Chứng đau lưng khi mang thai vốn đã khiến mẹ bầu khó chịu, kết hợp thêm tư thế ngồi này càng làm tăng thêm áp lực lên lưng. Ở công sở hay ở những quán cà phê và cả ở nhà, mẹ không nên chủ quan ngồi không tựa lưng mà cần chủ động để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
3. Bà bầu ngồi gập bụng có sao không?
Bà bầu ngồi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu ngồi gập lưng cũng một phần hệ lụy do ngồi lâu mà bị mỏi lưng. Mẹ đã có câu trả lời bầu ngồi nhiều có sao không thì bầu ngồi gập lưng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ.
Tuy rất ít mẹ bầu ngồi theo tư thế gập bụng về phía trước thường xuyên vì khá khó chịu nhưng vẫn có những mẹ ngồi gập người về phía trước vì một vài lý do nào đó. Mẹ nên biết, tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng vừa khiến cho mẹ bầu thấy rất không thoải mái lại gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực, đè nén lên cơ thể mong manh của bé và khiến lồng ngực để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể vốn còn non nớt của con.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những món ăn cần tránh khi mang thai mẹ bầu nên ghi nhớ
4. Những tư thế bà bầu nên tránh: Ngồi bắt chéo chân
Đây là thói quen của nhiều bà bầu công sở. Nếu đang làm điều này mỗi ngày, ngay lập tức mẹ cần thay đổi vì ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai. Cẩn trọng không thừa mẹ nhé.

5. Ngồi buông thõng vai
Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc “quá tải”. Thôi ngay thói quen này nếu không muốn bị đau lưng nhiều hơn, bầu nhé!
6. Tư thế ngồi của bà bầu: Ngồi xổm
Không chỉ thắc mắc bầu ngồi nhiều có sao không, nhiều mẹ còn muốn biết bầu ngồi xổm được không. Đây là tư thế gây hại rất nhiều cho thai nhi.
Khi bụng bầu ngày càng lớn lên, bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực lên bàng quang.