Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì: 16 thực phẩm cần kiêng kỵ

Bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì là nỗi trăn trở của nhiều mẹ bỉm lần đầu mang thai. Trên thực tế, 3 tháng giữa là khoảng thời gian rất quan trọng giúp cho thai nhi phát triển nhanh về kích thước. Vì thế, chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng giữa cần đảm bảo phải an toàn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo đúng hàm lượng một cách khoa học để giúp thai nhi phát triển tối ưu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu phụ nữ có thai 3 tháng giữa không nên ăn gì để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Bầu 3 tháng giữa kiêng ăn gì: 6 nhóm thực phẩm không nên ăn

Tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian trẻ phát triển vượt trội về mặt kích thước. Do đó, bất kỳ sự sự rối loạn tiêu hóa nào xảy ra trong giai đoạn này đều khiến thai kỳ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còi xương, chậm phát triển, dị tật bẩm sinh hoặc nghiêm trọng hơn là khiến mẹ bị sinh non, tiền sản giật và lưu thai. Vậy, mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng ngừa tất cả các tình trạng trên, mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần kiêng ăn 6 nhóm thực phẩm sau:

1. Bầu 3 tháng giữa không nên ăn thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn

Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sữa chưa tiệt trùng, rau sống, thịt sống, thịt tái, lòng đỏ trứng sống,… Nguyên nhân là vì trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy yếu khiến cho cơ thể mẹ dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Các loại vi khuẩn thường chứa trong thực phẩm là khuẩn Listeria, Toxoplasma và Salmonella.

Chính vì thế, nếu mẹ bầu ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể được truyền sang thai nhi và gây ra những tổn thương cho sức khỏe, đặc biệt là gây ảnh hưởng tiêu cực đến vùng não bộ non nớt của bé. Không những thuế, nhiễm các loại khuẩn trên còn khiến mẹ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, viêm ruột, tiêu chảy và sốt rét.

2. Thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân

Trong quá trình ăn uống của bà bầu, cần tránh những thực phẩm có nguy cơ chứa thủy ngân cao, bởi vì chất này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu bị phơi nhiễm quá nhiều. Thủy ngân có thể gây ra các biến chứng cho não bộ, thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi. Nghiêm trọng hơn, chúng còn có thể gây ra tình trạng sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.

Bà bầu cần tránh/ăn hạn chế thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao như cá lớn, hải sản, gia vị, nước ngầm,… để bảo vệ sức khỏe cho mình và con yêu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm thiểu nguy cơ nhiễm thủy ngân:

  • Hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao và chọn những loại cá có ít thủy ngân hơn, như cá trích, cá hồi, hoặc tôm. Bà bầu nên ăn không quá 340g cá và hải sản mỗi tuần. (1)
  • Kiểm tra nguồn nước uống và nấu ăn để đảm bảo không có chứa thủy ngân hoặc các chất ô nhiễm khác.
  • Bà bầu nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.
  • Bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với những nguồn thủy ngân khác, như nhiệt kế thủy ngân, đèn huỳnh quang và một số loại thuốc có chứa thủy ngân.
  • Nếu có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm độc thủy ngân, như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, run rẩy,…, bà bầu cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Thực phẩm nguy cơ chứa các chất ô nhiễm

Mẹ bầu nên kiêng ăn thực phẩm có chứa các chất ô nhiễm như chì, dioxin, PCB (biphenyls polychlorinated) và các chất phụ gia độc hại khác. Bởi chúng có thể gây tổn thương cho các cơ quan và hệ thống thần kinh của trẻ, khiến bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc chậm tiếp thu sau khi lớn.

Theo báo cáo từ Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, những loại thực phẩm dễ bị nhiễm dioxin và PCB nhất là trứng gia cầm, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, sữa và thủy hải sản. Do đó, khi tìm mua các loại thực phẩm này, mẹ cần lựa chọn nguồn thịt uy tín, đạt các tiêu chuẩn về chăn nuôi sạch. Bên cạnh đó, mẹ cần thực hành sơ chế kỹ lưỡng, ăn chín, uống sôi để giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

4. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao

Bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? Đáp án chính là các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao. Mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao như bánh kẹo, mì, bánh mì, bánh quy, nước giải khát có đường. Việc tiêu thụ những thực phẩm này có thể góp phần làm tăng lượng đường huyết trong máu, khiến mẹ nhanh chóng bị thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan như tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường trong thai kỳ.

