Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không?

Nấc là hiện tượng hết sức bình thường của trẻ sơ sinh. Hiện tượng này sẽ dần dần giảm khi bé bước sang tháng thứ 4-5. Khi đó cơ hoành đã làm việc tốt hơn theo độ tuổi phát triển của bé.

Trong trường hợp trẻ bị nấc quá lâu, tần suất nhiều và có cả hiện tượng nôn mửa đi kèm thì mẹ cần hết sức lưu ý. Tốt nhất nên dẫn con đi khám để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc

– Trẻ không được giữ ấm đúng cách, bị trào ngược khí

– Do trẻ uống sữa không đúng cách. Khi uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại không tiêu hóa được. Hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thể lưu thông. Kéo theo đó, chức năng dạ dày của bé bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây ra nấc

– Do trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền, gây nghẹt thở. Tuy nhiên tình trạng nấc cụt này chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút rồi cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc.

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là cách chữa nấc đơn giản cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo:

– Cho con uống nước liên tục: Cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.

– Đánh lạc hướng: Để con tạm quên đi cơn nấc, mẹ có thể di dời sự chú ý của bé bằng đồ chơi hay cùng bé chơi một trò chơi, chẳng hạn như ú òa.

– Massage lưng bé: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng trẻ trong vài phút sẽ giúp cơ hoành được thư giãn đồng thời giảm các cơn nấc. Khi massage, mẹ hãy vuốt theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai. Để có tác dụng tốt nhất, mẹ hãy đặt bé ngồi thẳng nhé.

– Để nấc tự hết:Thông thường, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé.

– Thay đổi cách cho con bú: Nếu bé hay bị nấc sau khi mẹ vừa cho bú xong thì chứng tỏ cách cho con bú của mẹ chưa đúng, về tư thế, cách ngậm ti, cách cầm bình,… nên khiến bé nuốt phải nhiều khí thừa, gây ra tình trạng nấc.

Cần phải giữ đầu bé cao hơn thân mình, miệng ngậm trọn ti (trong trường hợp bé bú mẹ) hoặc giữ bình theo hướng 45 độ khi cho bé bú bình.

Lưu ý: Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Cách ngăn ngừa khi trẻ sơ sinh bị nấc

– Đảm bảo cho trẻ yêu bình tĩnh và yên tĩnh khi ăn. Cho con ăn khi đến giờ, không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn.

– Chia bữa cho con thành nhành lần trong ngày

– Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

– Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

– Giữ con ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi lần ăn

– Sau khi cho bú, tránh đùa với con khiến con cười nhiều

Khi nào cần cho trẻ tới gặp bác sĩ khi trẻ bị nấc?

– Nấc nhiều và liên tục kèm theo nôn không kìm hãm lại được

– Bị trào ngược dạ dày thực quản: Ợ ra chất lỏng, còng lưng sau khi ăn vài phút

– Ngủ cũng nấc cần cho con đi khám

Nhiều cha mẹ thường lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú. Trẻ nấc là một tượng sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ 3 tháng đầu sau sinh. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn nguyên nhân và cách khắc phục chứng nấc. Chúc cho các thiên thần của bạn luôn mạnh khỏe. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà để cập nhật những bí quyết hay và mới mẻ dành cho mẹ và bé nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà theo số Hotline 1900 8083 để được hỗ trợ kịp thời

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×