Cúng đầy tháng, thôi nôi ngày âm hay dương cho đúng? cúng đầy tháng thôi nôi là thời điểm quan trọng đối với sự hiện diện của bé sau một tháng và một năm. Các gia đình giành sự quan tâm cho bé và chuẩn bị lễ cúng đầy tháng thôi nôi từ lâu. Mà vấn đề không biết lễ cúng này làm ngày âm hay dương lịch? Hãy tìm hiểu cùng Daythangthoinoi cho rõ ràng nhé!
![[1] Cúng đầy tháng, thôi nôi ngày âm hay dương là #Đúng? 1 cung thoi noi ngay am hay duong](https://www.daythangthoinoi.com/wp-content/uploads/2021/03/cung-thoi-noi-ngay-am-hay-duong.jpg)
Cúng đầy tháng theo lịch Dương hay Âm?
Từ xưa đến nay thì các ngày lễ quan trọng của người Việt đều chọn theo lịch Âm để tổ chức vì ông bà ta đã gắn bó với lịch Âm đã mấy ngàn năm văn minh lúa nước.
Ngày cúng đầy tháng của bé được tính theo lịch Âm và ứng với câu nói “Gái lùi hai, trai lùi một”, cùng xem 2 trường hợp dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Ví dụ: Bé trai sinh ngày 22/2 Âm lịch thì ngày làm lễ đầy tháng cho bé vào ngày 21/3 Âm lịch. Bé gái sinh ngày 22/2 Âm lịch thì làm lễ đầy tháng vào ngày 20/3 Âm lịch.
Tuy nhiên cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nên nhiều gia đình quyết định chọn cúng đầy tháng cho bé theo lịch Dương, vào đúng ngày sinh của tháng sau luôn.
Ví dụ: Bé trai sinh ngày 11/1 Dương lịch thì ngày làm lễ đầy tháng cho bé là vào ngày 11/2 Dương lịch, trường hợp là bé gái thì vẫn là ngày 11/2 Dương lịch luôn.
Cúng đầy tháng vào buổi sáng hay chiều?
Ngoài việc chọn ngày cúng đầy tháng cho bé thì việc chọn giờ cúng đầy tháng cũng quan trọng và được nhiều người quan tâm. Thông thường thì các bậc cha mẹ sẽ tổ chức lễ cúng vào buổi sáng cho mát mẻ, thần linh dễ dàng chứng giám cho buổi lễ.
Tuy nhiên nếu gia đình bận rộn công việc thì có thể tổ chức lễ đầy tháng ho trẻ vào chiều tối cũng không sao cả, miễn là có tấm lòng của gia chủ và không nên tổ chức vào giờ kỵ với tuổi của đứa trẻ để những điều tốt lành nhất đến với bé.
Xem giờ cúng đầy tháng cho bé theo chỉ dẫn dưới đây:
Tuổi Tý: Cúng giờ Ngọ.
Tuổi Sửu: Cúng giờ Tý.
Tuổi Dần: Cúng giờ Sửu hay giờ Mùi.
Tuổi Mão: Cúng giờ Thìn và giờ Tuất.
Tuổi Thìn: Cúng giờ Hợi.
Tuổi Tỵ: Cúng giờ Dậu.
Tuổi Ngọ: Cúng vào giờ Thân.
Tuổi Mùi: Cúng vào giờ Tý.
Tuổi Thân: Cúng vào giờ Mão.
Tuổi Dậu: Cúng vào giờ Dần.
Tuổi Tuất: Cúng vào giờ Hợi.
Tuổi Hợi: Cúng giờ Tỵ.
Cúng thôi nôi cho bé theo lịch Âm hay Dương?
Cúng thôi nôi cho bé là khi bé đầy một tuổi. Là một trong những nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ bao đời nay.
Đây là một nét văn hóa đẹp, mong muốn mang đến cho trẻ những điều may mắn tốt đẹp. Để cùng nhau chào đón thành viên mới trong gia đình.
Nước ta ngày xưa phát triển theo hướng nông nghiệp từ bao đời. Nền nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào mặt trăng để làm lịch thời gian.
