Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Nên kiêng ăn gì để không bị sẹo?

Nếu dinh dưỡng của bạn không đủ, các giai đoạn trong quá trình chữa lành vết thương sẽ bị suy giảm. Thời gian để vết thương được chữa lành sẽ lâu hơn và sự hình thành sẹo sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là những loại thực phẩm chính cần tránh trong quá trình chăm sóc vết thương của cơ thể sau khi phẫu thuật hoặc bị thương:

2.1. Đường

Một lượng lớn carbohydrate tinh chế và đường có thể làm suy giảm chất lượng elastin và collagen của bạn (quá trình được gọi là glycation).

Collagen và elastin tạo nên một mạng lưới sợi dày đặc cung cấp cấu trúc, hỗ trợ và tăng độ đàn hồi cho da, đóng một vai trò không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Bằng việc tiêu thụ một lượng lớn đường, bạn có nguy cơ suy giảm elastin và collagen, gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như mô sẹo (còn gọi là sẹo phì đại hoặc sẹo lồi).

Bạn cần lưu ý tránh lượng đường tiềm ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn và các chất làm ngọt nhân tạo.

2.2. Thực phẩm giàu nitrat

Sức khỏe của các mạch máu dẫn đến vị trí vết thương là rất quan trọng trong quá trình chữa lành vì chúng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp làm lành vết thương. Lượng Nitrat dư thừa trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm hỏng các mạch máu này, khiến cho quá trình chữa lành vết thương suy giảm.

Nitrat có nhiều trong thực phẩm như rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng nitrat được tìm thấy trong các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt xông khói hay xúc xích (thường được sử dụng để làm chất bảo quản) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm giàu nitrat không chỉ làm chậm quá trình lành vết thương, dễ dàng để lại sẹo mà còn gây ra chứng xơ vữa động mạch (tích tụ mảng bám trong mạch máu của bạn). Nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu, làm giảm khả năng hạn chế sẹo và tăng cường sản xuất lượng collagen của cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và rối loạn chảy máu.

2.3. Rượu

Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi làn da của bạn sau một vết thương trong phẫu thuật hay chấn thương. Cơ chế đó là làm hỏng các tế bào lót ở dạ dày và ruột khiến các chất dinh dưỡng này không thể vận chuyển qua máu đến vị trí vết thương của bạn.

Rượu còn làm giảm sự hấp thụ của các protein được chuyển đổi thành các axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp collagen tối ưu. Collagen đặc biệt quan trọng trong mỗi giai đoạn chữa lành vết thương vì sự thiếu hụt collagen có thể làm chậm thời gian lành vết thương, làm trầm trọng thêm sự xuất hiện của vết sẹo và ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, K và các vitamin nhóm B rất quan trọng cho quá trình chữa lành vết thương trên da và duy trì tế bào. Tác hại của rượu còn gây ức chế sự hấp thu các vitamin thiết yếu này.

Bên cạnh đó, rượu cũng làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể, đặc biệt là kẽm – một chất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu của mô hạt. Do đó sự thiếu hụt kẽm có thể làm chậm quá trình lành vết thương sau phẫu thuật.

2.4. Caffeine

Caffeine nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh trong quá trình chữa lành vết thương. Trong khi caffeine được biết đến với đặc tính chống oxy hóa mạnh, nó có khả năng cản trở quá trình hồi phục tự nhiên của da. Việc hấp thụ quá nhiều caffeine không chỉ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của làn da bằng cách hút nước khỏi cơ thể. Mất nước khiến da trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn.

Nó cũng có thể hạn chế việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương bằng cách giảm lượng máu do thiếu hydrat hóa. Điều này có thể gây ra tưới máu mô nơi các mô ở cấp độ mao mạch bị thiếu dinh dưỡng. Sự tăng sinh, bám dính và di chuyển của tế bào bị hạn chế, do đó làm tăng thời gian lành vết thương.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×