Giải đáp: Bà bầu ăn đu đủ chín được không?

Nội dung

I. Giải đáp: Bầu ăn đu đủ chín được không?

II. Hướng dẫn cách ăn đu đủ chín tốt nhất cho bà bầu

III. Lời kết

Đu đủ là một loại trái vô cùng phổ biến tại các quốc gia miền nhiệt đới như Việt Nam. Ngoài phổ biến, loại quả này còn cực kì dinh dưỡng khi có chứa đến hàng chục loại vitamin, khoáng chất, vi lượng khác nhau như: vitamin C, caroten,vitamin B1, B2, các acid gây men, kali, canxi, magiê, sắt và kẽm…

Tuy nhiên, từ xa xưa kinh nghiệm của các bà các mẹ truyền tai nhau lại rằng, bầu không nên ăn đu đủ, bởi loại quả này có thể gây đau bụng dữ dội cho mẹ, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Đó là về kinh nghiệm đúc kết được, còn về phía khoa học hiện đại có lý giải hiện tượng này như sau:

Trong đu đủ, đặc biệt là nhựa của cả quả, thân và lá cây đều có chứa Papain – chất có hoạt động gần giống như prostaglandin (một chất nội sinh hoặc chất riêng của cơ thể) và oxytocin (loại hormone do tuyến yên của não tiết ra), mà cơ thể tạo ra để tạo nên những cơn co thắt bắt đầu hành trình chuyển dạ khi sinh.

Nếu prostaglandin và oxytocin cùng tồn tại nhiều trong cơ thể ở thời điểm sắp sinh thì đây là một dấu hiệu tốt, giúp mẹ chuyển dạ nhanh và sinh em bé dễ dàng hơn. Nhưng, trong trường hợp chúng tồn tại nhiều trong cơ thể vào thời điểm trước khi đến ngày sinh thì có thể trở thành thủ phạm gây các cơn chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non hoặc sớm hơn nữa có thể dẫn đến hiện tượng đẩy thai ra ngoài làm sảy thai.

Ngoài tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, Papain còn có thể tác động làm suy yếu các màng quan trọng của thai nhi, khiến việc tồn tại của con ở trong tử cung của mẹ trở nên khó khăn hơn. Và trong nhiều báo cáo từ các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy, hiện tượng chảy máu hoặc xuất huyết từ mép của thai nhi cũng có thể do thói quen thường ăn đu đủ sống trong thời kỳ mang thai sau này.

Do đó, có thể đi đến kết luận, đu đủ là một loại trái không tốt đối với sức khỏe mẹ bầu. Nhưng phải đính chính là đu đủ xanh, bởi tại thời điểm này trái chứa rất nhiều nhựa nên hàm lượng Papain tồn tại cũng rất cao. Tuy nhiên, khi chín đã có nhiều sự thay đổi chất bên trong quả, lượng nhựa đã giảm đi nhiều nên hàm lượng Papain cũng giảm đi đáng kể.

Vì thế, nếu muốn ăn loại trái này trong kỳ mang thai, mẹ bầu chỉ cần kiêng khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Đến tam cá nguyệt thứ 2 có thể bắt đầu sử dụng, nhưng chỉ ăn đu đủ chín với lượng nhỏ để tránh việc đưa quá nhiều Papain vào cơ thể.

Có thể khi còn xanh hoặc ở 3 tháng đầu của thai kỳ đu đủ là loại quả có hại. Nhưng từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, nếu biết cách sử dụng, đu đủ chín sẽ trở thành một nguồn bổ sung sinh dưỡng có lợi đối với thai kỳ.

Bởi như đã chia sẻ, đu đủ chín rất đa dạng về thành phần dinh dưỡng, đặc biệt trong đó phải kể đến lượng vitamin C và caroten rất cao. Cụ thể, trong 100g đu đủ chín có chứa đến 2.100 mcg beta caroten, 74-80 mg vitamin C.

