Kẽm là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của trẻ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn có tác dụng rất tốt trong việc kích thích trẻ ăn ngon miệng và thúc đẩy trẻ phát triển chiều cao.
Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm, hay trẻ biếng ăn có phải do thiếu kẽm hay không… là những câu hỏi thường gặp của các bậc ba mẹ.
Nội dung bài viết
Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
Kẽm được xem là một trong những vi chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ biếng ăn. Việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là giải pháp cần thiết, bởi 2 lý do chính sau đây:
- Vai trò của kẽm trong việc phát triển của trẻ:
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng, vi chất này có tầm ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan và chức năng cơ thể không chỉ của trẻ em mà còn của người lớn. Kẽm giữ vai trò hỗ trợ sản xuất, sinh sản cũng như phân chia tế bào. Trong một chu trình chuyển hóa sinh học, kẽm trực tiếp tham gia vào quá trình phân giải, tổng hợp protein, acid nucleic và những thành phần căn bản khác của sự sống. (1)
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn cần lưu ý gì?
Theo các chuyên gia y tế, kẽm có mặt trong hầu hết các loại tế bào của cơ thể, và tập trung nhiều nhất ở xương và cơ. Việc thiếu kẽm ở trẻ sẽ dẫn đến các tác hại nguy hiểm như: suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, khó thích nghi với các biến đổi, rối loạn sự hình thành xương, dậy thì muộn, chức năng sinh dục bị hạn chế, chiều cao cân nặng không tăng, …
Vậy có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hay không? Các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn sẽ giúp cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng trong khi ăn, thúc đẩy trẻ tăng trưởng chiều cao và hệ miễn dịch tốt hơn.
- Mối liên hệ giữa kẽm với trẻ biếng ăn:
Trong quá trình chuyển hóa, kẽm trực tiếp tham gia vào thành phần cấu trúc, là chất xúc tác cho 100 loại men và tiền men. Tế bào trong cơ thể cần có kẽm, và kẽm tập trung chủ yếu ở xương và cơ. Kẽm giúp tạo nên vị giác và khứu giác, mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy khả năng hấp thụ… (2)
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ chính là chế độ ăn thiếu kẽm, tình trạng thất thoát kẽm do bệnh lý, khả năng hấp thu kẽm tại màng ruột kém. Nếu cha mẹ không kịp bổ sung kẽm cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng nồng độ kẽm giảm cả ở trong máu và mô, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều loại tế bào, đồng thời suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
Những biểu hiện trẻ thiếu kẽm biếng ăn
Giai đoạn sớm
Những biểu hiện thiếu kẽm trong giai đoạn sớm ở trẻ hoàn toàn không đặc trưng, các triệu chứng có thể gặp là biểu hiện của nhiều tình trạng khác nhau:
+ Mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ
+ Biếng ăn, giảm hoặc mất sự ngon miệng, tiêu hóa kém
+ Dễ nhiễm trùng
+ Chậm tăng trưởng chiều cao và thể chất
Đừng lơ là nếu con có những biểu hiện như mệt mỏi, uể oải, kém tập trung
Giai đoạn nặng, toàn phát
Khi trẻ biếng ăn không được bổ sung kẽm đầy đủ và kịp thời, tình trạng thiếu kẽm của trẻ bước vào giai đoạn nặng có thể dẫn đến các biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, từ cấu trúc của các cơ quan bên ngoài đến chức năng của các cơ quan bên trong:
+ Da: Viêm da, da dày sừng, sạm da và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vảy cá).
+ Tóc: Rụng tóc nhiều, nhất là ở phần chân tóc trước trán gây hói, sợi tóc mỏng, dẹt, giảm sắc tố, dễ gãy.
+ Móng: Biểu hiện loạn dưỡng móng như mất bóng, nhăn, có vệt trắng, chậm mọc…
+ Mắt: Giác mạc khô, ngứa, giảm tiết nước mắt.
+ Bán niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh hậu môn, âm hộ…
+ Hệ tiêu hóa: Mất vị giác, biếng ăn, dễ bị tiêu chảy.
+ Hệ miễn dịch: Giảm miễn dịch nên nhiễm trùng tái diễn.
+ Hệ thần kinh: Có thể kích thích hay giảm hoạt động thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động.
+ Hệ sinh dục: Chậm phát triển giới tính, giảm chức năng tuyến sinh dục…
+ Phát triển thể chất: Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc bào thai, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu kẽm trong bào thai có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng bào thai cộng với các biểu hiện tổn thương trên da, lông, tóc, móng.
Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia của Viện Y khoa về Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, lượng kẽm an toàn để bổ sung cho trẻ biếng ăn từ 1 – 3 tuổi là 7mg, và con số này sẽ tăng lên 12mg đối với trẻ từ 4 – 8 tuổi.
Bổ sung kẽm cho bé biếng ăn cũng không nên cao hơn con số trên việc hấp thụ quá liều lượng kẽm cần thiết sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu hay co thắt bụng. Ngoài ra, tiêu thụ kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn đến ngộ độc lâu dài.
Bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ là giải pháp khắc phục tình trạng biếng ăn
Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm dưới dạng thuốc?
Dưới đây là liều điều trị bổ sung đối với trẻ em khi có xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bổ sung khi chưa có những chỉ định của bác sĩ về tình trạng thiếu hay thừa kẽm ở trẻ. Liều lượng bổ sung kẽm được khuyến cáo là từ 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày. Tổng thời gian bổ sung có thể kéo dài từ 2-3 tháng, tùy thuộc vào tình hình thiếu kẽm của trẻ.
Độ tuổi Liều bổ sung hàng ngày Liều tối đa ≤ 6 tháng 2mg/ngày 4mg/ngày 7 tháng – 12 tháng 3mg/ngày 5mg/ngày 1 – 3 tuổi 3mg/ngày 7 mg/ngày 4 – 8 tuổi 5mg/ngày 12 mg/ngày 9 – 13 tuổi 8mg/ngày 23 mg/ngày 14 – 18 tuổi Nam: 11mg/ngày
Nữ: 9mg/ngày
34mg/ngày > 18 tuổi Nam: 11mg/ngày
Nữ: 8mg/ngày
40mg/ngày PN mang thai ≤ 18 tuổi: 12mg/ngày
> 18 tuổi: 11mg/ngày
40mg/ngày PN cho con bú ≤ 18 tuổi: 13mg/ngày
> 18 tuổi: 12mg/ngày
40mg/ngày
Tuyệt đối không được tự ý bổ sung kẽm dưới dạng thuốc cho trẻ, bởi tình trạng thừa kẽm cũng dẫn đến các nguy cơ về chuyển hóa và tăng trưởng nặng nề không kém tình trạng thiếu kẽm.
Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đúng cách
Để kịp thời bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, cha mẹ hãy tham khảo 2 cách phổ biến sau đây:
Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng
BS.CKI Phạm Đỗ Uyên cho biết, kẽm có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như hàu, sò, thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, cua… Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa rất ít chất kẽm, ngoại trừ phần mầm của các loại hạt. Đồng thời, để tối ưu hóa lượng chất kẽm được hấp thu cho trẻ thì khẩu phần ăn nên tăng cường bổ sung vitamin C và giảm các thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng.
Riêng đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ dùng sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn từ các loại thực phẩm giàu kẽm để có thể đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho cả mẹ và bé.
Bổ sung kẽm dưới dạng thuốc
Tuy kẽm mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn càng nhiều thì sẽ càng tốt đối với trẻ. Kẽm chỉ được coi là an toàn nếu trẻ được bổ sung đúng liều khuyến cáo, tức lượng kẽm vào khoảng 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày đối với trẻ.
Cha mẹ cần chú ý không nên tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ em (khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ), đặc biệt là với kẽm liều lượng cao bởi tình trạng thừa kẽm có thể dẫn tới các nguy cơ về rối loạn chuyển hóa và tăng trưởng cho trẻ.
Việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là vấn đề mà các bậc phụ huynh nên quan tâm và thực hiện đúng cách, nghiêm túc. Tốt nhất, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ vấn đề mà trẻ gặp phải, cũng như có thông tin đầy đủ về các sản phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm, từ đó sẽ giúp cha mẹ có được những lựa chọn hiệu quả và chính xác nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần, vì vậy, cha mẹ cần quan sát và kịp thời bổ sung nguồn vi chất quan trọng này cho trẻ.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày của bé, cha mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, selen, crom, vitamin B1… giúp cung cấp đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ. Đồng thời các vi chất thiết yếu này còn tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, BS.CKI Phạm Đỗ Uyên cảnh báo, không phải bất cứ trẻ biếng ăn nào cũng là do thiếu kẽm và cũng cần bổ sung kẽm. Tất cả trẻ thuộc nhóm cần bổ sung kẽm dưới dạng thuốc là những trẻ đã có biểu hiện thiếu kẽm trên lâm sàng, được chẩn đoán thiếu kẽm qua các xét nghiệm hóa sinh, hoặc trẻ có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa thì chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu kẽm (tiêu chảy, bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa…).
Do vậy, các bậc cha mẹ nếu vẫn đang băn khoăn liệu trẻ biếng ăn có phải thiếu kẽm, hoặc có nên bổ sung kẽm ở dạng thuốc hay không, thì tốt nhất nên đưa bé đến khám tại các trung tâm dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp, như đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Trên đây là những thông tin cần thiết và một số lưu ý về việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn mà Nutrihome muốn giới thiệu đến các bậc cha mẹ. Các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại Nutrihome sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn cụ thể cho ba mẹ về dinh dưỡng nói chung và kẽm nói riêng, giúp trẻ cải thiện biếng ăn, tăng trưởng và phát triển tối ưu về chiều cao lẫn thể chất.
Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn. Thông tin được tạo bởi Sữa non Alssafaa Life chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.