Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát chỉ số đường huyết và phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, được biết đến là vấn đề sức khỏe mà các mẹ bầu có thể mắc phải trong quá trình mang thai. Mẹ bầu được chẩn đoán xác định bị tiểu đường thai kỳ khi kết quả xét nghiệm là:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dL
  • Chỉ số đường huyết đo bất kỳ ≥ 200mg/dL
  • Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính

Tình trạng này có thể được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần.

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé:

1. Đối với mẹ

Nếu tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát kịp thời, có thể gây ra một số tai biến nguy hiểm cho mẹ:

Cao huyết áp

Khi bị tiểu đường, khả năng co giãn của mạch máu giảm trong khi lưu lượng máu lưu thông tăng, cơ thể cũng thay đổi cách quản lý isulin do vậy dễ kéo theo huyết áp tăng. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ bị cao huyết áp hơn các thai phụ bình thường.

Tỷ lệ thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiền sản giật khoảng 12%, cao hơn so với thai phụ không bị tiểu đường thai kỳ. Chính vì thế, việc theo dõi cân nặng, đo huyết áp, tìm protein niệu trong nước tiểu là những việc cần thiết trong quá trình khám thai.

Tìm hiểu thêm: Tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm mẹ bầu nên chú ý

Sinh non

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn so với trường hợp không bị tiểu đường thai kỳ. Các nguyên nhân dẫn tới sinh non có thể do kiểm soát lượng đường huyết muộn, nhiễm trùng đường tiết niệu, đa ối, tiền sản giật,…

Đa ối

Đái tháo đường làm tăng lượng dịch ối. Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thai thứ 26 – 32 của thai kỳ. Khi lượng dịch ối nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

Sẩy thai và thai lưu

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, trường hợp thai phụ bị sảy thai liên tiếp cần được kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên.

Nhiễm khuẩn niệu

Nếu thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được lượng đường huyết sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Đây là tình trạng không có triệu chứng lâm sàng, nhưng lại khiến cho đường huyết của thai phụ mất cân bằng, cần được điều trị. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó kéo theo các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối,…

Ảnh hưởng về lâu dài

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao diễn tiến sang tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, nữ giới bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao có thể mắc lại vào những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ tăng cân, béo phì sau sinh nếu như không có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

2. Đối với con

Đái tháo đường nếu không được kiểm soát cũng gây ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị tiểu đường giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, thai lưu, sảy thai tự nhiên, thai dị tật (những thay đổi này chủ yếu xảy ra ở tuần thai thứ 6, thứ 7). Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tiểu đường thai kỳ khiến tăng tiết insulin của thai nhi, khiến thai tăng trưởng quá mức, gây ra một số biến chứng dưới đây:

Tăng trưởng quá mức và thai to

Thai tăng trưởng quá mức là do hậu quả của việc vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng đường kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức.

Có thể bạn quan tâm: Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Bệnh lý đường hô hấp Hội chứng nguy kịch hô hấp

Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó phổ biến là Hội chứng nguy kịch hô hấp. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm tỷ lệ 10% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường thai kỳ.

Tăng hồng cầu

Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

Vàng da sơ sinh

Tăng phân hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh chiếm khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.

Các ảnh hưởng lâu dài

Về lâu dài, trẻ được sinh trong thai kỳ đái tháo đường có nguy cơ béo phì, khi lớn sớm mắc đái tháo đường tuýp 2, rối loạn tâm thần – vận động.

Một số trường hợp xấu, tiểu đường thai kỳ trở nặng làm trẻ có thể tử vong sau sinh.

Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Nhóm thực phẩm nên ăn

1. Thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào. Protein tham gia vào các hoạt động trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu chất đạm của mẹ cao hơn, giúp đảm bảo cho sự hình thành và phát triển cơ thể của trẻ. Mẹ bầu cần bổ sung tỉ lệ đạm trong 1 khẩu phần ăn là 13 – 20% tổng năng lượng.

Trong các bữa ăn, mẹ bầu cần kết hợp bổ sung cân đối lượng đạm nguồn gốc động vật và thực vật.

Nguồn đạm động vật đến từ thịt bò, cá, trứng, tôm, cua, sữa chua, sữa,…

Nguồn đạm thực vật đến từ: các loại đậu như đậu nành, đậu Hà lan hoặc các loại hạt như vừng, lạc,…

2. Thực phẩm có chất béo không bão hòa

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chất béo, đặc biệt là chất béo không bão hòa (chất béo tốt) có ý nghĩa lớn trong quá trình mang thai và cho con bú. Chất béo tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não của thai nhi, đảm bảo chất lượng sữa của mẹ.