Beta caroten được biết đến là một tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – chất có kết nối trực tiếp đến sự sáng khỏe của đôi mắt không chỉ của mẹ và cả thai nhi. Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của cả mẹ trong quá trình thai nghén nhạy cảm. Cùng với đó, là bổ sung các vitamin B1, B2, khoáng chất như kali, magiê, sắt, kẽm và canxi cho bà bầu để có được thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Ăn đu đủ chín, mẹ bầu lên lựa những trái chín mềm sẽ đảm bảo lượng nhựa còn tồn tại trong thịt quả là thấp nhất. Sử dụng, mẹ có thể gọt sạch lớp vỏ, bỏ hạt rồi ăn trực tiếp thịt quả đu đủ chín hoặc xay sinh tố dùng cho các bữa ăn phụ.

Làm sinh tố đu đủ chín, ngoài việc chỉ xay đu đủ không, mẹ bầu có thể kết hợp thêm với nhiều loại trái khác để tăng thêm vị thơm ngon, hấp dẫn như: sinh tố đu đủ + cà chua; sinh tố đu đủ + bơ; sinh tố đu đủ + táo…

Cách làm sinh tố đu đủ chín

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/4 trái đu đủ chín

  • 1 hộp sữa chua hoặc 100ml sữa tươi không đường

Thực hiện:

  • Đu đủ bỏ hạt, lấy phần thịt cắt khúc nhỏ

  • Cho cả đu đủ và sữa vào xay nhuyễn thành hỗn hợp

Cách làm sinh tố đu đủ kết hợp loại quả khác

Liên quan tới bài viết này Tại sao mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh?

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/4 trái đu đủ chín

  • 1 quả cà chua cỡ vừa hoặc 10 quả cà chua bi/ hoặc 1 quả bơ lớn / hoặc 1 quả táo lớn

  • Sữa tươi không đường

Thực hiện:

  • Sơ chế sạch và cắt thành nhiều miếng nhỏ các loại quả

  • Cho hỗn hợp đu đủ cùng một trong các loại quả muốn kết hợp cùng và sữa tươi vào xay nhuyễn​

Dùng sinh tố đu đủ, mẹ bầu chỉ nên uống 2-3 ly/tuần. Nên uống giữa hai bữa chính hoặc trước bữa ăn khoảng nửa giờ đồng hồ. Không nên uống sau bữa ăn, mẹ bầu sẽ gặp phải cảm giác đầy bụng, khó tiêu rất khó chịu.

Ngoài việc không nên uống quá lạnh, mẹ bầu cũng không nên bỏ sinh tố vào tủ đá để đóng băng thành kem lạnh ăn. Vì bên cạnh vấn đề bị ảnh hưởng xấu do lạnh, quá trình đông sinh tố thành kem còn tác động tiêu cực đến chất lượng thành phần dinh dưỡng của loại thức uống dinh dưỡng này.

Vậy là vấn đề “bầu ăn đu đủ chín được không?” đã có lời giải đáp vô cùng thuyết phục bởi các chuyên gia đến từ Nhà thuốc 365. Trong quá trình tìm hiểu về những thực phẩm mẹ bầu nên ăn và nên kiêng còn điều gì thắc mắc, hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp đến chúng tôi theo hotline: 1800 62 84 để được giải đáp ngay nhé!

Related Posts

Bà bầu ăn đu đủ xanh được không, có tốt không?

Đu đủ xanh là một loại quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ về bệnh tim…

Tại sao mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh?

Các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Để mẹ khỏe thai nhi phát…

Ăn bao nhiêu đu đủ xanh thì sảy thai?

Hiện nay, có nhiều nguồn thông tin cho rằng ăn đu đủ xanh có thể là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Vậy thực hư chuyện…

Bà bầu ăn đu đủ chín được không và những lưu ý quan trọng

Ngon, bổ, rẻ là những ưu điểm rất nổi bật của quả đu đủ. Đó cũng chính là lý do vì sao loại quả này lại được…