5. Bầu 3 tháng giữa kiêng ăn gì: Thực phẩm chứa nhiều muối

Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng giữa nên kiêng ăn thực phẩm nhiều muối. Tốt nhất, mẹ không nên tiêu thụ quá 5g muối / ngày. Nguyên nhân là vì thực phẩm chứa nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, đột quỵ, tim mạch và chứng phù nề mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều muối khi nấu ăn cũng có thể làm cho cơ thể mẹ bầu khó thải độc tố và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

6. Thực phẩm khiến táo bón thai kỳ nghiêm trọng hơn

Theo nghiên cứu, táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến xảy ra với hơn 35% mẹ bầu. Nếu bạn phát hiện bất kỳ thực phẩm nào có khả năng gây táo bón, hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn hàng ngày và thay thế bằng ngũ cốc, rau xanh, trái cây và rau củ quả tươi. Đồng thời, mẹ nên hình thành cho mình thói quen cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ táo bón.

Bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì?

Sau khi đã hiểu rõ về 6 nhóm thực phẩm mẹ bầu cần kiêng cữ, các chuyên gia dinh dưỡng tiếp tục khuyến cáo mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì có thành phần nằm trong danh sách 30 loại thực phẩm “đại kỵ” sau:

1. Bầu 3 tháng giữa không nên ăn thịt sống

Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn gì chứa thịt sống như nem chua, tré, giò chả, thịt xông khói, sashimi, sushi, thịt nguội,…. Bởi chúng có nguy cơ cao chứa những vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh như Salmonella, E.coli, Listeria và Toxoplasmosis. Những loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể thai phụ không chỉ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng mà còn gây nhiễm trùng não bộ thai nhi, từ đó dẫn đến dị tật bẩm sinh, thậm chí là gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

2. Trứng sống

Bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì chứa trứng sống, chẳng hạn như các loại trứng vịt, gà, ngỗng, trứng cút được nấu “lòng đào”. Nguyên nhân là vì chúng là nơi trú ẩn của Salmonella – một loại vi khuẩn độc hại có khả năng gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể, khuẩn Salmonella có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng ối, viêm màng não, sốt và tiêu chảy lúc vừa mới sinh.

3. 3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn cá sống

Các loại cá sống thường được dùng để làm sushi như cá hồi, cá ngừ, cá cam, cá trắm, cá mú,… có thể chứa các chất gây ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls (PCB) Nếu mẹ bầu ăn các loại cá này, chất ô nhiễm từ cá có thể lây lan vào cơ thể của mẹ gây nhiễm trùng hoặc gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

4. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Cá kiếm, cá thu vua, cá ngói, cá ngừ mắt to, cá cam nhám,… là những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu mẹ bầu ăn chúng quá nhiều sẽ khiến cho chất độc lọt vào cơ thể của thai nhi thông qua hệ tuần hoàn và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, phơi nhiễm thủy ngân có thể khiến trẻ bị nhẹ cân khi sinh ra, bị tổn thương tế bào thần kinh, giảm trí thông minh, khả năng học hỏi và suy luận.

5. Bầu 3 tháng giữa kiêng ăn sản phẩm sữa chưa tiệt trùng

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên tránh tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào chưa được tiệt trùng như sữa tươi, sữa chua, phô mai,… Bởi chúng có thể chứa các vi khuẩn gây nhiễm trùng như E.coli, Salmonella, Listeria,… Từ đó, tiêu thụ sản phẩm sữa động vật chưa qua tiệt trùng khiến cho mẹ bầu tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.