Chính vì vậy nên từ ngàn xưa âm lịch luôn được chọn để tính các mốc thời gian. Như cúng lễ tết, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ,… đều chọn ngày âm.
Cúng thôi nôi làm ngày dương được không?
Các ông bố bà mẹ trẻ bây giờ không biết tính theo ngày âm hay ngày dương? Bởi vì sự hiện đại luôn kéo theo nhiều thay đổi.
Nhưng cúng thôi nôi là một phong tục tập quán riêng của người Việt chúng ta. Vì vậy để phù hợp truyền thống nên cúng thôi nôi cho bé theo đúng vào ngày âm lịch nhé.
![[1] Cúng đầy tháng, thôi nôi ngày âm hay dương là #Đúng? 2 day thang thoi noi cung ngay am](https://www.daythangthoinoi.com/wp-content/uploads/2021/03/day-thang-thoi-noi-cung-ngay-am.jpg)
Lễ cúng thôi nôi gồm những gì?
Trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái và bé trai thì có 2 thứ không thể thiếu. Đó là chuẩn bị mâm cúng thôi nôi và bài cúng để khấn vái các thần linh.
Theo quan niệm dân gian của người Việt từ xưa, đứa trẻ được sinh ra là do các vị: Đại Tiên Chúa và 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) để nặn ra hình hài và ban cho sự sống.
Do đó cần sửa soạn mâm lễ vật cúng thôi nôi chu đáo là để cảm tạ ân đức các vị Đại Tiên.
Cùng với mong muốn được chứng giám cho lòng thành tâm của bạn. Cầu xin các vị thần linh, tổ tiên về thụ hưởng lễ vật và luôn luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho bé. Cầu cho trẻ được ăn ngon, ngủ yên, không bệnh tật, xua đuổi tà ma, bình yên, hạnh phúc.
- Trái cây (mâm ngũ quả)
- Hoa tươi
- Nhang trầm Hà Nội
- Đèn cầy
- Gạo hũ
- Muối hũ
- Giấy cúng thôi nôi cơ bản
- 13 đôi hài và váy áo 3D cho Đại tiên và 12 bà Mụ
- Trà
- Rượu nếp
- Nước chai
- Trầu têm (12 phần nhỏ và 1 phần lớn)
- Chè trôi nước (nếu thôi nôi bé gái)
- Chè đậu đen (nếu thôi nôi bé trai)
- Xôi gấc
- Bánh kẹo
- Gà luộc
- Heo quay
- Bánh hỏi
Lễ cúng căn cho bé 3 tuổi
Lễ cúng căn cho bé 6 tuổi
![[1] Cúng đầy tháng, thôi nôi ngày âm hay dương là #Đúng? 3 le vat trong mam cung day thang be gai](https://www.daythangthoinoi.com/wp-content/uploads/2021/03/le-vat-trong-mam-cung-day-thang-be-gai.jpg)
Bài cúng thôi nôi ngày âm lịch
Nhằm chia sẻ với các bậc cha mẹ, chúng tôi đã dày công sưu tầm tài liệu tin cậy. Hoàn thành bài cúng thôi nôi đầy đủ nội dung ý nghĩa, đúng theo phong tục truyền thống.
Thôi nôi thì tặng gì?
Cúng thôi nôi là ngày quan trọng của các bé nên chọn đồ gì làm quà tặng. Thường các bé rất hiếu động và thích đồ chơi nên đồ chơi với các bé bao nhiêu cũng không đủ. Ngoài ra có thể tặng bé quần áo đầm váy, xe đạp, gấu bông, trang sức.
Qua bài viết trên của Đồ Cúng Việt chúng tôi chia sẻ. Cúng thôi nôi làm ngày âm hay dương để cho các bạn đã được giải đáp.
![[1] Cúng đầy tháng, thôi nôi ngày âm hay dương là #Đúng? 4 thoi noi tang gi](https://www.daythangthoinoi.com/wp-content/uploads/2021/03/thoi-noi-tang-gi.jpg)