Các mẹ đang lo lắng có bầu ăn lá é được không và cách sử dụng đảm bảo an toàn thì đọc ngay bài viết dưới để được giải đáp chi tiết nhé!
Lá é có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Lá é hay còn gọi là “tiến thực, é trắng, húng lông” cùng một phân loài với rau húng quế. Hình dạng bên ngoài và mùi thơm cũng khá giống với húng quế nên có rất nhiều người nhầm lẫn với 2 loại cây này.
Lá é có mùi thơm, cay nhẹ và mang tính ấm. Thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn hoặc sử dụng nhiều trong các phương thuốc chữa bệnh theo phương pháp y học như: chữa phong thấp, ngừa ung thư sớm, cảm phong hàn, đau dạ dày…
Thành phần hóa học của lá é chủ yếu là tinh dầu, bao gồm các hoạt chất: citral, citronellal, và một số loại khác. Nhờ đó, nghiên cứu chỉ ra lá é có các tác dụng đối với sức khỏe như sau:
- Ngăn ngừa ung thư: Trong tinh dầu lá é chứa các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ (chavicol, flavonoid…), tạo thành “rào chắn” ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do. Đó là lý do vì sao lá é có tác dụng ngăn ngừa ung thư sớm.
- Tốt cho tim mạch: Lá é có tính chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tránh hình thành máu đông ở thành mạch để hạn chế bệnh tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, sử dụng lá é đúng cách còn hỗ trợ máu lưu thông đến tim thuận lợi, bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
- Giảm ho, hạ sốt: Dùng lá é nấu lên cùng với một số loại rau thơm khác để giảm các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đau đầu và viêm họng là phương thuốc từ dân gian của các thầy thuốc đông y. Hiện tại vẫn có nhiều người làm theo vì nó có hiệu quả mà lại không độc hại gì.
- Hỗ trợ giảm đau dạ dày: Bản chất lá é có tính ấm, nên khi uống nước lá é sẽ giúp dạ dày giảm co thắt, tiêu hơi và khắc phục tình trạng táo bón rất tốt.

Bà bầu ăn lá é được không?
Bầu không nên ăn lá é, đặc biệt là bầu 3 tháng đầu tiên. Bởi lá é mang tính nóng, có tác dụng hoạt huyết nên nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ có nguy cơ bị động thai. Nếu quá thèm, chỉ cho một vài lá vào để tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn.
Dù chỉ thêm một vài lá vào món ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Vì bên ngoài của lá é nhìn có vẻ rất sạch nên mọi người thường chủ quan không vệ sinh kỹ, dẫn đến việc tồn tại ký sinh trùng và vi khuẩn khi ăn. Vậy nên cần lưu ý làm sạch trước khi ăn nhé!
- Thêm nữa, không nên ăn lá é gần thời điểm uống thuốc và kiêng hẳn 2 tuần trước khi sinh con (ngày dự sinh). Ngoài ra, khi dùng lá é cần bổ sung đủ nước vì nó hút nước mạnh, có thể gây tắc ruột và nhuận trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Một số loại rau thơm mẹ bầu không nên ăn
Trong “9 tháng 10 ngày” mang thai, các chị em sẽ rất đau đầu về vấn đề ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ và bé. Đặc biệt, bầu 3 tháng đầu là thời điểm thai nhi chưa ổn định, mẹ nên tránh ăn một số loại rau thơm sau để hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra:
- Giá đỗ sống: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn các loại rau mầm, món phổ biến nhất là giá đỗ sống. Trong giá đỗ thường xuyên xuất hiện vi khuẩn listeria ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh nên rất nguy hiểm cho thai phụ.
- Rau răm: Rau răm có chứa hoạt chất gây co thắt tử cung, thiếu máu dẫn đến nguy cơ bị sảy thai. Vì thế, mẹ bầu nên sử dụng một lượng “rất rất” ít hoặc tốt nhất là kiêng hẳn.
- Rau bạc hà: Rau bạc hà, tinh dầu bạc hà có tác động tiêu cực đến thai phụ, vậy nên cần loại bỏ hẳn khỏi thực đơn ăn uống trong cả 9 tháng. Sử dụng bạc hà có khả năng tác động co thắt tử cung, chảy máu kinh nguyệt gây động thai và thậm chí là sảy thai.
- Rau húng quế: Rau húng quế có cùng phân loại với lá é, chứa nhiều tinh dầu và mang tính nóng. Vì thế nên hạn chế tối đa 2 loại rau này trong thời gian bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Như vậy, Sinh Con Theo Ý Muốn đã giải đáp cho chị em về thắc mắc bầu ăn lá é được không? và các loại rau thơm nên hạn chế sử dụng. Hy vọng sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin bổ ích để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và đưa ra cho bé lộ trình phát triển hoàn hảo nhất.