6. Các loại phô mai mềm

Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? Các loại phô mai mềm với lớp phủ màu trắng bên ngoài, chẳng hạn như Brie, Camembert và Chèvre thường được làm từ sữa không tiệt trùng, có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mẹ bầu có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn Listeria cao hơn người bình thường gấp 10 lần.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Listeria là một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng Listeriosis. Khi mẹ bầu ăn phô mai mềm, vi khuẩn có thể lan truyền sang thai nhi qua dây rốn dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

7. 3 tháng giữa thai kỳ nên kiêng ăn thịt và hải sản chế biến sẵn

Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn các loại thịt và hải sản chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, pate, tôm viên, cá viên,… Bởi chúng có thể chứa các chất bảo quản và phụ gia độc hại dễ gây hại cho thai phụ và bào thai trong bụng. Do đó, mẹ bầu nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi sống được chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm cho em bé.

8. Động vật có vỏ

Phụ nữ có bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? 3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,… Nguyên nhân là vì bên trong chúng có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân, PCB, dioxin, kháng sinh và chất bảo quản. Những chất này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi và gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm ở người mẹ.

Ngoài ra, khuẩn Clostridium botulinum – có trong ruột của các loại hải sản, có khả năng tạo ra độc tố botulinum, một chất độc thần kinh cực mạnh. Ngộ độc botulinum có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể bị mất nước, suy dinh dưỡng và sốc do ngộ độc. Điều này có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng máu, vô cùng nguy hiểm.

9. Thực phẩm chứa nhiều caffein

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tránh uống các loại thức uống giàu caffeine như cà phê, trà xanh, chè, socola, nước ngọt có gas… Bởi caffeine là một chất kích thích có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi, gây rối loạn nhịp tim của mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, uống quá nhiều caffeine cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé.

10. Bánh kẹo và các thực phẩm chứa nhiều đường

Để giúp thai nhi khỏe mạnh, bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì chứa nhiều đường như bánh kẹo và thực phẩm ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo và đồ ngọt mỗi ngày có thể là nguyên nhân khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, một số loại bánh kẹo cũng chứa các chất bảo quản và phẩm màu có thể gây hại đến thai nhi. Chính vì thế, nếu thèm ngọt, mẹ bầu chỉ nên ăn các loại trái cây tươi, sữa chua không đường hoặc món tráng miệng tự làm từ các nguyên liệu lành mạnh và ít đường để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

11. Thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều các chất làm ngọt nhân tạo khi mang thai có thể làm thay đổi sở thích với vị ngọt, từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và đái tháo đường của cả mẹ và bé về lâu dài. Do đó, mẹ bầu không nên lạm dụng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, đặc biệt là trong các sản phẩm nước giải khát 0 calo hoặc trong các loại bánh ngọt được quảng cáo không chứa calories trên nhãn thành phần.

12. Bia, rượu

Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì hoặc uống gì? Đáp án đó chính là bia và rượu. Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mẹ bầu sử dụng rượu trong khi mang thai có thể bị dị tật bẩm sinh và khuyết tật não bộ được gọi chung là hội chứng Rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASDs). Trẻ em sinh ra mắc chứng FASDs thường bị khuyết tật học tập, mắc các vấn đề về hành vi, chậm nói và rối loạn ngôn ngữ khi trưởng thành. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé mẹ bầu nên “nói không” với rượu bia.

13. Salad làm sẵn

Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì chứa nhiều rau sống, chẳng hạn như các loại salad làm sẵn, được đóng gói trong siêu thị. Mẹ nên hạn chế ăn các loại salad làm sẵn bởi chúng có thể chứa các vi khuẩn gây hại như Listeria monocytogenes và Salmonella. Nếu mẹ bầu ăn phải các thực phẩm chứa vi khuẩn này, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy.