Nhu cầu chất béo bổ sung được khuyến nghị từ 25 – 30% tổng năng lượng, cân đối về tỉ lệ giữa chất béo nguồn gốc động vật với tổng năng lượng đến từ chất béo (không vượt quá 60%).

Mẹ bầu cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm cung cấp chất béo tốt như: dầu thực vật (dầu oliu, vừng, lạc,…), các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu,…), các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều,…). Tuy nhiên, các loại cá biển có nguy cơ nhiễm thủy ngân (không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé), do vậy mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, chế biến cẩn thận và có kế hoạch bổ sung phù hợp, dù tốt cũng không ăn quá nhiều.

3. Tăng cường chất xơ, chất khoáng, vitamin

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và kiểm soát đường huyết., giúp cơ thể giải phóng năng lượng hiệu quả hơn.

Chất khoáng giúp duy trì chức năng của hệ xương, hệ thần kinh và các cơ quan.

Vitamin chiếm một lượng nhất nhỏ trong cơ thể nhưng có vai trò rất lớn, giúp duy trì sự sống và phục vụ các hoạt động thường ngày. Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin, do đó cần được bổ sung từ thực phẩm, các loại viên uống tổng hợp.

Bổ sung tăng cường rau củ, trái cây tươi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Năng lượng được đưa đến hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển của trẻ, phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung vừa phải các loại trái cây nhiều đường như mít, xoài, nhãn,…

Đọc thêm: Những vitamin và khoáng chất thường thiếu trong quá trình mang thai

4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Carbonhydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung khoảng 45 – 50% tinh bột/ khẩu phần ăn. Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức,… để thay thế cho gạo trắng (có chỉ số đường cao).

Các loại carb tinh chế (đã qua quá trình xay xát, cắt tạo hình khuôn, sử dụng các hóa chất để làm trắng, tạo màu, bảo quản) như bún, phở, miến, bánh mì,… nên hạn chế sử dụng.

Thứ tự ăn ưu tiên ăn rau xanh trước, sau đó tới thịt, cá,… rồi tới cơm sau cùng. Việc này vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, vừa giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

Nhóm thực phẩm mẹ nên kiêng

  • Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: Bánh kẹo, kem, chè, mứt, trái cây nhiều đường, tinh bột tinh chế, nước ngọt đóng chai, nước có gas,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao: Thịt nguội, xúc xích, đồ ăn đóng hộp, mì gói,… Lượng natri nạp vào cơ thể cần dưới 6g/ ngày.
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu: Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, phomai,…
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Rượu bia, cà phê, chè đặc,…

Gợi ý thực đơn giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Dưới đây là thực đơn 1 tuần Procarevn.vn gợi ý, mẹ bầu có thể tham khảo, có thể thay đổi thực đơn mẫu bằng các thực phẩm có giá trị tương đương phù hợp:

Bữa sáng (7-8h) Bữa ăn nhẹ (10h) Bữa trưa (11h30-12h30) Bữa ăn nhẹ (16h) Bữa tối (18h30-19h30) Bữa ăn nhẹ (21h) Ngày 1

  • 2 lát bánh mì nguyên cám nướng
  • 1 quả trứng luộc
  • 1 bát con cháo yến mạch
  • 1 chén cơm gạo lứt
  • Ức gà nướng
  • Salad rau, cà chua bi + dầu oliu.
  • 240ml Sữa không đường
  • 1 lát bánh mì nho
  • 1 phần ức gà nướng
  • bánh mì ngũ cốc
  • ½ chén khoai lang nướng
  • 1 chén salad
  • 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 2

  • 1 bát con cháo yến mạch
  • 1 ly sữa không đường
  • 1/2 trái táo
  • Bơ đậu phộng
  • 1 chén cơm gạo lứt
  • 1 chén bông cải luộc
  • Thịt bò lúc lắc
  • Súp bí đỏ
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • 1 chén cơm gạo lức
  • Cá hồi áp chảo
  • Canh rau muống nấu sấu
  • Trái cây ít đường
  • 1 chén súp ngô gà nấm

Ngày 3

  • 2 quả trứng luộc
  • 1 bắp ngô nhỏ
  • ⅓ quả bơ + 1 phần salad rau
  • 3 chiếc bánh quy ngũ cốc không đường
  • 1 trái chuối
  • 1 phần ức gà nướng
  • 1/2 củ khoai lang luộc
  • Salad rau trộn
  • 1 chén sữa chua mix các loại hạt
  • 1 chén cơm gạo lứt
  • Gà nướng
  • Canh bầu nấu ngao
  • 1 chén kiwi + dâu tây
  • 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 4

