Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng.
Câu nói: “Trẻ mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn” hoàn toàn không có căn cứ nào để chứng minh và cũng không phải sự thật, đây chỉ là câu nói truyền từ miệng người này qua tai người khác. Trẻ mọc răng sớm và chuyện làm ăn của bố mẹ không hề liên quan đến nhau, ngay cả trong quan niệm về phong thủy hay tử vi cũng không đề cập đến.
1. Sự thật trẻ mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn
Câu nói “Trẻ mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn” chỉ là một câu nói thông thường trong dân gian và không có tính chính xác. Trên thực tế, việc trẻ mọc răng sớm mang theo nhiều thay đổi trong cơ thể của bé, gồm:
– Nhu cầu nghiến nứu: Trẻ bắt đầu phát triển khả năng nghiến và nứu thức ăn. Hành vi này có thể dẫn đến bé gặm ngón tay, đồ chơi hoặc các vật dụng khác để giảm cơn ngứa và khó chịu trong lợi.
– Cảm giác mệt mỏi: Quá trình mọc răng có thể gây ra cảm giác khó chịu, ngứa và đau trong khoang miệng của trẻ. Điều này có thể khiến bé trở nên mệt mỏi và không thoải mái.
– Thay đổi tâm lý: Một số trẻ có thể trở nên quấy khóc và khó ngủ hơn do sự khó chịu từ quá trình mọc răng. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian và quan tâm hơn để chăm sóc và an ủi bé.
Quan điểm về việc trẻ mọc răng sớm ảnh hưởng đến tình hình làm ăn của bố mẹ là không có căn cứ, cha mẹ cần đồng hành và đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt cho bé.
2. Trẻ mọc răng sớm là tốt hay xấu
Theo bác sĩ Hạnh, trẻ mọc răng sớm sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào xấu đến sức khỏe, ngược lại đây còn là một điều tốt trong việc ăn dặm của trẻ. Các bé mọc răng sớm, sẽ có khả năng ăn dặm tốt hơn so với trẻ khác.
Vì đã mọc răng nên trẻ hoàn toàn có thể ăn được các món có độ cứng hơn, nhờ vậy việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng được nâng lên.
Vậy nên, phụ huynh không cần phải quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm có phải điều xấu không hay bé có bị ảnh hưởng đến chỉ số IQ không. Thậm chí, mọc răng sớm còn là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển nhanh.
3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng sớm
Nếu bé yêu của bạn có dấu hiệu mọc răng sớm, hãy chăm sóc cho trẻ kỹ lưỡng hơn để răng mọc lên bình thường và cũng giảm bớt triệu chứng khó chịu.
– Massage nướu: Giúp làm giảm sưng nướu và sự khó chịu hơn cho bé. Trước khi thực hiện hãy rửa tay sạch sẽ, sử dụng ngón tay nhẹ nhàng massage nướu cho bé.
– Lau sạch nước dãi trên mặt: Đây chính là nguyên nhân khiến bé nổi mẩn ngứa. Hãy dùng khăn mềm, ẩm để lau sạch nước dãi trên mặt cũng như ở cổ của trẻ.
– Cung cấp đồ cắn nướu: Cung cấp cho trẻ các đồ chơi cắn nướu dành riêng để giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trong miệng. Ưu tiên các đồ chơi mềm, silicon hoặc bình sữa có núm ti dẻo.
– Cung cấp thức ăn mềm và mát: Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn. Nên hãy ưu tiên các món mềm và mát, vừa dễ ăn vừa giảm bớt được cảm giác khó chịu.
– Hạ sốt: Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ hãy lau người bằng nước ấm, chườm ấm hoặc chườm mát. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa.
– Uống nhiều nước: Hãy cho bé uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã bị mất do bị tiêu chảy khi mọc răng.
– Vệ sinh miệng: Dù bé mới có dấu hiệu mọc răng hay đã mọc, hàng ngày cha mẹ nên vệ sinh miệng cho bé bằng khăn mềm hoặc dụng cụ chuyên dụng. Nhờ vậy sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại dễ gây ra viêm nhiễm trong quá trình trẻ mọc răng.
4. Câu hỏi liên quan đến vấn đề trẻ mọc răng sớm thường gặp
4.1. Trẻ mọc răng sớm nhất là vào lúc mấy tháng
Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh, trẻ mọc răng sớm nhất có thể từ tháng thứ 3 trở đi. Còn thông thường chiếc răng đầu tiên sẽ mọc vào lúc trẻ 6 – 8 tháng tuổi.
Trên thực tế, có một số trẻ vừa sinh ra đã mọc răng nhưng đây là trường hợp rất hiếm với tỷ lệ là 1/30.000.
4.2. Trẻ mọc răng sớm có phải tình trạng thừa canxi không
Thực chất, trẻ mọc răng sớm không phải là dấu hiệu thừa canxi. Bởi canxi dù là chất quan trọng trong quá trình phát triển răng, nhưng việc trẻ mọc răng sớm hay muộn lại không phụ thuộc quá nhiều vào lượng canxi có sẵn trong cơ thể.
Hơn nữa, trẻ bị thừa canxi sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:
– Trẻ bị táo bón.
– Mệt mỏi, biếng ăn.
– Buồn nôn.
– Đau nhức chân tay.
– Đi tiểu nhiều.
Hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu trên để được kiểm tra cũng như tư vấn cụ thể hơn về phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, trẻ mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn là quan niệm không đúng. Bố mẹ không nên tin vào những điều như vậy, thay vào đó hãy chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất trong quá trình mọc răng.