[SỈ] HẠT GIỐNG SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

✅ Đặc biệt cây đực chỉ có hoa quanh năm, cây cái cho hoa kết thành chùm nho với đường kính trái 4 – 6mm, khi chín có màu trắng đục.

✅ Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn. Hoa đực màu vàng, có 5 -6 cánh, nhị 3. Hoa cái có 6 cánh và 8 – 9 lá noãn. Cây ra ha từ tháng 5 – 7, quả chín vào tháng 8 – 10. Cây trồng chăm sóc tốt có thể ra trái trong màu nắng khoảng tháng 2 – 3 âm lịch. Quả hạch đỏ, dài 7-10 mm, rộng 6-7 mm.

CÔNG DỤNG CỦA SƯƠNG SÂM NÓI CHUNG VÀ SƯƠNG SÂM LÔNG NÓI RIÊNG

Trong ẩm thực: Lào và Isan (đông bắc Thái Lan), lá sương sâm được sử dụng để làm món keng noh mai som ( tiếng Thái là: แกงหน่อไม้ส้ม, một món lẩu chua bao gồm thêm măng, ớt…

– Tại Việt Nam, lá sương sâm được dùng làm thạch và rau ăn.

– Chỉ cần xay, giã nát một lượng loại lá tươi sương sâm với một lượng nước lọc để nguội nhất định, lọc lược sạch. Sau đó để một hai giờ, chất nước này sẽ kết đông và có màu xanh lá cây.

Theo kinh nghiệm, sương sâm có hai loại là sương sâm lông ( lá và dây có lông tơ mịn ) và sương sâm lá láng ( lá trơn nhẵn, không có lông).

– Trong đó sương sâm lông sẽ cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm láng.

Trong chữa bệnh: Theo y học cổ truyền, dây Sâm lông có vị ngọt, đắng, tính mát. Có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, hành ứ, lợi tiểu… trị nóng nhiệt, đầy bụng, chậm tiêu, sỏi tiết niệu, táo bón, mụn nhọt… cực kì hữu hiệu.

– Tài liệu gần đây còn cho biết thêm sâm lông có các alcaloit như Cissamparein, Hayatin, Hayatidin,… Trong vỏ rễ chứa Menismin, Cissamin, Pereirin.

– Hơn nữa trong rễ đã chiết được 1 alcaloit có vị đắng gọi là Cissampelin hay Pelosin với tỷ lệ 0,5%. Năm 1952, từ rễ cây Tiết dê người ta chiết được 1 alcaloit gọi là Hayatin và 1 alcaloit nữa gọi là Hayatinin.

CHUẨN BỊ GIEO TRỒNG CÂY SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa tháng 5 – 6 âm lịch.

Đất trồng: Thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%.

– Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước.

– Để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.

GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG CÂY SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

Đặt hạt dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm từ 7-8h khoảng 30 phút, giúp hạt giống ngủ đông thức tỉnh, sau đó đem ngâm vào nước ấm (6 sôi : 4 lạnh) khoảng 6h cho hạt ngấm nước, chờ mầm hạt phát triển.

Có 2 cách ươm:

Cách 1: Gieo hạt trực tiếp xuống lớp đất giá thể ươm hạt, gồm đất sạch trộn xơ dừa, trấu, đất có độ ẩm và thoát nước tốt.

– Lấp mặt bằng 1 lớp xơ dừa hoặc đất xốp dày khoảng 0,5cm giúp giữ ẩm và làm ấm, tăng tỷ lệ nảy mầm.

– Tưới nước giữ ẩm 1-2 lần/ngày, tránh làm úng gây thối mầm.

Cách 2: Dùng khăn sạch dày hoặc nhiều lớp khăn giấy ướt để ủ.

– Giữ ẩm thường xuyên, sau khoảng 5 – 7 ngày thì kiểm tra hạt nào nảy mầm trước sẽ gieo trực tiếp vào bầu ươm, hạt chưa nảy mầm vẫn tiếp tục ủ.

Lưu ý: Cần ươm nơi râm mát, tưới nước và xịt thuốc diệt nấm định kỳ, sau 2-3 tháng mới đem trồng ra vườn (xịt lần đầu khi cây sương sâm lông rừng đủ 2 lá mầm)

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

– Khoảng cách trồng cây con tùy theo đất tốt hay xấu mà trồng cho phù hợp.

– Duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây. Thời gian đầu khi mới trồng cây con cần che nắng, che mưa cho đến khi cây bỏ ngọn bám vào cọc

– Khi cây ra ngọn nên làm giàn cho cây leo. Làm giàn từ cây tre hoặc làm giàn như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý quấn ngọn định hướng để giúp cây leo dễ hơn.

– Hạn chế việc vun xới đất tránh làm đứt rễ, cây lâu hồi phục và dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục. Sau mỗi đợt thu hoạch lá, bón thêm NPK 16-16-8, phân bón lá vi lượng, hạn chế bón phân đạm.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây sương sâm lông rừng sinh trưởng là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, cây sợ úng, úng sẽ làm cây bị bệnh, nhanh chết.

– Trong trường hợp trồng với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diệp lục sẽ xanh lại.

THU HOẠCH CÂY SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

Từ lúc cây bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 3-4 tháng sau thì có thể thu hoạch được, để lá càng xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho ra sương sâm ngon hơn.

Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc chỉ hái lá làm sương sâm.

CÁCH LÀM THẠCH SƯƠNG SÂM LÔNG RỪNG

❇❇❇ Lá rửa sạch cho vào nước (100gr lá khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch) vò cho nát đến khi ra hết chất nhớt màu xanh, nhanh chóng cho vào 1 muỗng café bột nang mực (đã hòa tan với nước, để lắng) trộn đều lên rồi lược bỏ xác lá, cho vào tô, thau, ly… vớt bọt để khoảng 1 giờ sẽ đông đặc thành thạch sương sâm (nên để trong tủ lạnh sẽ cô đặc hơn).

❇❇❇ Thạch sương sâm có thể ăn riêng với đường cát, cũng có thể phối hợp với nước cốt dừa và nước đường gừng rất thanh mát và hấp dẫn

❇❇❇ Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lá sương sâm lông rừng cũng như kỹ thuật cơ bản gieo trồng thành công loại hạt giống này tại nhà. Liên hệ với chúng tôi, hatgionggiare.com, để được tư vấn và cung cấp hạt giống cây sương sâm lông rừng chất lượng tốt.

Trung tâm giao dịch & chăm sóc khách hàng:

Địa Chỉ: 1107 Trần Phú, Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Hotline: 0867 920 925

Email: hatgionggiare2000@gmail.com