  • 2 quả trứng ốp la
  • 1 chén thanh long ruột đỏ
  • 2 lát bánh mì nguyên cám
  • ½ quả bơ
  • 1 chén cơm trắng
  • Canh rau mồng tơi nấu ngao
  • Thịt nạc hấp
  • 1 ly sinh tố chuối
  • 1 chén cơm mix các loại đậu
  • Sườn nấu su hào
  • Tôm rang
  • 1 trái táo đỏ
  • 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 5

  • 1 bát cháo thịt bò (40g thịt bò, 60g gạo tẻ, 150g rau cải)
  • 1/2 trái táo
  • 1 chén các loại hạt
  • 1 ly sữa tươi không đường
  • 1 chén cơm trắng
  • Tôm nướng
  • Canh rau cải nấu thịt nạc
  • 1/2 củ khoai lang
  • 1 tô miến nấu gà
  • 1/2 chén khoai lang
  • 1 chén salad tôm
  • 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 6

  • 1 bát bún gạo lức thịt bò
  • 1/2 trái kiwi
  • 1 ly sinh tố bơ không đường
  • 1 chén cơm mix đậu các loại
  • 1 ly sữa hạnh nhân
  • 1 miếng cá hồi nướng
  • Bánh quy hạt chia
  • 1 chén cơm gạo lức
  • Thịt gà luộc
  • Canh bí nấu nước luộc thịt gà
  • 1 chén thanh long ruột đỏ
  • 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 7

  • 1 chén sữa chua mix hạt điều, hạt nhân
  • 1 chén dâu tây
  • 1 hộp sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • 1 tô phở gạo lứt thịt bò
  • 1 lát bánh mì ngũ cốc
  • 1 chén thanh long ruột đỏ
  • Bánh mì nguyên cám
  • 1 chén cơm
  • Canh cua nấu mồng tơi
  • Thịt nạc hấp cơm
  • 1 quả trứng ốp lết
  • 2 quả roi đỏ
  • 1 chén súp tôm ngô

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng để phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì khi mang thai sẽ dẫn tới một loạt các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non,…

Việc bổ sung dinh dưỡng cần khoa học, không nên ăn quá nhiều dẫn tới dư thừa chất gây tăng cân mất kiểm soát, trong khi em bé lại không thể hấp thụ nhiều, từ đó dẫn tới nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Trong các lần khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của mẹ và bé để có sự điều chỉnh về chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

Có chế độ vận động phù hợp

Bên cạnh chế độ bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, chế độ vận động cũng là yếu tố cần thiết đảm bảo cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích phụ nữ mang thai nên dành ra 30 phút vận động nhẹ nhành mỗi ngày như: đi bộ, tập yoga,… Tập thể dục cũng là cách để mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng hơn, tiêu thụ lượng đường nạp vào cơ thể, kiểm soát rối loạn chuyển hóa mỡ máu, giảm đề kháng insulin, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ,…

Đặt lịch khám sức khỏe, kiểm tra lượng đường huyết đều đặn

Khám thai đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ vừa có thể giúp bạn gặp được em bé của mình qua hình ảnh siêu âm, vừa giúp theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của hai mẹ con, đảm bảo sự phát triển tốt nhất, kịp thời phòng ngừa hoặc loại bỏ những nguy cơ nguy hiểm trong đó có tiểu đường thai kỳ.

Các chuyên gia y khoa cũng nhấn mạnh rằng không có biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ tuyệt đối. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh chắc chắn sẽ giảm đáng kể nếu bạn duy trì thực hiện thói quen và lối sống lành mạnh trước và trong quá trình mang thai. Các thai phụ cũng nên xét nghiệm đường huyết từ 4 – 12 tuần sau khi sinh để theo dõi khả năng phát triển bệnh đái tháo đường.

Trên đây là tất cả những thông tin về sự nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ và chế độ ăn uống phù hợp giúp mẹ bầu có thể phòng tránh đái tháo đường thai kỳ. Chúc mẹ bầu và em bé có thai kỳ an toàn, khỏe mạnh!

Related Posts

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Có mấy loại tiểu đường? Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rối loạn về chuyển hóa các chất đường bột, làm cho lượng đường trong máu…

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên biết

Tiểu đường thai kỳ là mối quan ngại của rất nhiều chị em phụ nữ. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là…

Chuyên gia tư vấn các cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi glucose trong máu tăng cao, triệu chứng của bệnh thường tiến triển ẩm thầm và có thể gây ra nhiều biến…

Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chỉ số đường huyết tăng cao là dấu hiệu của tình trạng đái tháo đường khi mang thai Đái tháo đường thai kỳ là gì? Đái tháo…

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

“Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ” do Bộ Y tế ban hành ghi nhận, khảo sát của các bệnh…