Sản phẩm số 1 về tăng cường miễn dịch thai kỳ cho mẹ bầu

Bà bầu bị ngứa toàn thân: Làm sao để giảm ngứa mà không gây hại da?

Về cơ bản, bà bầu ngứa da không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bởi nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa toàn thân đa phần là do rối loạn nội tiết trong cơ thể người mẹ, do sự gia tăng của hormone estrogen hoặc do thai nhi phát triển, cơ thể tăng cân khiến da vùng bụng, đùi, ngực… bị rạn, gây ngứa.

Tuy nhiên, bà bầu bị ngứa khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ, đặc biệt là nếu bị ngứa khi mang thai tháng cuối.

Ứ mật thai kỳ là tình trạng mà mật (một chất lỏng được tạo ra ở gan giúp hệ tiêu hóa phân giải chất béo) không lưu thông bình thường trong các ống dẫn mật của gan đi vào đường tiêu hóa mà ứ lại đi vào máu tới tích tụ lại trong da, gây ngứa ngáy dữ dội toàn thân. Tình trạng này không gây phát ban nhưng khiến da ửng đỏ, đau rát với những vết xước nhỏ do gãi nhiều và đi kèm với tình trạng chán ăn, mệt mỏi, vàng da.

Theo các chuyên gia, tình trạng mẹ bầu ứ mật trong thai kỳ sẽ biến mất trong vài ngày sau sinh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu bị ứ mật thai kỳ có thể bị sinh non. Do đó, nếu bà bầu bị ngứa toàn thân đi kèm với các dấu hiệu trên thì cần gặp bác sĩ để có cách điều trị sớm.

Bên cạnh việc tăng cân, thay đổi hormone, còn có một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị ngứa, chẳng hạn như Mề đay, sẩn ngứa (PUPPP). Đây là bệnh thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ và không ảnh hưởng nhiều đến bé cưng trong bụng.

Bà bầu bị ngứa toàn thân: Làm sao để giảm ngứa mà không gây hại da?

bà bầu bị ngứa toàn thân

Bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao, bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu, bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao? Câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mà sẽ có các giải pháp khác nhau.

Nếu nguyên nhân gây ngứa khi mang thai là do mắc chứng ứ mật thai kỳ, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ cho đến khi em bé chào đời. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn uống các loại thuốc, bôi để giảm ngứa hoặc các loại kem dưỡng da an toàn. Tình trạng ứ mật trong gan còn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin K, do đó bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin K nếu cần thiết.

Nếu chỉ bị ngứa do khô và rạn da, bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản sau để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu:

1. Có bầu bị ngứa không nên cào, gãi

Bà bầu bị ngứa khắp người phải làm sao, có nên gãi không? Một trong những sai lầm mà nhiều bà bầu bị ngứa hay mắc phải là “gãi cho đã cơn ngứa’. Thực tế, bạn càng gãi thì lại càng ngứa và càng làm cho vùng da sẩn ngứa lan rộng, lâu dần có thể để lại sẹo, thậm chí là làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da. Do đó, thay vì gãi, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc một chiếc khăn mát chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những bộ quần áo rộng, làm từ các loại vải tự nhiên như cotton để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da, gây kích ứng và khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời cũng nên tránh tắm nước nóng, vì nước nóng có thể làm khô da khiến cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.

suanoncolosence Company Inc

Website: https://suanoncolosence.com

Facebook: https://facebook.com/suanoncolosencecom

Twitter: @suanoncolosencecom

Copyright © 2023 | Design by Sữa non Colosence

×
×