi ngày.
– Giai đoạn bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Cho bé ăn bốc
Bé có thể cầm nắm đồ vật trong tay và bắt đầu ăn dặm một số món bột, thức ăn dặm xay hoặc đồ mềm vì đã bắt đầu lên răng. Mẹ có thể cho bé tập ăn bốc thích hợp và luôn nhớ giữ gìn vệ sinh đôi tay cho bé trước khi vào bữa.
Các món ăn phù hợp cho bé ăn bốc như: bơ, bánh bông lan, phô mai, chuối, đu đủ, xoài, rau củ luộc thật mềm… để bé vừa tự lập trong ăn uống vừa tập ăn.
– Giai đoạn tập ăn từ 12 tháng tuổi trở lên: Dạy bé tự xúc đồ ăn
Bé có thể ngồi vững, tự cầm nắm đồ vật, và sử dụng đôi tay cơ bản khéo léo. Hãy để bé học cách tự xúc đồ ăn bằng muỗng, thìa vừa có thể trở thành trò chơi thú vị, vừa tạo hứng thú ăn uống và rèn luyện đôi tay khéo léo, vệ sinh trong ăn uống.
Hãy cố gắng dạy và khuyến khích bé cầm thìa muỗng, cỗ vũ và duy trì thói quen này. Sau thời gian bé sẽ học ăn thành thạo và có thể tự ăn, mẹ thì nhàn tênh, bé còn có thể ngồi ăn cùng gia đình.
Khi bé thành thạo với ăn thìa mẹ có thể tập cho bé thói quen dùng đũa. Nhiều trẻ hơn 2 tuổi đã có thể dùng đũa gắp đồ ăn ngon lành rồi nhé!
– Mẹ hãy áp dụng ngay cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thu
– Bí quyết giúp bé ăn ngon không phải mẹ nào cũng biết
– Mách mẹ cách giúp trẻ ăn ngon tăng cân khỏe mạnh
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
2. Các bước rèn con bé tự ăn
– Trước khi để con tự cầm muỗng, hãy dạy bé cách tự cầm bình sữa. Vào khoảng 5-6 tháng tuổi, bé có thể cầm được bình. Hãy dạy bé đưa hai bàn tay lại với nhau ở giữa cơ thể để giữ bình sữa.
– Khi nhận thấy con có thể cầm nắm đồ chơi (khoảng 9 tháng tuổi), bạn hãy cho bé tự ăn bằng tay. Nghe có vẻ “không vệ sinh” nhưng đây là bước bắt buộc trong quá trình rèn con tự ăn với các đồ dùng cho bé ăn an toàn. Sở dĩ bé đưa mọi thứ vào miệng là vì muốn khám phá thế giới xung quanh đấy.
– Bạn hãy sắm sẵn một bộ đồ ăn an toàn cho bé gồm muỗng, tô, đĩa,…(lưu ý chọn loại làm từ chất liệu nhựa an toàn, thiết kế phù hợp với độ tuổi của bé và bắt mắt bé). Ban đầu bé sẽ chỉ xem chúng như những món đồ chơi khác và dần hiểu rằng, muỗng có thể đưa thức ăn vào miệng, còn tô có thể dùng đựng thức ăn.
– Nếu bé đã biết ngồi, hãy sắm cho bé một cái ghế ngồi ăn, bày bộ đồ ăn và thức ăn phù hợp cho bé, ban đầu hướng dẫn cho bé ăn với các động tác mẫu ngộ nghĩnh và sau đó để bé “tự xử” với sự giám sát một cách tế nhị nhưng cẩn thận của mẹ. Thỉnh thoảng, mẹ phải sửa lại tư thế cho bé.
Đừng bực mình nếu bé chơi với thức ăn nhiều hơn là ăn. Nếu bé chưa sẵn sàng hoặc không hào hứng với việc luyện tập thì hãy đút cho bé và tiếp tục khơi gợi sự tò mò, ham muốn thử thách của bé khi thấy mẹ tự xúc ăn một cách rất ngon miệng. Bé cũng rất khoái trò ăn bốc (finger food) nên mẹ hãy rửa tay sạch sẽ cho bé, chuẩn bị những món dễ bốc và dễ “gặm nhấm” như những mẩu cà rốt, khoai tây luộc thật mềm, những sợi mì mềm hoặc những miếng bánh ngũ cốc mềm vừa tay và tan trên lưỡi để bé không bị hóc… Tuy bày bừa và làm rơi vãi thức ăn đủ mọi nơi nhưng khoảnh khắc ấy bé vẫn thật đáng yêu đó mẹ ơi! Và mẹ cũng nhớ cẩn thận với độ nóng, lạnh, cứng mềm của món ăn cho bé nữa nhé!
2.1. Tâm lý
Hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, đồng thời hiểu được tâm lý của trẻ. Khen ngợi nỗ lực cầm muỗng của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Vừa được khen vừa được khuyến khích bé sẽ rất thích thú, hào hứng với việc tự ăn hơn.
2.2. Tập cho trẻ thói quen bắt chước
Cho trẻ ăn chung với cả nhà để con bắt chước người lớn ăn cơm. Các bé rất thích bắt chước người khác, nên khi được ăn cơm cùng người lớn bé sẽ thích thú với việc được ăn bằng bát, cầm thìa như người lớn và tự xúc ăn.
2.3. Và hai không…
– Không dùng các phương tiện giải trí như máy tính bảng, tivi hay bày xung quanh bé một đống đồ chơi để mua chuộc bé. Những trò này ban đầu có vẻ hiệu quả. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên bị lệ thuộc và khi không được chơi thì dứt khoát không ăn.
– Không ép bé ăn một cách cứng nhắc, dừng ăn khi thấy bé đã đủ no và hãy để bé có cảm giác đói bụng, bé sẽ ăn ngon hơn.
Tập cho bé tự ăn là một quá trình đều đặn, lâu dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và đúng phương pháp.
Khi trẻ tập ăn chúng sẽ biết tự chủ động và có trách nhiệm với bản thân, bố mẹ phải tạo cơ hội để chúng phải tự lập, phát triển đúng giai đoạn, đừng vì quá yêu thương mà chiều chuộng, bao bọc trẻ vì nó sẽ hại nhiều hơn lợi.
Cuối cùng, hãy bắt đầu tập cho con thói quen tự lập khi ăn và xem đó là một công việc nghiêm túc, cần đầu tư thời gian, công sức và cần có cả phương pháp thật khoa học nữa, bạn nhé!
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Bạn đang xem bài viết: Luyện cho bé tự ăn – Không có gì là khó. Thông tin được tạo bởi Sữa non Alssafaa Life chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.