Trong bài viết Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những chỉ số cụ thể để dựa vào đó có thể so chiếu với con mình. Hãy cùng Meiji theo dõi nhé!
Theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO giúp cho chúng ta thấy được rõ hơn sự thay đổi về cân nặng, chiều cao theo thời gian của trẻ. Trẻ tăng cân vượt chuẩn hay có cân nặng dưới chuẩn đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này.
Cân nặng của trẻ sơ sinh có quan trọng không
Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ nhi khoa có thể xác định xem trẻ sơ sinh có thực sự phát triển tốt hay không hay liệu có vấn đề gì gây ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành sau này của bé hay không.
Dựa vào cân nặng của trẻ khi mới sinh, các bác sĩ có thể chuẩn đoán được nguy cơ mắc một số bệnh của trẻ sau này. Trong trường trẻ có cân nặng hơn 4kg và được sinh ra bởi bà mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Bệnh này có thể cơ thể bé yếu đi và kéo theo một số bệnh khác như suy hô hấp, béo phì, ung thư,…
Trong trường hợp ngược lại, bé sinh ra với cơ thể ốm yếu, nhẹ cân thì có thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc có thể bị thiểu năng, có hệ miễn dịch yếu dễ bệnh,…
Xem thêm: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh mới nhất
Từ những lý do trên, cho thấy việc theo dõi cân nặng của tre rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh. Cơ thể của trẻ phát triển không ngừng, vậy cân nặng như thế nào là chuẩn? Liệu có sự khác biệt giữa bé trai hay bé gái không?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng Meiji tham khảo Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO dưới đây. Đây là bảng tổng hợp đáng tin cậy mà các bậc cha mẹ cần biết để có thể chăm sóc bé.
Trong đó:
- TB (Trung bình): có nghĩa là bé đang phát triển một cách bình thường, giống như các bé khác cùng trang lứa.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ thiếu cân so với mặt bằng trung
- Kết quả trên +2SD: Trẻ thừa cân và chiều cao
Các bậc cha mẹ có thể theo dõi cân nặng vào chiều cao bé theo bảng trên. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá khắt khe về cân nặng của con mà phải dựa vào sự cân bằng giữa chiều cao và cân nặng của bé để bổ sung đúng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con.
Xem thêm: Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
Việc bé thiếu cân khi sinh hay thừa cân khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì?
Do gen di truyền
Cân nặng và chiều cao của trẻ được di truyền từ cha mẹ. Vì vậy, có thể dễ hiểu khi một bà mẹ có cân nặng lớn thì sẽ sinh ra đứa trẻ nặng hơn và ngược lại. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trẻ sẽ thừa hưởng gen di truyền về cân nặng và chiều cao khoảng 23%. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ di truyền nhóm máu, lượng mỡ, đặc điểm cơ thể,.. như cha mẹ mình.
Chế độ ăn uống và sức khỏe của người mẹ khi mang thai
Trong thời kì mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng và là yếu tố quyết định đến cân nặng của bé khi sinh. Nếu bà bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất thì khi trẻ sinh ra sẽ đủ cân và khỏe mạnh. Và ngược lại, nếu mẹ có bệnh và ăn uống không đầy đủ trẻ sẽ ốm yếu và thiếu cân.
Tâm lý và sức khỏe của mẹ trong thời kì cho con bú
Sau khi bé chào đời, nguồn thức ăn chính của bé sẽ là sữa mẹ. Nhưng nếu tâm lý và sức khỏe của mẹ không được ổn định trong thời gian này sẽ khiến lượng sữa và chất lượng sữa không được bảo đảm. Đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ.
Khi người mẹ thoải mái tinh thần và ăn uống một cách đầy đủ và đủ dưỡng chất bé sẽ có nguồn sữa chất lượng từ đó bé có thể hấp thụ và phát triển một cách tốt nhất. Vì thế, sau khi sinh các mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, thường xuyên rèn luyện cơ thể để cải thiện sức khỏe của mình và con.
Xem thêm: Làm thế nào sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Ngoài nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ thì trẻ cần được bổ sung một số dưỡng chất khác khi đến tuổi ăn dặm. Khi này các mẹ nên cho bé ăn theo chế độ và đặc biệt bổ sung canxi, sắt, magie,… hỗ trợ cho sự phát triển của con.
Môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh trẻ cũng rất ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Để có thể phát triển một cách toàn diện, trẻ phải được sống và chăm sóc trong một môi trường trong sạch và đầy ánh nắng. Ánh mặt trời sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, hấp thụ được vitamin D hỗ trợ phát triển khung xương,…
Cách cải thiện cân nặng khi trẻ suy dinh dưỡng
Nếu trẻ sinh ra có cân nặng thiếu thì các tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp bé phải ở lại viện để theo dõi thì hãy yên tâm và đừng quá lo lắng.
Nếu cân nặng của bé không quá ít thì các mẹ có thể có bé về nhà và chăm sóc bé. Tuy nhiên, cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày.
Các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Cho bé ăn nhiều chất trong cùng một bữa.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn nếu bé không chịu ăn và biếng ănăn
- Sử dụng thêm sữa ngoài có nhiều dưỡng chất
- Đối với trẻ ăn dặm các mẹ có thể bày trò để khuyến khích bé ăn.
- Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:
- Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ
- Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ
- Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ
- Hướng dẫn bố mẹ và trẻ cách đánh răng theo từng độ tuổi
Trên đây là bài viết Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO. Meiji hy vọng thông qua bài viết, bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ kịp thời và có những phương pháp chăm sóc, hỗ trợ trẻ hợp lý trong “giai đoạn vàng” này.