Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Có mấy loại tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rối loạn về chuyển hóa các chất đường bột, làm cho lượng đường trong máu tăng cao do thiếu insulin( đây là một chất do tụy tạng tiết ra).

Bệnh tiểu đường có 2 dạng, tiểu đường Type 1 và tiểu đường Type 2:

Type 1: Tuyến tụy không thể sản sinh Insuline, phương pháp điều trị là phải tiêm Insulin

Type 2: Tuyến tụy sản sinh ra Insulin nhưng cơ thể kháng lại khiến Insulin không còn hiệu quả, không chuyển hóa được chất đường bột. Tiểu đường Type 2 là dạng tiểu đường phổ biến hiện nay.

Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai

Bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu có một trong các yếu tố sau đây:

– Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi

– Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường típ 2

– Bạn bị thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai

– Bạn từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước

Hậu quả của căn bệnh tiểu đường thai kỳ

– Có nguy cơ mổ lấy thai do thai to

– Bị phù

– Tăng huyết áp

– Bị chuyển biến thành đái tháo đường Type 2

– Tiền sản giật

– Đa ối

– Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu

– Nguy cơ dị tật bẩm sinh

– Trẻ sinh ra bị vàng da kéo dài, hạ canxi máu, nhiễm trùng đường huyết…

Tuy nhiên, các mẹ bầu đừng quá lo lắng về căn bệnh này vì có đến 90% trường hợp mắc bệnh nhờ có chế độ ăn uống vận động hợp lý mà đến giai đoạn sinh nở mẹ tròn con vuông.

Trong quá trình mang thai, tất cả các bác sĩ đều yêu cầu mẹ xét nghiệm chỉ số đường huyết từ tuần 24-tuần 28 của thai kỳ. Các mẹ nên chú ý các chỉ số xét nghiệm dưới đây để biết mình có bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu không có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi.. sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để có thể phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hãy tham khảo những nguyên tắc sau:

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ làm lượng đường điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu. Cần luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút… Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày.

Ăn uống là một trong những biện pháp phòng bệnh tiểu đường khi mang thai hiệu quả. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Không bỏ bữa cũng như kiểm soát số lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin, vì vậy bạn cần lưu ý không để cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng (mẹ và con không tăng trên 12-14 kg). Nếu cần thiết, bạn nên giảm cân trước khi mang thai đẻ quá trình thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.

Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ này cần được các mẹ bầu lưu ý. Trong thời gian thai nghén, bầu bì, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Không những thế, tâm trạng phải luôn thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, stress, buồn chán.

Kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, phòng tăng huyết áp, không được phù nề chân tay mặt… theo dõi kịp thời những biến động của cơ thể để có thể phòng ngừa và có biện pháp chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, đa ối, xuất huyết sau sinh, tăng nguy cơ sinh mổ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Có thể nói, tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh căn bệnh này. Đặc biệt, bệnh có thể có hướng xử trí phù hợp nếu được phát hiện sớm và kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà cung cấp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn kịp thời,

Mọi thông tin chi tiết vui lòng gọi vào số Hotline 1900 8083 để được hỗ trợ nhanh chất

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Related Posts

Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bệnh có thể gây ra nhiều…

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

Tiểu đường thai kỳ là mối quan ngại của rất nhiều chị em phụ nữ. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là…

Chuyên gia tư vấn các cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi glucose trong máu tăng cao, triệu chứng của bệnh thường tiến triển ẩm thầm và có thể gây ra nhiều biến…

Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chỉ số đường huyết tăng cao là dấu hiệu của tình trạng đái tháo đường khi mang thai Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đái tháo…

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

“Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ” do Bộ Y tế ban hành ghi nhận, khảo sát của các bệnh…