Nội dung
I. Bà bầu bị nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người bị bệnh gì?
II. Nguyên nhân bà bầu bị mẩn ngứa khi mang thai
III. Nổi mẩn đỏ trên da khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
IV. Khi nào bà bầu bị mẩn ngứa nên đi khám
V. Mẹo hay giúp bà bầu hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người
Trong thời kỳ mang bầu, không ít bà bầu gặp tình trạng như da phát ban đỏ, mề đay, mẩn ngứa khắp người, đặc biệt là vùng bụng, tay, chân, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Kèm theo đó, bà bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy. Một số biểu hiện hay gặp có thể kể đến như trên da xuất hiện những nốt sần đỏ, có màu hồng hoặc màu đỏ nhạt. Ban đầu những nốt mẩn ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da sau đó lan ra khắp người và tập hợp thành từng mảng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bà bầu nào. Tuy nhiên nó sẽ xuất hiện nhiều với những bà bầu lần đầu mang thai hoặc mang song thai. Bà bầu không nên quá lo lắng bởi tình trạng dị ứng khi mang thai có thể tự khỏi sau sinh.
Tình trạng mẩn ngứa trên da bà bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đo, một số nguyên nhân phổ biến như:
- Rối loạn nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi rất lớn về nội tiết tố trong cơ thể. Sự sản xuất, kích thích của nội tiết estrogen, progesterone và androgen có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống lông, tóc, móng, làn da của người mẹ. Đồng thời, việc tăng nội tiết cũng gây kích thích tăng sinh tế bào hắc tố, gia tăng quá trình sản xuất proopiomelanocortin, khiến mẹ dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa da.
- Dị ứng với các thực phẩm chức năng: thông thường khi mang thai, bà bầu bổ sung từ 1 hoặc nhiều loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp để bồi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, với sự bổ sung đột ngột các chất dinh dưỡng với hàm lượng lớn sẽ khiến cơ thể bầu “hơi bất ngờ” và có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa khi mang bầu.
- Dị ứng thực phẩm: Mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất hoặc dư thừa chất cũng dễ bị nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, thời kỳ này, các mẹ rất hay bổ sung đa dạng hạt dinh dưỡng như đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, mắc ca,… Đây cũng là món ăn dễ gây dị ứng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trên da.
- Ứ mật trong gan: mật có chức năng di chuyển qua ống mật vào ruột non. Trong quá trình này, gan có chức năng đào thải và thanh lọc các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chúng bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ứ mật trong gan. Điều này gây ra hiện tượng ngứa da, đi kèm theo đó là các biểu hiện như: mệt mỏi, da khô,…
- Thai phụ có tiền sử mắc các bệnh về da: Nếu bạn là người có làn da kích ứng hay đã từng mắc bệnh lý về da thì khi mang bầu tình trạng xuất hiện mẩn ngứa trên da cao hợp với đối tượng khác. Bởi cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ yếu hơn so với thông tường. Các virus gây hại sẽ có cơ hội tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể bà bầu, dẫn đến tình trạng nổi mề đay và mẩn ngứa.
- Viêm nang lông: Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai nhưng rất dễ gặp ở bà bầu với biểu hiện gồm ngứa và nổi sần đỏ. Viêm nang lông dễ gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Viêm da bọng nước: Ban đầu, viêm da mọng nước chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu. Sau đó, những mụn nước này có thể lan ra nhiều bộ phận khác như tay, lưng và gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm da bọng nước thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị mẩn ngứa trên da như thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, bào thai lớn nhanh, do cơ địa…
Dị ứng, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay khi mang thai rất dễ gặp trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc mẩn ngứa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không, còn phụ thuộc rất nhiều về nguyên nhân khởi phát bệnh. Vì vậy, nếu bị mẩn ngứa kéo dài và gây khó chịu với cuộc sống thường ngày, bà bầu nên đi thăm khám bác sĩ để có thể chẩn đoán được chính xác nhất tình trạng bệnh.
Thông thường, các trường hợp bà bầu bị mẩn đỏ hay mề đay đều không gây hại đến sự phát triển của thai nhi và sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài và cần đến thuốc điều trị, mẹ bầu cần có sự kê đơn và thăm kháng kỹ càng từ bác sĩ.
Trong trường hợp, mẹ bầu bị mẩn ngứa do ứ mật ở gan thì đây là trường hợp rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc thiếu máu sau sinh. Bên cạnh đó, bà bầu nổi mề đay nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm tử cung. Từ đó, ảnh hưởng đến nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, khiến bé chậm phát triển cũng như gây ra một số dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hen suyễn,…
Tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khi mang thai xuất hiện ở rất nhiều bà bầu. Vì vậy, chúng ta thường hay chủ quan với tình trạng bệnh trên. Dù mẩn ngứa ở bà bầu không nguy hiểm nhưng nó rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó khó phát hiện.
Nếu bà bầu mẩn ngứa đi kèm với những biểu hiện sau thì hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân:
- Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.
- Bị phát ban và sốt: có thể mắc chứng thủy đậu, herpes.
- Bị ngứa trong thai kỳ đi kèm với tổn thương ngoài da: có thể mắc chứng chàm, vảy nến…
- Bị ngứa trong thai kỳ kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Mẩn ngứa gây nên nhiều phiền toái với cuộc sống sinh hoạt của bà bầu. Các nốt mẩn ngứa nhìn không thẩm mỹ và khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số mẹo làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mẹ bầu có thể tham khảo:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm giúp cơ thể loại bỏ được vi khuẩn và giúp cơ thể thư giãn hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn sữa tắm có thành phần lành tính, nhẹ dịu làn da. Hoặc bà bầu có thể lựa chọn một số nước tắm tự nhiên như trà xanh giúp da loại bỏ vi khuẩn và không gây kích ứng.
- Tránh tắm dưới vòi nước nóng lâu hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Bởi, nó sẽ khiến làn da của bạn bị khô và càng cảm thấy tình trạng ngứa tồi tệ hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát: sẽ hạn chế sự tác động của quần áo vào da, khiến bà bầu cảm thấy đỡ ngứa hơn. Bên cạnh đó, quần áo rộng rãi, khô thoáng sẽ giúp các vết ngứa nhanh lành hơn.
- Không gãi nên vùng da bị ngứa: dù các cơn ngứa khiến bà bầu khó chịu nhưng nếu gãi ngứa sẽ trực tiếp làm tổn thương đến vùng da yếu, không tốt cho da bạn. Nếu cơn ngứa xảy ra thường xuyên, và khó để kiềm chế mẹ bầu có thể chườm lạnh vùng ngứa một thời gian.
- Bổ sung nhiều nước: nước không chỉ cấp ẩm cho da từ bên trong mà nó còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cơ thể trao đổi chất cung như thải độc. Bổ sung nước đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ bầu được ổn định, cân bằng độ ẩm cho da cũng như hạn chế tình trạng mẩn ngứa.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh các thực phẩm cơ thể có tiền sử dị ứng: chế độ ăn uống của bà bầu yêu cầu rất cao về sự ngon miệng và đủ chất. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với bản thân sẽ giúp bà bầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ và tránh được tình trạng dị ứng da cũng như ngộ độc thức ăn.
Lời kết: Như vậy, với những thông tin được chia sẻ, bà bầu đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu bị nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người bị bệnh gì?” Cũng như hiểu hơn về tình trạng bệnh lý trên. Chúc bà bầu có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bản thân tốt hơn trong thai kỳ.
>>>Đừng quên theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.