Vì vậy, mẹ bầu nên tự chế biến salad tươi và vệ sinh thực phẩm kỹ càng để bảo vệ sức khỏe cho mình và em bé. Ngoài ra, các loại hoa quả tươi như đu đủ sống, dứa, táo dại là những loại trái cây bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

14. Rau mầm và giá sống

Các loại rau mầm và giá sống là những loại rau bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn. Bởi chúng thường có chứa các vi khuẩn gây hại như E. coli, Salmonella và Listeria có khả năng gây dị ứng, viêm nhiễm đường tiêu hóa và sốt rét. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều rau mầm và giá sống mỗi ngày còn gây ra hiện tượng khó tiêu, chứng bụng, làm cho cơ thể mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu.

15. Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Những loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thường có hàm lượng calo cao cùng với các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Chưa kể việc ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ và đường còn dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, gây khó khăn cho quá trình sinh nở và quá trình phát triển của thai nhi.

16. Mang thai 3 tháng giữa không nên ăn thức ăn cay nóng

Mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi,… có thể cảm thấy khó chịu, đau bụng và đầy hơi, thậm chí là trào ngược dạ dày. Không những thế, chúng còn là nguyên nhân gây tăng động mạch máu và động kinh, khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai và vô sinh.

Bà bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để mẹ và con đều khỏe?

Bà bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm:

  • Tinh bột: có nhiều trong gạo, mì, ngô, khoai,…
  • Chất đạm: có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ;…
  • Chất béo: được tìm thấy trong dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Vitamin, chất khoáng và chất xơ: có nhiều trong các loại trái cây, hoa quả tươi, rau có màu xanh đậm,…

Ngoài ra, nếu muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện, mẹ bầu cần bổ sung thêm các nhóm dưỡng chất quan trọng dưới đây trong suốt thời gian thai kỳ:

  • Canxi (1200 mg / ngày): Canxi đóng vai trò giúp xây dựng xương và răng cho bé đồng thời ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ. Bên cạnh đó, canxi còn giúp cơ thể phát triển và duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp và tim mạch cho cả mẹ và thai nhi. Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, kem,…).
  • Folate (600 mcg / ngày): Là hợp chất có tác dụng ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh. Chất này cũng cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào máu. Folate (axit folic) có nhiều trong gan động vật, các loại rau xanh thẫm, các loại hạt và đậu.
  • Omega 3: Omega-3 là một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Nó còn có tác dụng giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Omega 3 có nhiều trong dầu oliu, bơ thực vật, các loại hạt, đậu và các loại cá béo.
  • Protein và chất đạm: Protein là thành phần chính cấu thành nên cơ bắp và mọi tế bào sống của cơ thể. Trong quá trình mang thai, nhu cầu protein của mẹ bầu thường tăng lên để giúp tạo cơ, xương và tạo máu cho thai nhi. Protein thường có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.
  • Sắt (27 – 41.1 mg / ngày): Sắt giúp tạo ra tế bào máu , vận chuyển oxy và duy trì chức năng hô hấp cho cả mẹ bầu và thai nhi. Sự thiếu hụt sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò và các loại đậu đỗ.
  • Kẽm (6 – 20 mg / ngày): Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển xương và hệ thần kinh của thai nhi. Nó cũng cần thiết cho quá trình sản xuất và phục hồi tế bào. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa.
  • I-ốt (220 mcg / ngày): Đây là hợp chất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện não bộ của bé. Không những thế, i-ốt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp thai nhi. Thiếu i-ốt trong thời kỳ mang thai có liên quan đến sự suy giảm khả năng nhận thức, làm tăng nguy cơ mắc chứng đần độn ở trẻ sau khi sinh. I-ốt thường được bổ sung sẵn vào trong muối ăn nên mẹ không cần uống riêng thuốc bổ sung i-ốt.
  • Nước (1.6 – 2 lít / ngày): Việc uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa và hỗ trợ việc sản xuất máu nuôi dưỡng thai nhi. Bên cạnh đó, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Trên đây là danh sách 16 loại thực phẩm “đại kỵ” giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì. Trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngoài việc kiêng kỵ những thực phẩm không tốt, mẹ bầu cũng cần phải tập trung vào việc ăn đa dạng thực phẩm và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc chưa biết cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học trong thời kỳ mang thai, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Cuối cùng, Nutrihome xin chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×