Nội dung bài viết
8. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 10
Các ngón tay và ngón chân của thai nhi trong tuần thứ 10 vẫn tiếp tục phát triển và móng tay cũng đang phát triển. Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi trong những lần đi khám thai qua máy siêu âm.
9. Tuần 11 thai kỳ
Xương của thai nhi khi bước vào tuần thứ 11 của thai kỳ đã bắt đầu cứng hơn. Làn da của bé yêu trong giai đoạn này vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ rõ ràng hơn theo thời gian. Đầu của thai nhi lúc này chiếm khoảng một nửa kích thước của cơ thể.
10. Tuần 12 của thai kỳ
Bàn tay của thai nhi đã phát triển nhanh hơn so với bàn chân. Thai nhi trong tuần thứ 12 đã di chuyển xung quanh tử cung của bạn. Nhưng bạn có thể vẫn chưa cảm thấy rõ sự di chuyển của con yêu. Lúc này, thai nhi dài khoảng 5.334 cm và nặng khoảng 14g.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa? Các mẹo dân gian biết trai hay gái
11. Tuần 13 của thai kỳ
Tuần 13 của thai kỳ là thời điểm bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai của bạn đấy nhé. Giai đoạn này, thai nhi sẽ có sự phát triển nhanh chóng. Các cơ quan trong cơ thể được hình thành đầy đủ và tiếp tục phát triển. Trên siêu âm, bạn có thể quan sát được âm thanh giống như hơi thở và tiếng nuốt của em bé.
12. Quá trình mang thai tuần thứ 14
Thai nhi 14 tuần tuổi bắt đầu cử động mắt. Mũi và vị giác của thai nhi cũng đang phát triển. Da của con yêu bắt đầu dày lên và các nang lông dưới da bắt đầu hình thành. Thai nhi trong lúc này đã biết mở tay, nắm tay và đưa tay lên miệng rồi nhé.
13. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 15 thai kỳ
Thai nhi khi được 15 tuần đã bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Con yêu đã biết nhào lộn xung quanh bên trong tử cung của người mẹ. Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu cảm nhận được sự di chuyển của con yêu ở trong bụng. Xương của thai nhi đang phát triển chắc khỏe và bạn có thể nhìn thấy con khi siêu âm. Thận của bé đã tạo ra nước tiểu và tim đã bắt đầu bơm máu nuôi cơ thể.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi
14. Tuần 16 của thai kỳ
Mí mắt, môi trên và tai của thai đã phát triển trong tuần thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, con yêu của bạn đã có thể nghe thấy những gì bạn nói. Vì thế, bạn hãy nói chuyện hoặc hát cho con nghe bao nhiêu tùy thích. Thai nhi 16 tuần có chiều dài khoảng 11.43cm và nặng khoảng 100g.
>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai theo tuần thứ 16 & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu
15. Tuần 17 của thai kỳ
Khi bước vào tuần 17 thai kỳ, thai nhi bắt đầu được nạp thêm chất béo vào cơ thể. Chất béo cung cấp năng lượng, giúp thai nhi giữ ấm cơ thể sau khi chào đời. Giai đoạn này, vernix cũng xuất hiện trên da của thai nhi. Đây là một lớp sáp hoặc chất nhờn không thấm nước được phủ trên da. Lớp phủ này giúp bảo vệ làn da của thai nhi suốt quá trình ở trong bụng mẹ.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 17 tuần sao không thấy máy? Liệu có nguy hiểm không?
16. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 18
Vào tuần 18 thai kỳ, thai nhi sẽ trải qua chu kỳ thức và ngủ. Mẹ ghi nhớ chỉ cần một tiếng động lớn hay sự chuyển động của bạn cũng có thể đánh thức bé yêu khi đang ngủ. Làn da của thai nhi đã bắt đầu có lông tơ. Đây là lớp lông mịn, mềm giúp giữ ấm cho bé khi còn trong bụng mẹ.