Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc vào lúc chập tối: Tại sao và bạn có thể làm gì?

Quick Summary

  • Khi em bé trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (thông thường xảy ra vào khoảng 2 đến 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng sau khi sinh), bé có thể đói và muốn bú nhiều hơn.
  • Nếu em bé cảm thấy đầy hơi và dường như không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa nhỏ bé của mình, thì có thể bé sẽ cảm thấy rất khó chịu.
  • Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy em bé quấy khóc hơn một chút vào buổi tối khi bé được 2 đến 3 tuần tuổi.

Bạn có thể đã được cảnh báo về “giờ phù thủy” – khoảng thời gian đáng sợ trong ngày – đó là vào tầm chiều muộn và đầu giờ tối khi em bé dường như không thể ổn định. 

Đối với nhiều bậc cha mẹ, có vẻ như thời gian ấy cứ kéo dài vô tận. Nhưng hãy yên tâm, cục cưng của bạn không phải là đứa trẻ duy nhất tỏ ra bất an vào buổi tối, vì điều này cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh. 

Video: Cách trị trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm

Hẳn là những bậc cha mẹ mới đều nóng lòng muốn biết: Tại sao trẻ lại hay quấy khóc? Điều này sẽ kéo dài trong bao lâu? Và có lẽ quan trọng nhất, làm thế nào để trẻ không quấy khóc nữa? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để vượt qua khoảng thời gian mà trẻ sơ sinh hay quấy khóc.  

Tại sao con tôi hay quấy khóc vào lúc chiều tối, về đêm?

Những nguyên nhân sau đây có thể khiến bé đột ngột quấy khóc mỗi khi màn đêm buông xuống: 

  • Trẻ bùng lên cơn đói: Khi em bé trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (thông thường xảy ra vào khoảng 2 đến 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng sau khi sinh), bé có thể đói và muốn bú nhiều hơn.
  • Sữa xuống chậm hơn: Nhiều bà mẹ cho rằng đứa trẻ hay quấy khóc là do không ăn đủ, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Thành phần sữa của bạn thay đổi vào ban đêm và bạn có thể thấy sữa chảy chậm hơn. Sự thay đổi về lượng sữa có thể khiến trẻ cáu kỉnh.
  • Đầy hơi: Nếu em bé cảm thấy đầy hơi và dường như không thể tống phân ra khỏi hệ tiêu hóa nhỏ bé của mình, thì có thể bé sẽ cảm thấy rất khó chịu!
  • Em bé mệt mỏi: Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là giữ trẻ thức lâu hơn sẽ khiến trẻ ngủ lâu hơn. Vào cuối ngày, nếu con bạn đã thức quá lâu mà vẫn chưa được đánh một giấc ngắn, chúng sẽ rất mệt mỏi. Một em bé quá mệt mỏi sẽ rất khó có thể nghỉ ngơi.
  • Em bé bị kích thích quá mức: Hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ của em bé nhạy cảm hơn với ánh sáng chói, âm thanh và những thay đổi trong môi trường. Ví dụ, ánh sáng của TV trong phòng tối hoặc có thể chỉ riêng âm thanh thôi cũng có thể khiến con khóc. 

Hội chứng Colic (hay dân gian thường gọi là khóc dạ đề) là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc. Nguồn: medicinenet.com 

  • Hội chứng Colic (hay còn gọi là khóc dạ đề): Đây là tình trạng đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn nhận thấy trẻ khóc từ ba tiếng trở lên một ngày, ba ngày một tuần, kéo dài hơn ba tuần, thì đã đến lúc bạn nên đưa con đi khám bác sĩ! Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra kĩ để loại trừ các bệnh lý.

Khi nào trẻ sẽ hết quấy khóc?

Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy em bé quấy khóc hơn một chút vào buổi tối khi bé được 2 đến 3 tuần tuổi. Khoảng thời gian này tương ứng với một đợt tăng trưởng nhảy vọt và trẻ tăng nhu cầu bú mẹ liên tục. 

Đối với nhiều trẻ sơ sinh, đỉnh điểm của chứng quấy khóc vào buổi tối xảy ra vào khoảng 6 tuần tuổi. Nếu bạn đang đạt đến thời điểm này, hãy giữ hy vọng rằng mọi thứ sắp trở nên tốt hơn! 

Mặc dù không có ngưỡng đảm bảo khi nào trẻ sơ sinh sẽ vượt qua “giờ phù thủy”, nhưng giai đoạn này thường kết thúc khi trẻ được khoảng 3 đến 4 tháng tuổi. 

Tuyệt chiêu dỗ một em bé hay quấy khóc

Việc xoa dịu một đứa trẻ hay quấy khóc có thể giống như một điệu nhảy cầu kỳ mà bạn sẽ không bao giờ thành thạo được. Một kỹ thuật hiệu quả vào ngày hôm nay lại có thể chẳng giúp ích gì được cho ngày mai. Tuy nhiên, đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ một số cách để xoa dịu em bé hay quấy khóc. 

  • Địu em bé lên: điều này không chỉ giúp bạn rảnh tay để hoàn thành những công việc cuối ngày mà cảm giác được gần gũi với mẹ cũng là một điều vô cùng an ủi đối với đứa con bé bỏng của bạn. 
  • Giảm kích thích: tắt đèn, giảm tiếng ồn và dùng khăn quấn quanh người trẻ để giúp hệ thần kinh của trẻ đỡ bị kích thích hơn. Những hành động này thậm chí có thể làm bé thiếp đi một giấc ngắn. 
  • Mang bé đi tắm : làn nước cực kỳ êm dịu đối với trẻ nhỏ và là một yếu tố gây mất tập trung. Tuyệt vời hơn nữa, bạn sẽ có một em bé thơm tho sạch sẽ sau khi tắm!   
  • Thay đổi tư thế cho con bú: nếu bé đói và vẫn muốn bú, hãy thử chuyển đổi tư thế. Ngay cả những thay đổi đơn giản trong tư thế của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa và sự thoải mái của con. 

Nếu bạn cảm giác như con đang bị đầy hơi, bạn có thể:

  • Cho bé thêm chút thời gian để ợ hơi. Nếu con vẫn không ợ hơi được sau vài phút cố gắng, bạn có thể tiếp tục thử cách khác!
  • Cầm hai chân bé lên làm động tác đạp xe trên không. Kỹ thuật này cũng hữu ích nếu bé bị táo bón.      

Tổng kết

Khoảng thời gian cuối buổi chiều và đầu giờ tối có thể sẽ rất dài và kinh khủng nếu con cứ hay quấy khóc. Hiểu được nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau và thử nghiệm các phương pháp khác nhau để xoa dịu con sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn sóng gió. Hãy nhớ rằng khoảng thời gian này rồi cũng sẽ qua đi.

  • Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
  • 11 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục
  • Đặc điểm giấc ngủ của trẻ theo từng giai đoạn trong năm đầu đời
  • Trẻ sơ sinh không ngủ ban đêm: nguyên nhân và các mẹo hỗ trợ
  • Phản xạ Moro và cách ngăn chặn để em bé có một giấc ngủ ngon

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2024 | Design by Sữa non Colosence

×
×